Kết thúc THXT của ĐGH Gioan Phaolô II:
Những Gợi Ý để thấu hiểu sự Hấp Dẫn Đồng Phái và các Hành Vi Đồng Tính Luyến Ái
Chúng ta không thể kết thúc loạt bài tìm hiểu nền THXT của ĐGH Gioan Phaolô II nếu không đề cập đến một vấn đề gai góc khác rất thời đại, rất nổi đình nổi đám, không chỉ đang xuất đầu lộ diện từ mọi ngóc ngách, mà còn như đang tự hào vươn lên xác định vị thế và đang cố gắng dành giật từng tấc từng gang đất sống trên mặt trận nhân sinh và pháp lý, trên quy mô quốc gia cũng như quốc tế: đó là vấn đề đồng phái. Trong bối cảnh này xin được giới thiệu cùng bạn đọc bản lược dịch bài phân tích có tựa đề nêu trên do James G. Knapp, S.J., đăng trên trang nhà christendom-awake.org vào ngày mùng 8 tháng 12 năm 2003 luận bàn về vấn đề đồng phái nhin qua lăng kính của nền THXT thời danh của ĐGH Gioan Phaolô II.
Dẫn Nhập
Vấn đề tính dục đồng phái-hấp dẫn đồng phái (thường gọi là ‘đồng tính luyến ái-không phải là một vấn đề mới mẻ gì. Người ta đã tốn nhiều giấy mực để nói về sự hiện diện của nó trong lịch sử con người. Giáo Lý Hội Thánh Công giáo (CCC) định nghĩa “đồng tính luyến ái” là những “liên hệ giữa những người nam hoặc những người nữ; họ cảm thấy sức quyến rũ về tính dục một cách mạnh hơn hẳn, hoặc một cách độc chiếm, đối với những người cùng giới tính. Nó đã mặc lấy những hình thức rất khác nhau qua các thế kỷ và nơi những văn hóa khác nhau.” (CCC 2357--bản dịch của TTĐ, VN, 1993)
Vấn đề hấp dẫn đồng phái đã trở thành công khai và gây nhiều tranh cãi hơn kể từ khi bùng nổ trào lưu “giải phóng tình dục” tại Tây Phương vào thập niên 60 và 70. Nhờ tầm ảnh hưởng của truyền thông đại chúng mà vấn đề dục tính đồng phái đã trở thành công khai cùng với văn hóa phụ của chúng. Hầu hết các chương trình vô tuyến truyền hình tại Hoa Kỳ phát sóng trong giờ cao điểm đều nêu vấn đề hàng tuần, thông thường đều coi lối sống đồng phái như là một lựa chọn khác giữa muôn ngàn chọn lưạ. “Đồng phái nam” đã dần được chấp nhận và trong những năm gần đây đã trở thành thời trang nổi bật. Có những nhóm còn cho rằng là một giáo dân Công giáo thì vẫn có thể theo một lối sống tính dục đồng phái tích cực được. Hình ảnh các thành viên trong nhóm “Công giáo Đồng phái Nam và Nữ” đi bộ trong những buổi diễn hành ngày càng trở nên bình thường tại nhiều thành phố. Một số tiểu bang đã thay đổi luật để đề phòng “kỳ thị” trên căn bản “xu hướng tính dục.” Một số quốc gia Tây phương và tiểu bang Hoa Kỳ còn cấp cho kiểu sống chung đụng đồng phái một tính cách hợp pháp. Tại một vài tiểu bang, các cặp đồng phái còn có quyền nhận con nuôi nữa.
Hiện nay có cả một chiến dịch với tổ chức quy mô và được tài trợ đầy đủ đang vận động giới làm luật và tòa án tái định nghĩa thể chế dân sự “gia đình” một cách hợp pháp. Quyết định mới đây của Tòa Thượng Thẩm Massachusetts là một bước quyết định đối với những ai đang cổ võ cho một sự thay đổi. Ngay giữa lòng Hội Thánh Công giáo cũng thấy những nhóm ủng hộ đồng phái đang vận động tìm một thay đổi tương tự trong cách Hội Thánh thấu hiểu về hôn nhân xét như một bí tích.
Nhờ kinh nghiệm của một giáo sư Trung Học và tuyên uý cho nhóm trẻ “Courage, tôi đã có được ý thức sâu xa về các vấn đề này. Thiết tưởng thật là chính xác nếu bảo rằng hầu hết giới thanh niên Công Giáo ngày nay không thấu hiểu giáo huấn của Hội Thánh về tính dục đồng phái. Họ có thể bảo rằng Hội Thánh chỉ “chống lại” các hành vi dục tính đồng phái, chứ không hề chống lại con người đồng phái. Nhưng hầu như trong mọi trường hợp họ không hề hiểu tại sao Hội Thánh lại dậy dỗ như thế. Sự ngu dốt này càng gia tăng khi được phương tiện truyền thông hỗ trợ triệt để. Nhiều giới trẻ Công giáo tôi có dịp quen biết thì lại vừa gánh chịu sự ngu dốt, lại vừa no ứ những “món xào nấu đồng phái” mà truyền thông dọn ra hàng ngày. Họ có cảm tưởng là Hội Thánh vừa thiếu cảm thông lại vừa “lạc hậu.” Tôi cho rằng điều này cũng đúng cả cho giới thanh niên Công giáo nữa.
Trào lưu thần học gọi là “Thần Học Xác Thân” (THXT) cũng không được nhiều giáo dân Công giáo Hoa Kỳ biết đến. Cách đây gần ba mươi năm, ĐGH Gioan Phaolô II đã đưa ra những giáo huấn này trong một chuỗi những huấn từ khi tiếp kiến công chúng vào trưa Thứ Tư hàng tuần. Một số suy tư của ngài đã chảy tràn xuống toà giảng và những bục giảng đường của Hội Thánh. Nhưng còn phải mất nhiều công sức nữa mới loan báo được đoạn “Tin Mừng” này, cũng như mới biến nó trở nên một phần chất liệu dệt thành đời sống Công giáo.
Bài viết này muốn trải rộng suy tư về các vấn đề nêu lên từ sự hấp dẫn đồng phái và các hành vi đồng phái nhìn dưới ánh sáng nền THXT của ĐGH Gioan Phaolô II. Mục tiêu là áp dụng những đề mục then chốt của nền THXT vào trong những vấn đề này, trong khi cậy nhờ vào bản văn của các huấn từ cũng như số lượng ngày càng gia tăng các suy tư thần học xét về quan điểm và ý nghĩa của thân xác con người, của dục tính và của mối quan hệ vợ chồng.
Giáo Huấn Hội Thánh về sự hấp đẫn đồng phái và hành vi đồng tính luyến ái
Ta hãy bắt đầu bằng việc khảo sát Giáo Huấn Hôi Thánh Công giáo về đồng phái như đọc thấy trong Sách Giáo lý Công giáo. Như đã trích dẫn trong phần Dẫn Nhập, sau khi đưa ra định nghĩa, bản văn nhận định rằng các nguyên nhân của xu hướng đồng phái thì không rõ ràng: “Nguồn gốc tâm lý của nó vẫn còn chưa thể giải thích được.” Dựa trên Thánh Kinh, Truyền thống Hội Thánh luôn luôn tuyên bố rằng “những hành vi đồng tính luyến ái là thác loạn từ bản chất của chúng. Những hành vi này nghịch với luật tự nhiên. Chúng đóng cửa không cho hành vi tính dục ban tặng sự sống. Chúng không xuất phát từ một sự bổ khuyết cho sinh hoạt tình cảm và tính dục thật sự. Chúng không thể được chấp nhận trong bất cứ trường hợp nào.” (CCC 2357) Sách Giáo Lý còn thêm rằng những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái “phải được người ta đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Người ta phải tránh tất cả những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ.” (CCC 2358) Sau cùng, “những người đồng tính luyến ái được kêu gọi giữ sự khiết tịnh. Nhờ những nhân đức của sự tự làm chủ được mình, tức những nhân đức giáo dục cho tự do nội tâm, và đôi khi nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi, nhờ lời cầu nguyện và ân sủng các bí tích, họ có thể và phải dần dần và cương quyết tới gần sự trọn hảo Kitô giáo.” (CCC 2359)
Trong một lá thư nói về “Việc Chăm Lo Mục Vụ đối với người Đồng Phái,” Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin khẳng định rằng sự hấp dẫn đồng phái, tuy không phải là tội lỗi, “nhưng là một khuynh hướng mãnh liệt hướng đến một sự ác luân lý tự bản chất và do đó chính cái xu hướng này phải được coi như một thác loạn khách quan.” [1] William E. May cho rằng lối dụng từ “thác loạn khách quan” không áp dụng cho hành vi, mà áp dụng cho chính khuynh hướng: “Thiết tưởng cần coi khuynh hướng như một biểu thị biệt loại của tính lăng loàn vốn phát xuất từ nguyên tội và dẫn đến tội, nhưng tự nó không phải là tội, cũng y như các khuynh hướng bạo lực và chè chén say sưa.” [2] Bài báo tuyệt vời của John Finnis cống hiến một giải thích toàn bộ về sự “thác loạn” của các hành vi đồng phái, và minh chứng tại sao hạn từ này là một mô tả chính xác về tình trạng luân lý.” [3]
Giáo huấn truyền thống của Hội Thánh đặt trên nền tảng Thánh Kinh. Với Kitô hữu, Thánh Kinh luôn luôn được đọc trong ánh sáng của niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô. Vì lý do này mà Cựu Ước và Tân Ước được đọc trong tương quan với nhau, chứ không bìệt lập nhau. Với người Công giáo, chân lý mạc khải được cảm nhận trong Thánh Kinh, Thánh Truyền, và Huấn Quyền, tức sự hướng dẫn của giáo huấn Hội Thánh. Cả ba hòa quyện với nhau để thông truyền sự thật về con người và sự thật về Thiên Chúa.
ĐGH Gioan Phaolô II khởi sự giảng dậy về nền THXT bằng cách trích dẫn một vài đoạn trong sách Sáng Thế. Cuối bài này, ta sẽ thấy ngài khai triển các đoạn trích dẫn này như thế nào đồng thời minh chứng các trích đoạn ấy đã soi sáng kế hoạch Thiên Chúa về dục tính con người như thế nào.
“Lúc khởi đầu…Thiên Chúa phán: ‘Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta.’ Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình; Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa; Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: ‘Hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất’…Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp” (St. 1: 26-28, 31).
Trong chương hai sách Sáng Thế, ta thấy người nam và người nữ liên kết với nhau ngay từ đầu, bởi vì Thiên Chúa tạo dựng Evà ‘từ Ađam.’ Phản ứng của Ađam thật có ý nghĩa: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi.” Họ được tạo dựng “cho nhau.” Các trích đoạn này cho thấy kế hoạch của Thiên Chúa: ta được tạo dựng có nam có nữ, và mối quan hệ của hai người thì phong phú bởi sẽ mang lại kết quả nơi con cái. Việc Thiên Chúa tạo dựng người nam người nữ chính là khởi điểm để thấu hiểu dục tính con người. Kế hoạch của Thiên Chúa được hoàn thành trong hiệu quả của mối quan hệ nam-nữ. Chúa Giêsu đã thấy rõ tính cách lề luật trong mối quan hệ mà Thiên Chúa tạo dựng từ “lúc khởi đầu.”
Nhiều đoạn văn Cựu và Tân Ước khác cũng chứa đựng các giáo huấn về mối quan hệ nam nữ, về dục tính và hôn nhân. Một số đoạn nói rõ về đồng tính luyến ái. Đó là những đoạn được trích dẫn bởi sách Giáo Lý Công Giáo, và bởi Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Các đoạn này là St 19:1-29, Levi 18:22 và 20:13, Rm 1:24-27, 1Cor 6:10, 1Tim 1:10. Theo Sách Giáo Lý, Thánh Kinh dậy rằng các hành vi đồng tính luyến ái là “những hành vi suy đồi nghiêm trọng.” (CCC 2357).
Câu truyện thành Sôđôm nói đến một tội ‘thật nặng nề’ và ‘vang thấu tới trời’ (St 18:20-19:29). Truyền thống Công Giáo thường hiểu đoạn văn này như bao hàm một kết án đối với những đàn ông muốn có quan hệ tình dục với những khách đàn ông của ông Lót. Đoạn sách Lêvi bao hàm các qui luật luân lý và sự thanh khiết tôn giáo. Trong thư Rôma, thánh Phaolô lên án hạnh kìểm những người nam đã làm đen tối tâm trí mình trước sự thật của Thiên Chúa. “Vì thế, Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục vọng mà làm những điều ô uế, khiến thân thể họ ra hư hèn…Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục tình đồi bại. Đàn bà không quan hệ theo lẽ tự nhiên, mà lại làm điều trái tự nhiên. Đàn ông cũng vậy, không quan hệ với đàn bà theo lẽ tự nhiên, mà lại đem lòng thèm muốn lẫn nhau: đàn ông bậy bạ vời đàn ông. Như vậy là chuốc vào thân hình phạt xứng với sự lầm lạc của mình (Rm 1:24-27).
Trong Thư thứ nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô, Phaolô liệt những kẻ đồng tính luyến ái vào số những người “sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp” (1Cor 6:10). Thư thứ nhất gửi Timôtê cũng mang cùng một thông điệp dành cho những kẻ ‘dâm dật’ (1Tim 1:10).
Kevin Miller đã đánh giá những lời lên án của Thánh Kinh dành cho hành vi đồng tính luyến ái và bình luận về quan điểm của một số người đã ‘giải thích lại’ lối hiểu lâu đời của Hội Thánh về những đoạn văn này như sau: “Trái với những giải thích của nhóm chủ trương xét lại hiện nay, tôi đã lập luận rằng những đoạn sách Cựu và Tân Ưóc được Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin trích dẫn thì quả đúng là đã lên án các hành vi đồng tính luyến ái; các đoạn sách ấy quả là ăn khớp và được giả định bởi chính cái côt lõi của Sứ Điệp Tân Ước về ơn gọi đức ái của ta trong Chúa Kitô. [4]
______________________________________________________________________
[1] Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, “Thư về Mục Vụ Chăm Sóc Người Đồng Tính Luyến Ái,” (Boston: nxb Pauline, 1998), #3, 3.
[2] William E. May, “Về Bất Khả Thể của Hôn Nhân Đồng Phái: Duyệt lại Giáo Huấn Công giáo,” Tam Cá Nguyệt San Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Toàn Quốc 4.2 (Hè 2004) 303-316
[3] John Finnis, “Một Hành Vi Thác Loạn Tự Bản Chất,” trong Harvey & Bradley, Hấp Dẫn Đồng Phái: Bản Hướng Dẫn Phụ Huynh (South Bend, IN: St. Augustine, 2003), 89-99
[4] Kevin Miller, “Thánh Kinh và Đồng Tính Luyến Ái,” trong Harvey & Bradley, Hấp Dẫn Đồng Phái: Bản Hướng Dẫn Phụ Huynh (South Bend, IN: St. Augustine, 2003), 71
(còn tiếp)
Những Gợi Ý để thấu hiểu sự Hấp Dẫn Đồng Phái và các Hành Vi Đồng Tính Luyến Ái
Chúng ta không thể kết thúc loạt bài tìm hiểu nền THXT của ĐGH Gioan Phaolô II nếu không đề cập đến một vấn đề gai góc khác rất thời đại, rất nổi đình nổi đám, không chỉ đang xuất đầu lộ diện từ mọi ngóc ngách, mà còn như đang tự hào vươn lên xác định vị thế và đang cố gắng dành giật từng tấc từng gang đất sống trên mặt trận nhân sinh và pháp lý, trên quy mô quốc gia cũng như quốc tế: đó là vấn đề đồng phái. Trong bối cảnh này xin được giới thiệu cùng bạn đọc bản lược dịch bài phân tích có tựa đề nêu trên do James G. Knapp, S.J., đăng trên trang nhà christendom-awake.org vào ngày mùng 8 tháng 12 năm 2003 luận bàn về vấn đề đồng phái nhin qua lăng kính của nền THXT thời danh của ĐGH Gioan Phaolô II.
Dẫn Nhập
Vấn đề tính dục đồng phái-hấp dẫn đồng phái (thường gọi là ‘đồng tính luyến ái-không phải là một vấn đề mới mẻ gì. Người ta đã tốn nhiều giấy mực để nói về sự hiện diện của nó trong lịch sử con người. Giáo Lý Hội Thánh Công giáo (CCC) định nghĩa “đồng tính luyến ái” là những “liên hệ giữa những người nam hoặc những người nữ; họ cảm thấy sức quyến rũ về tính dục một cách mạnh hơn hẳn, hoặc một cách độc chiếm, đối với những người cùng giới tính. Nó đã mặc lấy những hình thức rất khác nhau qua các thế kỷ và nơi những văn hóa khác nhau.” (CCC 2357--bản dịch của TTĐ, VN, 1993)
Vấn đề hấp dẫn đồng phái đã trở thành công khai và gây nhiều tranh cãi hơn kể từ khi bùng nổ trào lưu “giải phóng tình dục” tại Tây Phương vào thập niên 60 và 70. Nhờ tầm ảnh hưởng của truyền thông đại chúng mà vấn đề dục tính đồng phái đã trở thành công khai cùng với văn hóa phụ của chúng. Hầu hết các chương trình vô tuyến truyền hình tại Hoa Kỳ phát sóng trong giờ cao điểm đều nêu vấn đề hàng tuần, thông thường đều coi lối sống đồng phái như là một lựa chọn khác giữa muôn ngàn chọn lưạ. “Đồng phái nam” đã dần được chấp nhận và trong những năm gần đây đã trở thành thời trang nổi bật. Có những nhóm còn cho rằng là một giáo dân Công giáo thì vẫn có thể theo một lối sống tính dục đồng phái tích cực được. Hình ảnh các thành viên trong nhóm “Công giáo Đồng phái Nam và Nữ” đi bộ trong những buổi diễn hành ngày càng trở nên bình thường tại nhiều thành phố. Một số tiểu bang đã thay đổi luật để đề phòng “kỳ thị” trên căn bản “xu hướng tính dục.” Một số quốc gia Tây phương và tiểu bang Hoa Kỳ còn cấp cho kiểu sống chung đụng đồng phái một tính cách hợp pháp. Tại một vài tiểu bang, các cặp đồng phái còn có quyền nhận con nuôi nữa.
Hiện nay có cả một chiến dịch với tổ chức quy mô và được tài trợ đầy đủ đang vận động giới làm luật và tòa án tái định nghĩa thể chế dân sự “gia đình” một cách hợp pháp. Quyết định mới đây của Tòa Thượng Thẩm Massachusetts là một bước quyết định đối với những ai đang cổ võ cho một sự thay đổi. Ngay giữa lòng Hội Thánh Công giáo cũng thấy những nhóm ủng hộ đồng phái đang vận động tìm một thay đổi tương tự trong cách Hội Thánh thấu hiểu về hôn nhân xét như một bí tích.
Nhờ kinh nghiệm của một giáo sư Trung Học và tuyên uý cho nhóm trẻ “Courage, tôi đã có được ý thức sâu xa về các vấn đề này. Thiết tưởng thật là chính xác nếu bảo rằng hầu hết giới thanh niên Công Giáo ngày nay không thấu hiểu giáo huấn của Hội Thánh về tính dục đồng phái. Họ có thể bảo rằng Hội Thánh chỉ “chống lại” các hành vi dục tính đồng phái, chứ không hề chống lại con người đồng phái. Nhưng hầu như trong mọi trường hợp họ không hề hiểu tại sao Hội Thánh lại dậy dỗ như thế. Sự ngu dốt này càng gia tăng khi được phương tiện truyền thông hỗ trợ triệt để. Nhiều giới trẻ Công giáo tôi có dịp quen biết thì lại vừa gánh chịu sự ngu dốt, lại vừa no ứ những “món xào nấu đồng phái” mà truyền thông dọn ra hàng ngày. Họ có cảm tưởng là Hội Thánh vừa thiếu cảm thông lại vừa “lạc hậu.” Tôi cho rằng điều này cũng đúng cả cho giới thanh niên Công giáo nữa.
Trào lưu thần học gọi là “Thần Học Xác Thân” (THXT) cũng không được nhiều giáo dân Công giáo Hoa Kỳ biết đến. Cách đây gần ba mươi năm, ĐGH Gioan Phaolô II đã đưa ra những giáo huấn này trong một chuỗi những huấn từ khi tiếp kiến công chúng vào trưa Thứ Tư hàng tuần. Một số suy tư của ngài đã chảy tràn xuống toà giảng và những bục giảng đường của Hội Thánh. Nhưng còn phải mất nhiều công sức nữa mới loan báo được đoạn “Tin Mừng” này, cũng như mới biến nó trở nên một phần chất liệu dệt thành đời sống Công giáo.
Bài viết này muốn trải rộng suy tư về các vấn đề nêu lên từ sự hấp dẫn đồng phái và các hành vi đồng phái nhìn dưới ánh sáng nền THXT của ĐGH Gioan Phaolô II. Mục tiêu là áp dụng những đề mục then chốt của nền THXT vào trong những vấn đề này, trong khi cậy nhờ vào bản văn của các huấn từ cũng như số lượng ngày càng gia tăng các suy tư thần học xét về quan điểm và ý nghĩa của thân xác con người, của dục tính và của mối quan hệ vợ chồng.
Giáo Huấn Hội Thánh về sự hấp đẫn đồng phái và hành vi đồng tính luyến ái
Ta hãy bắt đầu bằng việc khảo sát Giáo Huấn Hôi Thánh Công giáo về đồng phái như đọc thấy trong Sách Giáo lý Công giáo. Như đã trích dẫn trong phần Dẫn Nhập, sau khi đưa ra định nghĩa, bản văn nhận định rằng các nguyên nhân của xu hướng đồng phái thì không rõ ràng: “Nguồn gốc tâm lý của nó vẫn còn chưa thể giải thích được.” Dựa trên Thánh Kinh, Truyền thống Hội Thánh luôn luôn tuyên bố rằng “những hành vi đồng tính luyến ái là thác loạn từ bản chất của chúng. Những hành vi này nghịch với luật tự nhiên. Chúng đóng cửa không cho hành vi tính dục ban tặng sự sống. Chúng không xuất phát từ một sự bổ khuyết cho sinh hoạt tình cảm và tính dục thật sự. Chúng không thể được chấp nhận trong bất cứ trường hợp nào.” (CCC 2357) Sách Giáo Lý còn thêm rằng những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái “phải được người ta đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Người ta phải tránh tất cả những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ.” (CCC 2358) Sau cùng, “những người đồng tính luyến ái được kêu gọi giữ sự khiết tịnh. Nhờ những nhân đức của sự tự làm chủ được mình, tức những nhân đức giáo dục cho tự do nội tâm, và đôi khi nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi, nhờ lời cầu nguyện và ân sủng các bí tích, họ có thể và phải dần dần và cương quyết tới gần sự trọn hảo Kitô giáo.” (CCC 2359)
Trong một lá thư nói về “Việc Chăm Lo Mục Vụ đối với người Đồng Phái,” Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin khẳng định rằng sự hấp dẫn đồng phái, tuy không phải là tội lỗi, “nhưng là một khuynh hướng mãnh liệt hướng đến một sự ác luân lý tự bản chất và do đó chính cái xu hướng này phải được coi như một thác loạn khách quan.” [1] William E. May cho rằng lối dụng từ “thác loạn khách quan” không áp dụng cho hành vi, mà áp dụng cho chính khuynh hướng: “Thiết tưởng cần coi khuynh hướng như một biểu thị biệt loại của tính lăng loàn vốn phát xuất từ nguyên tội và dẫn đến tội, nhưng tự nó không phải là tội, cũng y như các khuynh hướng bạo lực và chè chén say sưa.” [2] Bài báo tuyệt vời của John Finnis cống hiến một giải thích toàn bộ về sự “thác loạn” của các hành vi đồng phái, và minh chứng tại sao hạn từ này là một mô tả chính xác về tình trạng luân lý.” [3]
Giáo huấn truyền thống của Hội Thánh đặt trên nền tảng Thánh Kinh. Với Kitô hữu, Thánh Kinh luôn luôn được đọc trong ánh sáng của niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô. Vì lý do này mà Cựu Ước và Tân Ước được đọc trong tương quan với nhau, chứ không bìệt lập nhau. Với người Công giáo, chân lý mạc khải được cảm nhận trong Thánh Kinh, Thánh Truyền, và Huấn Quyền, tức sự hướng dẫn của giáo huấn Hội Thánh. Cả ba hòa quyện với nhau để thông truyền sự thật về con người và sự thật về Thiên Chúa.
ĐGH Gioan Phaolô II khởi sự giảng dậy về nền THXT bằng cách trích dẫn một vài đoạn trong sách Sáng Thế. Cuối bài này, ta sẽ thấy ngài khai triển các đoạn trích dẫn này như thế nào đồng thời minh chứng các trích đoạn ấy đã soi sáng kế hoạch Thiên Chúa về dục tính con người như thế nào.
“Lúc khởi đầu…Thiên Chúa phán: ‘Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta.’ Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình; Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa; Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: ‘Hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất’…Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp” (St. 1: 26-28, 31).
Trong chương hai sách Sáng Thế, ta thấy người nam và người nữ liên kết với nhau ngay từ đầu, bởi vì Thiên Chúa tạo dựng Evà ‘từ Ađam.’ Phản ứng của Ađam thật có ý nghĩa: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi.” Họ được tạo dựng “cho nhau.” Các trích đoạn này cho thấy kế hoạch của Thiên Chúa: ta được tạo dựng có nam có nữ, và mối quan hệ của hai người thì phong phú bởi sẽ mang lại kết quả nơi con cái. Việc Thiên Chúa tạo dựng người nam người nữ chính là khởi điểm để thấu hiểu dục tính con người. Kế hoạch của Thiên Chúa được hoàn thành trong hiệu quả của mối quan hệ nam-nữ. Chúa Giêsu đã thấy rõ tính cách lề luật trong mối quan hệ mà Thiên Chúa tạo dựng từ “lúc khởi đầu.”
Nhiều đoạn văn Cựu và Tân Ước khác cũng chứa đựng các giáo huấn về mối quan hệ nam nữ, về dục tính và hôn nhân. Một số đoạn nói rõ về đồng tính luyến ái. Đó là những đoạn được trích dẫn bởi sách Giáo Lý Công Giáo, và bởi Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Các đoạn này là St 19:1-29, Levi 18:22 và 20:13, Rm 1:24-27, 1Cor 6:10, 1Tim 1:10. Theo Sách Giáo Lý, Thánh Kinh dậy rằng các hành vi đồng tính luyến ái là “những hành vi suy đồi nghiêm trọng.” (CCC 2357).
Câu truyện thành Sôđôm nói đến một tội ‘thật nặng nề’ và ‘vang thấu tới trời’ (St 18:20-19:29). Truyền thống Công Giáo thường hiểu đoạn văn này như bao hàm một kết án đối với những đàn ông muốn có quan hệ tình dục với những khách đàn ông của ông Lót. Đoạn sách Lêvi bao hàm các qui luật luân lý và sự thanh khiết tôn giáo. Trong thư Rôma, thánh Phaolô lên án hạnh kìểm những người nam đã làm đen tối tâm trí mình trước sự thật của Thiên Chúa. “Vì thế, Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục vọng mà làm những điều ô uế, khiến thân thể họ ra hư hèn…Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục tình đồi bại. Đàn bà không quan hệ theo lẽ tự nhiên, mà lại làm điều trái tự nhiên. Đàn ông cũng vậy, không quan hệ với đàn bà theo lẽ tự nhiên, mà lại đem lòng thèm muốn lẫn nhau: đàn ông bậy bạ vời đàn ông. Như vậy là chuốc vào thân hình phạt xứng với sự lầm lạc của mình (Rm 1:24-27).
Trong Thư thứ nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô, Phaolô liệt những kẻ đồng tính luyến ái vào số những người “sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp” (1Cor 6:10). Thư thứ nhất gửi Timôtê cũng mang cùng một thông điệp dành cho những kẻ ‘dâm dật’ (1Tim 1:10).
Kevin Miller đã đánh giá những lời lên án của Thánh Kinh dành cho hành vi đồng tính luyến ái và bình luận về quan điểm của một số người đã ‘giải thích lại’ lối hiểu lâu đời của Hội Thánh về những đoạn văn này như sau: “Trái với những giải thích của nhóm chủ trương xét lại hiện nay, tôi đã lập luận rằng những đoạn sách Cựu và Tân Ưóc được Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin trích dẫn thì quả đúng là đã lên án các hành vi đồng tính luyến ái; các đoạn sách ấy quả là ăn khớp và được giả định bởi chính cái côt lõi của Sứ Điệp Tân Ước về ơn gọi đức ái của ta trong Chúa Kitô. [4]
______________________________________________________________________
[1] Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, “Thư về Mục Vụ Chăm Sóc Người Đồng Tính Luyến Ái,” (Boston: nxb Pauline, 1998), #3, 3.
[2] William E. May, “Về Bất Khả Thể của Hôn Nhân Đồng Phái: Duyệt lại Giáo Huấn Công giáo,” Tam Cá Nguyệt San Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Toàn Quốc 4.2 (Hè 2004) 303-316
[3] John Finnis, “Một Hành Vi Thác Loạn Tự Bản Chất,” trong Harvey & Bradley, Hấp Dẫn Đồng Phái: Bản Hướng Dẫn Phụ Huynh (South Bend, IN: St. Augustine, 2003), 89-99
[4] Kevin Miller, “Thánh Kinh và Đồng Tính Luyến Ái,” trong Harvey & Bradley, Hấp Dẫn Đồng Phái: Bản Hướng Dẫn Phụ Huynh (South Bend, IN: St. Augustine, 2003), 71
(còn tiếp)