Phụ Trương THXT của ĐGH Gioan Phaolô II
TRẦN TRUỒNG MÀ KHÔNG XẤU HỔ:Thiên Chúa, Dục Tính, và Ý Nghĩa Cuộc Đời
(tiếp theo và hết)
MẦM MỐNG CĂN BỆNH
Gioan Phaolô trở thành nhà vô địch về đời sống, phẩm giá, và tự do con người, chính nhờ đã trải qua lò thử luyện ngập tràn chết chóc, đọa đầy và tàn bạo. Cảnh tượng khủng khiếp của thế giới này đã thúc bách ngài vật lộn với Thiên Chúa hầu tìm ra được câu trả lời cho những vấn nạn hóc búa nhất của cuộc đời. Làm thế nào? Tại sao? Điều gì khiến con người vốn được ban cho phẩm gía cao cả như Thiên Chúa mà đành phải uống cạn nuốt kiệt sự ác sống sượng?
Không hài lòng với những giải đáp nông cạn, ngài tìm đến tận ngọn nguồn cội rễ của vấn đề. Ngài muốn truy ra cái đầu mối của cả một chuỗi biến cố đã đưa con người đến hiện trạng hôm nay. Ngài muốn tiêu diệt tận căn mầm mống ung thư. Thế nhưng thứ ung thư này không nằm trong gan phổi hay xương tủy. Nó ngự trị trong tận đáy tim con người. Do đó, ngài đã cống hiến cả đời mình, không phải cho ngành y khoa, mà là cho khoa triết học và thần học.
Cái đầu mối của cả một chuỗi dây chuyền phát sinh ra sự dữ và chết chóc, bạn có biết ngài tìm thấy ở đâu không? Thưa chính là ở sự chối bỏ kế hoạch mà Thiên Chúa đã sắp đặt cho mầm sống và tình yêu chất chứa trong dục tính con người. Dục tính con người mạc khải điều này là: ta được mời gọi để khắc họa hình ảnh Thiên Chúa trong mối hiệp thông tình yêu ban phát mầm sống. Đây là “cơ sở nằm ở tầng sâu nhất của nền đạo đức và văn hóa con người” (Buổi triều yết ngày 22 tháng 10 năm 1980). Đây là mầm mống manh mối của tất cả mọi sự. Rồi ngài kết luận rằng đời sống, phẩm giá và sự quân bình của con người, vào từng khoảnh khắc của lịch sử và ở bất cứ nơi đâu trên mặt địa cầu, đều tùy thuộc ở mối giao tình đúng cách giữa hai phái tính. (Triều yết ngày 10 tháng 10 năm 1980)
KHÔNG MANG DẤU VẾT BÈ RỐI MANIKÊ
ĐGH Gioan Phaolô II đã ghi nhận rằng tất cả mọi xáo trộn luân lý đều phát xuất tối hậu từ sự bất trinh của một trái tim lăng loàn? (Triều Yết ngày 17 tháng 12 năm 1980, phần phụ lục) Có phải đúng như thế chăng? Một số người chắc sẽ bất đồng với lối lập luận này, nhưng ĐGH Gioan Phaolô xác tín mãnh liệt-như ngài viết trong tác phẩm xuất bản năm 1960, mang tưạ đề là ‘Tình Yêu và Trách Nhiệm’--rằng sự lẫn lộn trong luân lý dục tính “thì hàm chứa một nguy cơ có lẽ còn lớn hơn điều ta dự tưởng: nguy cơ của việc lẫn lộn các xu hướng căn bản và nền tảng của con người. Sự lẫn lộn này, ngài nói, “chắc chắn sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến toàn thể lập trường tâm linh của con người” (trang 66).
Gioan Phaolô không hề chủ trương phái tính tự nó là một điều đồi bại, hoặc là sự ác. Đó là chủ trương lạc giáo của nhóm mệnh danh là Manikê. Ngài nói rằng do bởi dục tính con người là một điều tốt đẹp và nền tảng trong kế hoạch của Thiên Chúa, thế nên sự xáo trộn trong tương quan phái tính--vốn là hoa quả đầu mùa của nguyên tội (xem St 3:7)-- tất sẽ đưa đến sự bất trật tự trong hết mọi tương quan. Nếu nhìn nhận rằng đã từng có nhiều nhà tư tưởng bị lây nhiễm ảnh hưởng Manikê nên đã đi đến chỗ miệt thị phái tính, thì điều này không có gì là xúc phạm đến Giáo Hội cả. Nhưng thật là một xúc phạm lớn nếu ta bảo rằng Gioan Phaolô cũng có tư tưởng tương tư như thế. Nền THXT của ngài chủ ý chống lại các sai lầm đó. Theo George Weigel, tiểu sử gia giáo hoàng, thì THXT “có thể coi là thời điểm quyết định để trừ khử con qủy Manikê ra khỏi nền thần học luân lý Công giáo” (Chứng Nhân Hy Vọng, trang 342)
Chủ đích của Gioan Phaolô là chứng minh rằng sự bất trật tự mà người nam và người nữ đều kinh nghiệm trong mối tương quan giữa họ thì không hề là tiếng nói cuối cùng dành cho dục tính con người. Đàng sau những mảnh lá vả là cả một kế hoạch tươi đẹp và huy hoàng của Thiên Chúa. Và như Gioan Phaolô đã nhấn mạnh, thì quyền lực chân thực của Chúa Kitô vẫn ngự trị nơi ta để giúp ta sống kế hoạch ấy, cho dù ta vẫn yếu đuối ươn hèn. Đây chính là điều mà chủ trương bè rối Manikê không thể nào nhận ra được.
NGỌN NGUỒN VĂN HÓA
Gioan Phaolô còn đi xa hơn nữa để chủ trương rằng khi sống theo kế hoạch nguyên thủy mà Thiên Chúa đã vạch sẵn cho dục tính chúng ta, thì ta đã hoàn thành chính cái ý nghĩa bản thân và hiện hữu của ta (Triều yềt ngày 16 tháng 1 năm 1980). Nhưng nói ngược lại thì cũng đúng: Nếu không sống theo sự thật của dục tính chúng ta, ta đã tự hủy mất rồi.
Nói một cách khác, nếu gia đình là tế bào nền tảng của xã hội, thì sự phối hợp phái tính chính là ngọn nguồn của văn hóa. Khi hướng về tình yêu và sự sống, nó sẽ tạo nên môt nền văn hóa của tình yêu và sự sống. Khi chống lại tình yêu và sự sống, phối hợp phái tính sẽ sản sinh ra một thứ văn hóa hưởng thụ và chết chóc. Đang nhiễm nặng căn bệnh ung thư, nếu biết tận dụng nền THXT của Gioan Phaolô, căn bệnh này sẽ bị đẩy lui, bởi vì nền THXT của Gioan Phaolô không chỉ là một liều thuốc chữa trị nhầt thời, nhưng là một bài thuốc hết sức công hiệu.
Theo Gioan Phaolô, tiếng gọi hướng về tình yêu hôn phối khắc họa trong dục tính chúng ta “chính là yếu tố nền tảng của hiện hữu con người trên duơng thế” (Triều yết ngày 16 tháng 1 năm 1980. Không còn gì quan trọng hơn thế. Do đó, Gioan Phaolô tin rằng sự lẫn lộn về luân lý dục tính thì bao hàm “mối nguy cơ lẫn lộn những xu hướng căn bản và nền tảng của con người, vốn là những nẻo đường chính của hiện hữu nhân sinh” (Tình Yêu và Trách Nhiệm, trang 66). Phải, phái tính là một vấn đề hữu thể học. Nó liên quan đến ý nghĩa của hiện hữu con người chúng ta.
HAI MẦU NHIỆM BẤT KHẢ PHÂN
Một cách trực giác, ta biết ngay rằng khi tiếp xúc với ngọn nguồn, ta khám phá ra ý nghĩa. Ngọn nguồn tối hậu của ta là Thiên Chúa. Thế nhưng gắn liền mật thiết với hành vi tạo dựng của Thiên Chúa chính là hành động ban phát mầm sống của phối hợp phái tính. Theo một nghĩa nào đó, phối hợp phái tính thực sự nối đất với trời. Nó mở toang cánh cửa trái đất để Thiên Chúa thâm nhập và cho phép xẩy ra biến cố làm quay cuồng vũ trụ: một hữu thể nhân linh được tạo thành.
Phối hợp phái tính không chỉ là cuộc ái ân giữa nam và nữ, mà còn là cuộc ân ái giữa Thiên Chúa với Con Người. Hoặc ít là có ý nghĩa như thế. Vấn đề là ta đã ‘đạp’ Thiên Chúa ra ngoài cuộc chơi. Biết bao lần ta đã nghe thấy những lời ca thán như bảo rằng ‘xin mời Giáo hội bước ra khỏi phòng ngủ của chúng tôi.’ Do mối phân rẽ trầm trọng giữa linh thiêng tính và dục tính, nhiều người đã không thể nói đến “Thiên Chúa” và “phái tính” trong cùng một mệnh đề được.
Nhưng họ đâu biết rằng Thiên Chúa và phái tính là hai mầu nhiệm bất khả phân. Muốn hiểu ý nghĩa đời sống, ta không phải chỉ nói đến cả hai trong cùng một mệnh đề, mà còn ở trung tâm của tất cả mọi sự. Phải công nhận rằng, trong một thế giới mà phái tính đang bị bóp méo một cách trầm trọng, thật khó mà nhìn ra được mối tương liên Thiên Chúa-phái tính trong ý nghĩa cuộc đời. Nhưng không thể để những lời dối trá bịt mắt ta không còn nhìn thấy sự thật.
Thử nhìn vào Mười Điều Răn mà xem: các chủ điểm đầu tiên là kính mến Chúa, thảo kính cha mẹ, trân qúy đời sống, và tôn trọng phái tính. Thiên Chúa-cha mẹ--đời sống-phái tính: am hiểu những chủ điểm này trong mối tương liên mật thiết của chúng chính là chìa khóa mở ra ý nghĩa đời sống và trật tự thích đáng của vũ trụ.
Đâu là huấn lệnh đầu tiên mà Thiên Chúa đã truyền cho loài người? Sau khi tạo dựng con người có nam có nữ giống hình ảnh Ngài, Thiên Chúa đã truyền lệnh cho họ là “hãy sinh sôi nẩy nở cho đầy mặt đất” (St 1:28). Phải, lệnh đầu hết mà Thiên Chúa truyền loài người phải thi hành chính là giao hợp. Đúng như vậy, chẳng ngoa chút nào!
Vấn đề là giao hợp như thế nào? Theo hình ảnh mà con người đã được dựng nên. Phối hợp phái tính phải phản ảnh tình yêu tự do, trọn vẹn, trung thành, và hiệu qủa của Thiên Chúa. Làm như thế, người nam và người nữ đã xây dựng được một nền văn hóa sự sống. Nếu không, thì đó lại là một thứ văn hóa của sự chết. Tất cả đều khởi sự từ đó. Như ĐGH Gioan Phaolô đã nói: “Thật là ảo tưởng khi nghĩ rằng ta có thể xây dựng được một nền văn hóa sự sống nếu ta không cảm nghiệm dục tính và tình yêu cũng như toàn thể đời sống đúng theo ý nghĩa chân thực và mối tương liên bền chặt (Evangelium Vitae, số 97).
THÁNH KINH: MỘT CÂU TRUYỆN HÔN PHỐI
THXT của ĐGH Gioan Phaolô II là hồi kèn kêu gọi Kitô hữu ngày nay đừng trở thành quá ‘linh thiêng ‘ mà hãy trở nên ‘nhập thể’ nhiều hơn. Điều này cần được nhắc lại. Không thể hiểu được mầu nhiệm Kitô giáo, nếu không thấu hiểu mầu nhiệm xác thân, mầu nhiệm dục tính, và mầu nhiệm hôn phối. Quả vậy, chính mầu nhiệm Kitô giáo là một mầu nhiệm hôn phối. Phải, từ đầu đến cuối, Thánh Kinh là một câu truyện hôn phối. Nó mở đầu với cuộc hôn phối của Ađam và Evà trong sách Sáng Thế, và rối kết thúc bằng “hôn lễ Chiên Con,” tức cuộc hôn phối của Chúa Kitô và Hội Thánh, trong sách Khải Huyền.
Suốt cả Cựu Ước, tình Chúa yêu thương Dân Ngài được mô tả như tình yêu người chồng dành cho vợ mình. Còn trong Tân Ước, Chúa Kitô đã ‘nhập thể hóa’ tình yêu này. Như Chú Rể Thiên Quốc, Ngài đến để kết hợp thiên thu với Cô Dâu là chính chúng ta. Phải, kế hoạch từ muôn thuở của Thiên Chúa là ‘cưới” lấy chúng ta, để lôi kéo ta vào cuộc hiệp thông đậm sâu nhất với chính Ngài. Thiên Chúa đã muốn mạc khải cho ta kế hoạch vĩnh cửu này bằng một cách thức ta không thể nào bỏ lỡ được: Ngài khắc ghi điều ấy vào trong chính hữu thể ta, là nam hay là nữ.
Có nghĩa là tất cả những gì Thiên Chúa muốn nói cho ta trên dương thế này, như Ngài là ai, ta là ai, đâu là ý nghĩa cuộc sống, đâu là lý lẽ Ngài dựng nên ta, ta phải sống như thế nào, đâu là định mệnh tối hậu của ta, tất cả những điều này, một cách nào đó, đã chứa chất trong sự thật và ý nghĩa của xác thân, của dục tính và của hôn nhân. Có nghĩa là ta có rất nhiều thứ để tìm và hiểu trong nền THXT của ĐGH Gioan Phaolô II.
TRẦN TRUỒNG MÀ KHÔNG XẤU HỔ:Thiên Chúa, Dục Tính, và Ý Nghĩa Cuộc Đời
(tiếp theo và hết)
MẦM MỐNG CĂN BỆNH
Gioan Phaolô trở thành nhà vô địch về đời sống, phẩm giá, và tự do con người, chính nhờ đã trải qua lò thử luyện ngập tràn chết chóc, đọa đầy và tàn bạo. Cảnh tượng khủng khiếp của thế giới này đã thúc bách ngài vật lộn với Thiên Chúa hầu tìm ra được câu trả lời cho những vấn nạn hóc búa nhất của cuộc đời. Làm thế nào? Tại sao? Điều gì khiến con người vốn được ban cho phẩm gía cao cả như Thiên Chúa mà đành phải uống cạn nuốt kiệt sự ác sống sượng?
Không hài lòng với những giải đáp nông cạn, ngài tìm đến tận ngọn nguồn cội rễ của vấn đề. Ngài muốn truy ra cái đầu mối của cả một chuỗi biến cố đã đưa con người đến hiện trạng hôm nay. Ngài muốn tiêu diệt tận căn mầm mống ung thư. Thế nhưng thứ ung thư này không nằm trong gan phổi hay xương tủy. Nó ngự trị trong tận đáy tim con người. Do đó, ngài đã cống hiến cả đời mình, không phải cho ngành y khoa, mà là cho khoa triết học và thần học.
Cái đầu mối của cả một chuỗi dây chuyền phát sinh ra sự dữ và chết chóc, bạn có biết ngài tìm thấy ở đâu không? Thưa chính là ở sự chối bỏ kế hoạch mà Thiên Chúa đã sắp đặt cho mầm sống và tình yêu chất chứa trong dục tính con người. Dục tính con người mạc khải điều này là: ta được mời gọi để khắc họa hình ảnh Thiên Chúa trong mối hiệp thông tình yêu ban phát mầm sống. Đây là “cơ sở nằm ở tầng sâu nhất của nền đạo đức và văn hóa con người” (Buổi triều yết ngày 22 tháng 10 năm 1980). Đây là mầm mống manh mối của tất cả mọi sự. Rồi ngài kết luận rằng đời sống, phẩm giá và sự quân bình của con người, vào từng khoảnh khắc của lịch sử và ở bất cứ nơi đâu trên mặt địa cầu, đều tùy thuộc ở mối giao tình đúng cách giữa hai phái tính. (Triều yết ngày 10 tháng 10 năm 1980)
KHÔNG MANG DẤU VẾT BÈ RỐI MANIKÊ
ĐGH Gioan Phaolô II đã ghi nhận rằng tất cả mọi xáo trộn luân lý đều phát xuất tối hậu từ sự bất trinh của một trái tim lăng loàn? (Triều Yết ngày 17 tháng 12 năm 1980, phần phụ lục) Có phải đúng như thế chăng? Một số người chắc sẽ bất đồng với lối lập luận này, nhưng ĐGH Gioan Phaolô xác tín mãnh liệt-như ngài viết trong tác phẩm xuất bản năm 1960, mang tưạ đề là ‘Tình Yêu và Trách Nhiệm’--rằng sự lẫn lộn trong luân lý dục tính “thì hàm chứa một nguy cơ có lẽ còn lớn hơn điều ta dự tưởng: nguy cơ của việc lẫn lộn các xu hướng căn bản và nền tảng của con người. Sự lẫn lộn này, ngài nói, “chắc chắn sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến toàn thể lập trường tâm linh của con người” (trang 66).
Gioan Phaolô không hề chủ trương phái tính tự nó là một điều đồi bại, hoặc là sự ác. Đó là chủ trương lạc giáo của nhóm mệnh danh là Manikê. Ngài nói rằng do bởi dục tính con người là một điều tốt đẹp và nền tảng trong kế hoạch của Thiên Chúa, thế nên sự xáo trộn trong tương quan phái tính--vốn là hoa quả đầu mùa của nguyên tội (xem St 3:7)-- tất sẽ đưa đến sự bất trật tự trong hết mọi tương quan. Nếu nhìn nhận rằng đã từng có nhiều nhà tư tưởng bị lây nhiễm ảnh hưởng Manikê nên đã đi đến chỗ miệt thị phái tính, thì điều này không có gì là xúc phạm đến Giáo Hội cả. Nhưng thật là một xúc phạm lớn nếu ta bảo rằng Gioan Phaolô cũng có tư tưởng tương tư như thế. Nền THXT của ngài chủ ý chống lại các sai lầm đó. Theo George Weigel, tiểu sử gia giáo hoàng, thì THXT “có thể coi là thời điểm quyết định để trừ khử con qủy Manikê ra khỏi nền thần học luân lý Công giáo” (Chứng Nhân Hy Vọng, trang 342)
Chủ đích của Gioan Phaolô là chứng minh rằng sự bất trật tự mà người nam và người nữ đều kinh nghiệm trong mối tương quan giữa họ thì không hề là tiếng nói cuối cùng dành cho dục tính con người. Đàng sau những mảnh lá vả là cả một kế hoạch tươi đẹp và huy hoàng của Thiên Chúa. Và như Gioan Phaolô đã nhấn mạnh, thì quyền lực chân thực của Chúa Kitô vẫn ngự trị nơi ta để giúp ta sống kế hoạch ấy, cho dù ta vẫn yếu đuối ươn hèn. Đây chính là điều mà chủ trương bè rối Manikê không thể nào nhận ra được.
NGỌN NGUỒN VĂN HÓA
Gioan Phaolô còn đi xa hơn nữa để chủ trương rằng khi sống theo kế hoạch nguyên thủy mà Thiên Chúa đã vạch sẵn cho dục tính chúng ta, thì ta đã hoàn thành chính cái ý nghĩa bản thân và hiện hữu của ta (Triều yềt ngày 16 tháng 1 năm 1980). Nhưng nói ngược lại thì cũng đúng: Nếu không sống theo sự thật của dục tính chúng ta, ta đã tự hủy mất rồi.
Nói một cách khác, nếu gia đình là tế bào nền tảng của xã hội, thì sự phối hợp phái tính chính là ngọn nguồn của văn hóa. Khi hướng về tình yêu và sự sống, nó sẽ tạo nên môt nền văn hóa của tình yêu và sự sống. Khi chống lại tình yêu và sự sống, phối hợp phái tính sẽ sản sinh ra một thứ văn hóa hưởng thụ và chết chóc. Đang nhiễm nặng căn bệnh ung thư, nếu biết tận dụng nền THXT của Gioan Phaolô, căn bệnh này sẽ bị đẩy lui, bởi vì nền THXT của Gioan Phaolô không chỉ là một liều thuốc chữa trị nhầt thời, nhưng là một bài thuốc hết sức công hiệu.
Theo Gioan Phaolô, tiếng gọi hướng về tình yêu hôn phối khắc họa trong dục tính chúng ta “chính là yếu tố nền tảng của hiện hữu con người trên duơng thế” (Triều yết ngày 16 tháng 1 năm 1980. Không còn gì quan trọng hơn thế. Do đó, Gioan Phaolô tin rằng sự lẫn lộn về luân lý dục tính thì bao hàm “mối nguy cơ lẫn lộn những xu hướng căn bản và nền tảng của con người, vốn là những nẻo đường chính của hiện hữu nhân sinh” (Tình Yêu và Trách Nhiệm, trang 66). Phải, phái tính là một vấn đề hữu thể học. Nó liên quan đến ý nghĩa của hiện hữu con người chúng ta.
HAI MẦU NHIỆM BẤT KHẢ PHÂN
Một cách trực giác, ta biết ngay rằng khi tiếp xúc với ngọn nguồn, ta khám phá ra ý nghĩa. Ngọn nguồn tối hậu của ta là Thiên Chúa. Thế nhưng gắn liền mật thiết với hành vi tạo dựng của Thiên Chúa chính là hành động ban phát mầm sống của phối hợp phái tính. Theo một nghĩa nào đó, phối hợp phái tính thực sự nối đất với trời. Nó mở toang cánh cửa trái đất để Thiên Chúa thâm nhập và cho phép xẩy ra biến cố làm quay cuồng vũ trụ: một hữu thể nhân linh được tạo thành.
Phối hợp phái tính không chỉ là cuộc ái ân giữa nam và nữ, mà còn là cuộc ân ái giữa Thiên Chúa với Con Người. Hoặc ít là có ý nghĩa như thế. Vấn đề là ta đã ‘đạp’ Thiên Chúa ra ngoài cuộc chơi. Biết bao lần ta đã nghe thấy những lời ca thán như bảo rằng ‘xin mời Giáo hội bước ra khỏi phòng ngủ của chúng tôi.’ Do mối phân rẽ trầm trọng giữa linh thiêng tính và dục tính, nhiều người đã không thể nói đến “Thiên Chúa” và “phái tính” trong cùng một mệnh đề được.
Nhưng họ đâu biết rằng Thiên Chúa và phái tính là hai mầu nhiệm bất khả phân. Muốn hiểu ý nghĩa đời sống, ta không phải chỉ nói đến cả hai trong cùng một mệnh đề, mà còn ở trung tâm của tất cả mọi sự. Phải công nhận rằng, trong một thế giới mà phái tính đang bị bóp méo một cách trầm trọng, thật khó mà nhìn ra được mối tương liên Thiên Chúa-phái tính trong ý nghĩa cuộc đời. Nhưng không thể để những lời dối trá bịt mắt ta không còn nhìn thấy sự thật.
Thử nhìn vào Mười Điều Răn mà xem: các chủ điểm đầu tiên là kính mến Chúa, thảo kính cha mẹ, trân qúy đời sống, và tôn trọng phái tính. Thiên Chúa-cha mẹ--đời sống-phái tính: am hiểu những chủ điểm này trong mối tương liên mật thiết của chúng chính là chìa khóa mở ra ý nghĩa đời sống và trật tự thích đáng của vũ trụ.
Đâu là huấn lệnh đầu tiên mà Thiên Chúa đã truyền cho loài người? Sau khi tạo dựng con người có nam có nữ giống hình ảnh Ngài, Thiên Chúa đã truyền lệnh cho họ là “hãy sinh sôi nẩy nở cho đầy mặt đất” (St 1:28). Phải, lệnh đầu hết mà Thiên Chúa truyền loài người phải thi hành chính là giao hợp. Đúng như vậy, chẳng ngoa chút nào!
Vấn đề là giao hợp như thế nào? Theo hình ảnh mà con người đã được dựng nên. Phối hợp phái tính phải phản ảnh tình yêu tự do, trọn vẹn, trung thành, và hiệu qủa của Thiên Chúa. Làm như thế, người nam và người nữ đã xây dựng được một nền văn hóa sự sống. Nếu không, thì đó lại là một thứ văn hóa của sự chết. Tất cả đều khởi sự từ đó. Như ĐGH Gioan Phaolô đã nói: “Thật là ảo tưởng khi nghĩ rằng ta có thể xây dựng được một nền văn hóa sự sống nếu ta không cảm nghiệm dục tính và tình yêu cũng như toàn thể đời sống đúng theo ý nghĩa chân thực và mối tương liên bền chặt (Evangelium Vitae, số 97).
THÁNH KINH: MỘT CÂU TRUYỆN HÔN PHỐI
THXT của ĐGH Gioan Phaolô II là hồi kèn kêu gọi Kitô hữu ngày nay đừng trở thành quá ‘linh thiêng ‘ mà hãy trở nên ‘nhập thể’ nhiều hơn. Điều này cần được nhắc lại. Không thể hiểu được mầu nhiệm Kitô giáo, nếu không thấu hiểu mầu nhiệm xác thân, mầu nhiệm dục tính, và mầu nhiệm hôn phối. Quả vậy, chính mầu nhiệm Kitô giáo là một mầu nhiệm hôn phối. Phải, từ đầu đến cuối, Thánh Kinh là một câu truyện hôn phối. Nó mở đầu với cuộc hôn phối của Ađam và Evà trong sách Sáng Thế, và rối kết thúc bằng “hôn lễ Chiên Con,” tức cuộc hôn phối của Chúa Kitô và Hội Thánh, trong sách Khải Huyền.
Suốt cả Cựu Ước, tình Chúa yêu thương Dân Ngài được mô tả như tình yêu người chồng dành cho vợ mình. Còn trong Tân Ước, Chúa Kitô đã ‘nhập thể hóa’ tình yêu này. Như Chú Rể Thiên Quốc, Ngài đến để kết hợp thiên thu với Cô Dâu là chính chúng ta. Phải, kế hoạch từ muôn thuở của Thiên Chúa là ‘cưới” lấy chúng ta, để lôi kéo ta vào cuộc hiệp thông đậm sâu nhất với chính Ngài. Thiên Chúa đã muốn mạc khải cho ta kế hoạch vĩnh cửu này bằng một cách thức ta không thể nào bỏ lỡ được: Ngài khắc ghi điều ấy vào trong chính hữu thể ta, là nam hay là nữ.
Có nghĩa là tất cả những gì Thiên Chúa muốn nói cho ta trên dương thế này, như Ngài là ai, ta là ai, đâu là ý nghĩa cuộc sống, đâu là lý lẽ Ngài dựng nên ta, ta phải sống như thế nào, đâu là định mệnh tối hậu của ta, tất cả những điều này, một cách nào đó, đã chứa chất trong sự thật và ý nghĩa của xác thân, của dục tính và của hôn nhân. Có nghĩa là ta có rất nhiều thứ để tìm và hiểu trong nền THXT của ĐGH Gioan Phaolô II.