THẦN HỌC XÁC THÂN của ĐGH Gioan Phaolô II
CHƯƠNG 8: MẠNG SỐNG CON NGƯỜI
Bài 1
Chu kỳ cuối cùng trong loạt bài THXT, tức từ các số 114-129, phần kết luận cao điểm của toàn bộ suy tư, duyệt lại luân thư Humanae Vitae (HV), tức Mạng Sống Con Người (MSCN) của ĐGH Phaolô VI, ban hành ngày 25 tháng 7 năm 1968, được soi tỏ bởi những kết quả thâu tóm được trong ba chu kỳ đầu. Trong chu kỳ cuối này, ĐGH cũng sử dụng các thành quả cuộc nghiên cứu về hôn nhân đã được đề cập đến trong chu kỳ thứ 5. Trong chu kỳ thứ 6 này, ĐGH bàn đến “vấn đề” của Humanae Vitae.
HV là luân thư nổi tiếng về việc “kiểm soát sinh sản,” qua đó ĐGH Phaolô VI trả lời cho việc chào đời của viên thuốc ngừa thai vào đầu thập niên 1960. Ngài chủ trương rằng viên thuốc này, và tất cả các dụng cụ ngừa thai khác đều là những vi phạm vô luân đối với việc phối hợp vợ chồng. Có thể nói rằng, kể từ thế kỷ 16 đến nay, chưa hề có một giáo huần nào của Giáo Hội lại bị chối bỏ toàn diện và ngay cả bị phớt lờ như trường hợp bức luân thư MSCN của ĐGH Phaolô VI. Nói cho đúng ra, nó đã bị chối bỏ ngay cả trước khi được đọc.
Xế chiều ngày 25 tháng 7 năm 1968, ngày bức luân thư được ban hành tại Rôma, nhưng trước khi bản văn của văn kiện mới này có thể có được tại Hoa Kỳ (xin lưu ý là hồi đó chưa có hệ thống điện thư và mạng điện tử như hiện nay), thì các giới chức quan tâm tại vùng bờ biển đông Hoa Kỳ đã lên tiếng gạ gẫm các học giả tên tuổi, thần học gia, linh mục, tu sĩ nam nữ ghi danh tánh vào đầy một trang báo trên tờ New York Times đăng bản chống đối giáo huấn của ĐGH Phaolô VI được phát hành vào sáng hôm sau. Trong khi một số vị từ chối việc ghi danh tánh trên trang báo chống đối (phần vì các vị nghĩ rằng chưa đọc bản văn mà đã chống đối thì quả là bất công và thiếu đúng đắn!), vẫn có tới 67 vị gồm linh mục, học giả, và tu sĩ đã chấp thuận ký tên vào bản chống đối NGAY CẢ TRƯỚC KHI ĐƯỢC ĐỌC BẢN VĂN. Có thể nói rằng HV đã bị bức tử ngay từ “trong trứng nước,’ ít là tại Hoa Kỳ. Ở các nơi khác trên thế giới, cũng có phản ứng tương tự hơn kém. Điều chưa từng xẩy ra là có ít nhất hai Hội Đồng Giám Mục cấp quốc gia đã lên tiếng đặt vấn nạn về giáo huấn của ĐGH. Chắc hẳn ĐGH Phaolô VI cũng đã tiên liệu được chút ít sóng gió trong dịp giáo huấn này, nhưng xét về mặt nhân loại, ngài không thể không sửng sốt trước mãnh lực của sự chống đối ấy. Cần ghi nhận rằng, từ ngày hôm ấy, tức ngày 25 tháng 7 năm 1968 cho đến lúc tạ thế vào ngày mùng 6 tháng 8 năm 1978, nghĩa là vào khoảng mười năm sau, ĐGH Phaolô không còn ban hành một luân thư nào nữa. Có người cho rằng lý do là vì sự chống đối vũ bão mà HV đã gặp phải.
ĐGH Gioan Phaolô II ám chỉ trận cuồng phong thổi trên HV khi ngài viết: “Khi trả lời một số những vấn nạn trong lãnh vực luân lý hôn nhân và gia đình, bức luân thư cũng đồng thời nêu lên những vấn nạn khác mang tính chất sinh-y học. Nhưng trên hết và trước hết, các vấn nạn đó mang tính chất thần học: chúng thuộc về lãnh vực nhân học và thần học mà ta gọi là THXT. Đây là những suy tư khi ta đối diện với các vấn nạn được nêu lên cho luân thư HV. Phản ứng trước luân thư đã xác nhận tầm quan trọng và tính chất gay go của các vấn nạn này.” ĐGH còn nói thêm rằng các vấn nạn luân thư HV nêu lên “đã thấu nhập toàn thể các suy tư của ta.” Nói khác đi, ngay từ trong năm đầu tiên của triều giáo hoàng, ĐGH Gioan Phaolô II đã quyết định đề cập đến các vấn nạn của HV qua nền THXT của ngài. Thêm vào đó, ngài lưu ý rõ rệt rằng các diễn từ giải đáp các vấn nạn này được trình bầy cho Giáo Hội trong ánh sáng luân thư MSCN thực sự tạo nên một bước triển khai Mạc Khải của Thiên Chúa, bởi vì nó khảo sát ‘vấn đề’ của HV từ quan điểm nhân vị cá biệt con người. “Việc phân tích các khía cạnh nhận vị của giáo thuyết chất chứa trong luân thư MSCN của ĐGH Phaolô VI thực sự nhấn mạnh đến chiều hướng đo lường mức tiến triển của con người dựa trên căn bản ‘nhân vị,’ nghĩa là dựa trên điều thiện hảo đối với con người xét như con người, hoặc điều xứng hợp với phẩm giá cốt lõi của con người. Việc phân tích các khía cạnh nhân vị sẽ đưa đến xác tín rằng luân thư MSCN trình bầy một vấn đề then chốt là quan điểm về sự phát triển đích thực của con người, sự phát triển được đo lường phần lớn dựa trên đạo đức học chứ không chỉ dựa trên kỹ thuật.”
Qua giáo huấn của ĐGH Phaolô VI trong HV, Gioan Phaolô nhận ra một chân lý thâm sâu về nhân vị con người. Việc xây dựng chân lý này dựa trên các tiêu chuẩn khách quan là điều hết sức thiết yếu, như ĐGH Phaolô VI đã làm, tức là, dựa trên căn bản đường lối Thiên Chúa đã tạo dựng con người; thế nhưng Gioan Phaolô cũng muốn xây dụng giáo huấn của bức luân thư dựa trên điều ngài gọi là ‘sự phát triển đích thực của con người.’ Qua THXT, Gioan Phaolô muốn chứng minh rằng điều Giáo Hội dậy một cách khách quan-như Thiên Chúa đã ban cho từ buổi hừng đông của cuộc tạo dựng-cũng chính là đường lối duy nhất cho con người đi theo nếu muốn phát triển bản thân một cách đích thực là con người. Gioan Phaolô không chỉ nhìn nhận rằng Thiên Chúa đã tạo dựng ta theo phương thức là phải loại trừ điều ĐGH Phaolô VI đã loại trừ trong luân thư MSCN, nhưng ngài còn dùng THXT để minh chứng rằng người nào hành động trái nghịch với giáo huấn của HV thì sẽ tự làm hại mình và hành động trái nghịch với sự phát triển đích thực của chính mình. Các tội mà HV đã liệt kê ra thì không chỉ đối nghịch với Thiên Chúa và bản chất con người, theo một cách thức trừu tượng, mà còn gây phương hại đến cá nhân người phạm tội trong chính thân xác mình. ĐGH Gioan Phaolô đã đau xót minh chứng rằng các tội mà HV liệt kê ra không chỉ là tội bởi vì Thiên Chúa “bảo thế,” chúng là tội thực ra là bởi vì chúng là sự vận dụng và lợi dụng nhân vị con người một cách lươn lẹo và xảo quyệt. Nhân vị là để được yêu thương, chứ khộng phải để lợi dụng, thế nên các tội ấy gây phương hại và khổ đau cho cá nhân người vướng mắc vào, và cho tất cả những ai cùng vướng mắc vào đó với cá nhân ấy. Các tội HV liệt kê ra chính là tội không chỉ bởi vì chúng vi phạm các luật sinh học của thân xác con người đã được Thiên Chúa thiết lập khi dựng nên ta, chúng là tội bởi vì các vi phạm sinh học con người chính là những tấn công vào thân xác, nghĩa là, chống lại nhân vị con người. Như đã trích dẫn ở trên, HV nêu lên các vấn nạn mang tính chất sinh-y học, mà thật ra lại mang tính chất nhân học và thần học, bởi vì thân xác con người không chỉ là một tập hợp các chức năng sinh học, mà là sự diễn đạt nhân vị cá nhân con nguời. Khi chạm vào một thân xác, ta đã chạm vào chính nhân vị vậy.
Vì thế, các suy tư về HV, tức chu kỳ thứ 6 của nền THXT, “không phải được thêm vào cái toàn thể một cách giả tạo, mà là được phối kết vào đó một cách có tổ chức và đồng bộ.” Trong chu kỳ thứ 6, khi duyệt lại MSCN, ĐGH đã sử dụng các kết luận rút ra từ ba chu kỳ đầu và chu kỳ thứ 5. Như vậy, hiển nhiên là cần phải tóm lược các kết luận này trước khi bắt đầu tìm hiểu giáo huấn của ĐGH Gioan Phaolô trong chu kỳ cuối này.
Chu kỳ thứ 1 và thứ 2 trong nền THXT là nhằm xác định rằng thân xác con người diễn đạt nhân vị. Mà nhân vị chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Ta không phải chỉ được mời gọi để diễn đạt nhân vị trong và qua thân xác, mà còn được kêu gọi hành động như Thiên Chúa, đồng thời diễn đạt các hành vi đó trong và qua thân xác nữa. Như thế, có thể nói là thân xác con người đang nói một thứ ngôn ngữ, ngôn ngữ của nhân vị, và ngay cả ngôn ngữ của Thiên Chúa nữa. Trong và qua máu thịt, khi hành động như Thiên Chúa, mỗi cá nhân chúng ta đều biểu lộ một cái gì đó của chính nhân vị mình, và một cái gì đó của chính Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa là tình yêu, thế nên ta được kêu gọi để yêu thương như Thiên Chúa và diễn đạt tình yêu này trong và qua thân xác. Dù nam hay nữ, thân xác vẫn mạc khải rằng ta được kêu gọi để yêu thương, để tự hiến cho người khác-đây chính là ý nghĩa hôn phối của thân xác. Ađam và Evà đã thực hiện hành vi tự hiến này cho nhau và đã sống một hiệp thông yêu thương trong vườn Địa Đàng trước khi phạm tội.
Nhưng rồi tội lỗi đã đi vào lịch sử nhân loại khi Ađam và Evà quỵ ngã trước cám dỗ của Satan. Sự sa ngã này đã gây ra một rạn nứt bên trong con người, bởi đó thân xác không còn mãi mãi và vô ngộ khi đáp laị những mệnh lệnh của quyền lực nhân vị, nghĩa là của trí năng và ý chí. “Có một sự đổ vỡ xẩy ra bên trong nhân vị, giống như vết nứt ngay trong mối hiệp nhất hồn xác nguyên thủy của con người.” Thế là khó khăn lắm con người mới có thể yêu thương được như trước. Tình trạng này được bộc lộ ra cho Ađam và Evà trong và qua thân xác bởi cái cảm nghiệm đổi thay về sự trần truồng sau khi phạm tội. Thế nhưng, không phải là đã hoàn toàn chấm hết, vẫn còn một cái gì đó réo gọi họ trở về yêu thương như trước đây và diễn đạt tình yêu ấy trong và qua thân xác mình. Tuy nhiên, giờ đây họ cần được trợ giúp từ một Đấng Cứu Chuộc; và bởi thế, Chúa Con đã nhập thể làm người, chịu đau khổ, chịu chết, mai táng, và rồi sống lại từ cõi chết để hoàn tất công trình cứu chuộc thân xác. Sự cứu chuộc thân xác này có nghĩa là, từ nay, con người được ân thánh trợ giúp hầu có thể, nếu không muốn nói là dễ dàng hơn, yêu thương như trước đây. Nhưng cho dù được ơn thánh trợ giúp, tình yêu này đòi hỏi một cố gắng, một công trình của đức thanh khiết, có khả năng giúp ta nhìn thấy trong mỗi một người, nhất là nơi người khác phái, cái phẩm giá và gía trị của nhân vị được mạc khải trong và qua nam tính hay nữ tính.
Hai chu kỳ đầu như thế cho thấy thân xác có hai cách “nói lên” thứ ngôn ngữ của nhân vị: (1) trong vườn Điạ Đàng trước khi phạm tội, và (2) trong con người ‘lịch sử’ sau khi phạm tội, đã được Chúa Kitô cứu chuộc. Còn có cách thứ ba nữa, đó là sự hoàn tất cuõc cứu chuộc thân xác. Cách thứ ba này sẽ được thực hiện sau khi Chúa đến lần thứ hai, khi thân xác con người được phục sinh và tái hợp với linh hồn. Điều này được trình bầy trong chu kỳ thứ ba của nền THXT, đề cập đến tình trạng nhân vị sau khi thân xác được phục sinh.
Chu kỳ thứ 5 của nền THXT kết luận rằng bí tích Tạo Dựng, vốn biến Thiên Chúa thành hữu hình trong và qua thân xác con người, lại được tiếp nối trong Chúa Kitô là Đấng làm cho Thiên Chúa trở thành hữu hình một cách hoàn toàn, bởi vì thân xác Ngài diễn tả và mạc khải Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Thân xác Ađam và Evà đã ‘nói’ ngôn ngữ của nhân vị, nghĩa là nó đã diễn tả hai ông bà trong và qua thân xác mình, nhưng nó cũng mạc khải Chính Thiên Chúa nữa. Thêm vào đó, nó còn được ‘ban phúc’ trong tình yêu hai ông bà trao tặng cho nhau. Tình yêu này là tình yêu phu thê có khả năng mạc khải mầu nhiệm đã ẩn dấu từ muôn thuở trong Thiên Chúa. Tính chất ‘phu thê’ của tình yêu Chúa Kitô, một cách chủ yếu, được đặt nền tảng trên căn bản là làm cho mầu nhiệm ẩn dấu từ muôn thuở trong Thiên Chúa trở thành hữu hình trong và qua một thân xác con ngưòi, và một cách thứ yếu, được đặt trên nền tảng phúc lành mà Chúa Kitô đã hoàn tất so với phúc lành ban cho nguyên tổ. Vì thế, bí tích cứu chuộc được xây dựng trên bí tích tạo dựng. Tuy nhiên tất cả chỉ có thể hoàn tất được khi thân xác con người nói được thứ ngôn ngữ của nhân vị, và nói một cách trung thành.
(còn tiếp)
CHƯƠNG 8: MẠNG SỐNG CON NGƯỜI
Bài 1
Chu kỳ cuối cùng trong loạt bài THXT, tức từ các số 114-129, phần kết luận cao điểm của toàn bộ suy tư, duyệt lại luân thư Humanae Vitae (HV), tức Mạng Sống Con Người (MSCN) của ĐGH Phaolô VI, ban hành ngày 25 tháng 7 năm 1968, được soi tỏ bởi những kết quả thâu tóm được trong ba chu kỳ đầu. Trong chu kỳ cuối này, ĐGH cũng sử dụng các thành quả cuộc nghiên cứu về hôn nhân đã được đề cập đến trong chu kỳ thứ 5. Trong chu kỳ thứ 6 này, ĐGH bàn đến “vấn đề” của Humanae Vitae.
HV là luân thư nổi tiếng về việc “kiểm soát sinh sản,” qua đó ĐGH Phaolô VI trả lời cho việc chào đời của viên thuốc ngừa thai vào đầu thập niên 1960. Ngài chủ trương rằng viên thuốc này, và tất cả các dụng cụ ngừa thai khác đều là những vi phạm vô luân đối với việc phối hợp vợ chồng. Có thể nói rằng, kể từ thế kỷ 16 đến nay, chưa hề có một giáo huần nào của Giáo Hội lại bị chối bỏ toàn diện và ngay cả bị phớt lờ như trường hợp bức luân thư MSCN của ĐGH Phaolô VI. Nói cho đúng ra, nó đã bị chối bỏ ngay cả trước khi được đọc.
Xế chiều ngày 25 tháng 7 năm 1968, ngày bức luân thư được ban hành tại Rôma, nhưng trước khi bản văn của văn kiện mới này có thể có được tại Hoa Kỳ (xin lưu ý là hồi đó chưa có hệ thống điện thư và mạng điện tử như hiện nay), thì các giới chức quan tâm tại vùng bờ biển đông Hoa Kỳ đã lên tiếng gạ gẫm các học giả tên tuổi, thần học gia, linh mục, tu sĩ nam nữ ghi danh tánh vào đầy một trang báo trên tờ New York Times đăng bản chống đối giáo huấn của ĐGH Phaolô VI được phát hành vào sáng hôm sau. Trong khi một số vị từ chối việc ghi danh tánh trên trang báo chống đối (phần vì các vị nghĩ rằng chưa đọc bản văn mà đã chống đối thì quả là bất công và thiếu đúng đắn!), vẫn có tới 67 vị gồm linh mục, học giả, và tu sĩ đã chấp thuận ký tên vào bản chống đối NGAY CẢ TRƯỚC KHI ĐƯỢC ĐỌC BẢN VĂN. Có thể nói rằng HV đã bị bức tử ngay từ “trong trứng nước,’ ít là tại Hoa Kỳ. Ở các nơi khác trên thế giới, cũng có phản ứng tương tự hơn kém. Điều chưa từng xẩy ra là có ít nhất hai Hội Đồng Giám Mục cấp quốc gia đã lên tiếng đặt vấn nạn về giáo huấn của ĐGH. Chắc hẳn ĐGH Phaolô VI cũng đã tiên liệu được chút ít sóng gió trong dịp giáo huấn này, nhưng xét về mặt nhân loại, ngài không thể không sửng sốt trước mãnh lực của sự chống đối ấy. Cần ghi nhận rằng, từ ngày hôm ấy, tức ngày 25 tháng 7 năm 1968 cho đến lúc tạ thế vào ngày mùng 6 tháng 8 năm 1978, nghĩa là vào khoảng mười năm sau, ĐGH Phaolô không còn ban hành một luân thư nào nữa. Có người cho rằng lý do là vì sự chống đối vũ bão mà HV đã gặp phải.
ĐGH Gioan Phaolô II ám chỉ trận cuồng phong thổi trên HV khi ngài viết: “Khi trả lời một số những vấn nạn trong lãnh vực luân lý hôn nhân và gia đình, bức luân thư cũng đồng thời nêu lên những vấn nạn khác mang tính chất sinh-y học. Nhưng trên hết và trước hết, các vấn nạn đó mang tính chất thần học: chúng thuộc về lãnh vực nhân học và thần học mà ta gọi là THXT. Đây là những suy tư khi ta đối diện với các vấn nạn được nêu lên cho luân thư HV. Phản ứng trước luân thư đã xác nhận tầm quan trọng và tính chất gay go của các vấn nạn này.” ĐGH còn nói thêm rằng các vấn nạn luân thư HV nêu lên “đã thấu nhập toàn thể các suy tư của ta.” Nói khác đi, ngay từ trong năm đầu tiên của triều giáo hoàng, ĐGH Gioan Phaolô II đã quyết định đề cập đến các vấn nạn của HV qua nền THXT của ngài. Thêm vào đó, ngài lưu ý rõ rệt rằng các diễn từ giải đáp các vấn nạn này được trình bầy cho Giáo Hội trong ánh sáng luân thư MSCN thực sự tạo nên một bước triển khai Mạc Khải của Thiên Chúa, bởi vì nó khảo sát ‘vấn đề’ của HV từ quan điểm nhân vị cá biệt con người. “Việc phân tích các khía cạnh nhận vị của giáo thuyết chất chứa trong luân thư MSCN của ĐGH Phaolô VI thực sự nhấn mạnh đến chiều hướng đo lường mức tiến triển của con người dựa trên căn bản ‘nhân vị,’ nghĩa là dựa trên điều thiện hảo đối với con người xét như con người, hoặc điều xứng hợp với phẩm giá cốt lõi của con người. Việc phân tích các khía cạnh nhân vị sẽ đưa đến xác tín rằng luân thư MSCN trình bầy một vấn đề then chốt là quan điểm về sự phát triển đích thực của con người, sự phát triển được đo lường phần lớn dựa trên đạo đức học chứ không chỉ dựa trên kỹ thuật.”
Qua giáo huấn của ĐGH Phaolô VI trong HV, Gioan Phaolô nhận ra một chân lý thâm sâu về nhân vị con người. Việc xây dựng chân lý này dựa trên các tiêu chuẩn khách quan là điều hết sức thiết yếu, như ĐGH Phaolô VI đã làm, tức là, dựa trên căn bản đường lối Thiên Chúa đã tạo dựng con người; thế nhưng Gioan Phaolô cũng muốn xây dụng giáo huấn của bức luân thư dựa trên điều ngài gọi là ‘sự phát triển đích thực của con người.’ Qua THXT, Gioan Phaolô muốn chứng minh rằng điều Giáo Hội dậy một cách khách quan-như Thiên Chúa đã ban cho từ buổi hừng đông của cuộc tạo dựng-cũng chính là đường lối duy nhất cho con người đi theo nếu muốn phát triển bản thân một cách đích thực là con người. Gioan Phaolô không chỉ nhìn nhận rằng Thiên Chúa đã tạo dựng ta theo phương thức là phải loại trừ điều ĐGH Phaolô VI đã loại trừ trong luân thư MSCN, nhưng ngài còn dùng THXT để minh chứng rằng người nào hành động trái nghịch với giáo huấn của HV thì sẽ tự làm hại mình và hành động trái nghịch với sự phát triển đích thực của chính mình. Các tội mà HV đã liệt kê ra thì không chỉ đối nghịch với Thiên Chúa và bản chất con người, theo một cách thức trừu tượng, mà còn gây phương hại đến cá nhân người phạm tội trong chính thân xác mình. ĐGH Gioan Phaolô đã đau xót minh chứng rằng các tội mà HV liệt kê ra không chỉ là tội bởi vì Thiên Chúa “bảo thế,” chúng là tội thực ra là bởi vì chúng là sự vận dụng và lợi dụng nhân vị con người một cách lươn lẹo và xảo quyệt. Nhân vị là để được yêu thương, chứ khộng phải để lợi dụng, thế nên các tội ấy gây phương hại và khổ đau cho cá nhân người vướng mắc vào, và cho tất cả những ai cùng vướng mắc vào đó với cá nhân ấy. Các tội HV liệt kê ra chính là tội không chỉ bởi vì chúng vi phạm các luật sinh học của thân xác con người đã được Thiên Chúa thiết lập khi dựng nên ta, chúng là tội bởi vì các vi phạm sinh học con người chính là những tấn công vào thân xác, nghĩa là, chống lại nhân vị con người. Như đã trích dẫn ở trên, HV nêu lên các vấn nạn mang tính chất sinh-y học, mà thật ra lại mang tính chất nhân học và thần học, bởi vì thân xác con người không chỉ là một tập hợp các chức năng sinh học, mà là sự diễn đạt nhân vị cá nhân con nguời. Khi chạm vào một thân xác, ta đã chạm vào chính nhân vị vậy.
Vì thế, các suy tư về HV, tức chu kỳ thứ 6 của nền THXT, “không phải được thêm vào cái toàn thể một cách giả tạo, mà là được phối kết vào đó một cách có tổ chức và đồng bộ.” Trong chu kỳ thứ 6, khi duyệt lại MSCN, ĐGH đã sử dụng các kết luận rút ra từ ba chu kỳ đầu và chu kỳ thứ 5. Như vậy, hiển nhiên là cần phải tóm lược các kết luận này trước khi bắt đầu tìm hiểu giáo huấn của ĐGH Gioan Phaolô trong chu kỳ cuối này.
Chu kỳ thứ 1 và thứ 2 trong nền THXT là nhằm xác định rằng thân xác con người diễn đạt nhân vị. Mà nhân vị chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Ta không phải chỉ được mời gọi để diễn đạt nhân vị trong và qua thân xác, mà còn được kêu gọi hành động như Thiên Chúa, đồng thời diễn đạt các hành vi đó trong và qua thân xác nữa. Như thế, có thể nói là thân xác con người đang nói một thứ ngôn ngữ, ngôn ngữ của nhân vị, và ngay cả ngôn ngữ của Thiên Chúa nữa. Trong và qua máu thịt, khi hành động như Thiên Chúa, mỗi cá nhân chúng ta đều biểu lộ một cái gì đó của chính nhân vị mình, và một cái gì đó của chính Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa là tình yêu, thế nên ta được kêu gọi để yêu thương như Thiên Chúa và diễn đạt tình yêu này trong và qua thân xác. Dù nam hay nữ, thân xác vẫn mạc khải rằng ta được kêu gọi để yêu thương, để tự hiến cho người khác-đây chính là ý nghĩa hôn phối của thân xác. Ađam và Evà đã thực hiện hành vi tự hiến này cho nhau và đã sống một hiệp thông yêu thương trong vườn Địa Đàng trước khi phạm tội.
Nhưng rồi tội lỗi đã đi vào lịch sử nhân loại khi Ađam và Evà quỵ ngã trước cám dỗ của Satan. Sự sa ngã này đã gây ra một rạn nứt bên trong con người, bởi đó thân xác không còn mãi mãi và vô ngộ khi đáp laị những mệnh lệnh của quyền lực nhân vị, nghĩa là của trí năng và ý chí. “Có một sự đổ vỡ xẩy ra bên trong nhân vị, giống như vết nứt ngay trong mối hiệp nhất hồn xác nguyên thủy của con người.” Thế là khó khăn lắm con người mới có thể yêu thương được như trước. Tình trạng này được bộc lộ ra cho Ađam và Evà trong và qua thân xác bởi cái cảm nghiệm đổi thay về sự trần truồng sau khi phạm tội. Thế nhưng, không phải là đã hoàn toàn chấm hết, vẫn còn một cái gì đó réo gọi họ trở về yêu thương như trước đây và diễn đạt tình yêu ấy trong và qua thân xác mình. Tuy nhiên, giờ đây họ cần được trợ giúp từ một Đấng Cứu Chuộc; và bởi thế, Chúa Con đã nhập thể làm người, chịu đau khổ, chịu chết, mai táng, và rồi sống lại từ cõi chết để hoàn tất công trình cứu chuộc thân xác. Sự cứu chuộc thân xác này có nghĩa là, từ nay, con người được ân thánh trợ giúp hầu có thể, nếu không muốn nói là dễ dàng hơn, yêu thương như trước đây. Nhưng cho dù được ơn thánh trợ giúp, tình yêu này đòi hỏi một cố gắng, một công trình của đức thanh khiết, có khả năng giúp ta nhìn thấy trong mỗi một người, nhất là nơi người khác phái, cái phẩm giá và gía trị của nhân vị được mạc khải trong và qua nam tính hay nữ tính.
Hai chu kỳ đầu như thế cho thấy thân xác có hai cách “nói lên” thứ ngôn ngữ của nhân vị: (1) trong vườn Điạ Đàng trước khi phạm tội, và (2) trong con người ‘lịch sử’ sau khi phạm tội, đã được Chúa Kitô cứu chuộc. Còn có cách thứ ba nữa, đó là sự hoàn tất cuõc cứu chuộc thân xác. Cách thứ ba này sẽ được thực hiện sau khi Chúa đến lần thứ hai, khi thân xác con người được phục sinh và tái hợp với linh hồn. Điều này được trình bầy trong chu kỳ thứ ba của nền THXT, đề cập đến tình trạng nhân vị sau khi thân xác được phục sinh.
Chu kỳ thứ 5 của nền THXT kết luận rằng bí tích Tạo Dựng, vốn biến Thiên Chúa thành hữu hình trong và qua thân xác con người, lại được tiếp nối trong Chúa Kitô là Đấng làm cho Thiên Chúa trở thành hữu hình một cách hoàn toàn, bởi vì thân xác Ngài diễn tả và mạc khải Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Thân xác Ađam và Evà đã ‘nói’ ngôn ngữ của nhân vị, nghĩa là nó đã diễn tả hai ông bà trong và qua thân xác mình, nhưng nó cũng mạc khải Chính Thiên Chúa nữa. Thêm vào đó, nó còn được ‘ban phúc’ trong tình yêu hai ông bà trao tặng cho nhau. Tình yêu này là tình yêu phu thê có khả năng mạc khải mầu nhiệm đã ẩn dấu từ muôn thuở trong Thiên Chúa. Tính chất ‘phu thê’ của tình yêu Chúa Kitô, một cách chủ yếu, được đặt nền tảng trên căn bản là làm cho mầu nhiệm ẩn dấu từ muôn thuở trong Thiên Chúa trở thành hữu hình trong và qua một thân xác con ngưòi, và một cách thứ yếu, được đặt trên nền tảng phúc lành mà Chúa Kitô đã hoàn tất so với phúc lành ban cho nguyên tổ. Vì thế, bí tích cứu chuộc được xây dựng trên bí tích tạo dựng. Tuy nhiên tất cả chỉ có thể hoàn tất được khi thân xác con người nói được thứ ngôn ngữ của nhân vị, và nói một cách trung thành.
(còn tiếp)