Thêm một suy tư về nền THXT của ĐGH Gioan Phaolô II
Dưới đây là diễn văn đọc ngày 19 tháng 7 năm 2002 của Đức Cha John J. Myers, TGM Newark, tại Hội Nghị về Dục Tính Kitô Giáo, một buổi hội thảo cấp quốc gia tổ chức tại Charleston, SC, dưới sự bảo trợ của Danh Dự Gia Đình, một tổ chức được thành lập vào năm 1987 nhằm tạo điều kiện cho các phụ huynh và con cái cùng biết truyền đạt cho nhau một cách hữu hiệu những giá trị quan trọng trong đời sống, với ý hướng tập trung vào sự thật và sự tốt lành của món quà mà Thiên Chúa trao tặng cho con người, đó là dục tính và nhân đức khiết tịnh. Xin lược dịch để cống hiến bạn đọc như một nối dài loạt bài THXT vừa kết thúc.
Khi có dịp đi thăm Rôma, bạn hãy nhớ đi vào ngày Thứ Tư. Đây là ngày ĐGH thường gặp gỡ khách hành hương từ khắp nơi đổ về Kinh Thành Muôn Thuở. Ai đã có dịp tham dự những buổi gặp gỡ này chắc sẽ nhớ mãi, bởi vì ĐGH thường dành cả buổi sáng để tiếp truyện với du khách. Sau khi chào thăm và chụp hình theo thông lệ, ĐGH sẽ cầu nguyện với khách hành hương, cùng chia sẻ với họ những đoạn Kinh Thánh, và rồi ngài sẽ nói chuyện.
Hai mươi mấy năm trước đây, trở ngược về năm 1980, ĐGH Gioan Phaolô II, với phong cách rất riêng của mình, đã khởi sự một điều mới mẻ. Đó là thay vì chỉ nói đến đoạn Kinh Thánh trong ngày, ngài bắt đầu một loạt bài, khởi sự từ sách Sáng Thế, đề cập đến những chủ đề lặp đi lặp lại, trải dài suốt 4 năm trời. Vị khách hành hương nào đó đặt chân đến Giáo Đô đúng vào ngày Thứ Tư, hẳn sẽ không nhận ra, nhưng thật sự người ấy đang bị cuốn hút vào giữa chừng của một cái gì lớn lao lắm. Bởi vì khi kết thúc, ĐGH đã phác thảo ra chủ điểm cho hội nghị ngày hôm nay: đó là nền THXT.
Với một Kitô hữu, ý nghĩa của xác thân con người là một cái gì không tránh né và chối cãi được. Xin được lặp lại cho thật minh xác: không thể hiểu Kitô giáo nếu không hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của thân xác con người. Hẳn một vài người sẽ thấy rằng nói như vậy thật lạ tai. Thoạt tiên có thể có người cho làm lạ vì câu nói này phát ra từ cửa miệng một vị Giám Mục công giáo. Thực ra thì trong đạo Công giáo, có nghe phong phanh một thứ huyền thoại cho rằng Giáo Hội đã đánh giá phái tính quá thấp. Sự thật không phải thế: Giáo Hội đã đánh giá phái tính thật cao; mà đánh giá cao phái tính bởi vì Giáo Hội đánh giá cao xác thân con người. Tuy nhiên, ý nghĩa và tầm quan trọng của xác thân con người không hề là mối ưu tư bất thường của người Công giáo. Xét cho cùng thì Kitô hữu không thể tránh né ý nghĩa xác thân con người. Khi thánh Phaolô lên tiếng công bố sự thật về Chúa Giêsu Kitô sống lại, thì các thính giả của ngài cười rú lên và mời ngài ra khỏi công trường của họ. Phải, họ tự kiêu vì cho rằng mình có não trạng rộng rãi: họ có cả bàn thờ tôn kính “thượng đế vô danh,” để không xúc phạm đến các thần thánh khác. Nhưng dù sao chăng nữa, thánh Phaolô vẫn hiểu rằng, đối với lối tư duy ‘thời thượng’ thì thân xác chỉ là hư đốn và là sự dữ. Nếu thế, thì thử hỏi làm sao mà vị rao giảng lông bông này có thể yêu cầu các thính giả ‘nghiêm chỉnh’ giống như dân thành Nhã Điển này tin vào một vị thượng đế điên rồ đến độ từ cõi chết sống lại trong hình hài thân xác con người? Chỉ có kẻ điên mới tin như thế.
Tuy vậy, thánh Phaolô biết rõ rằng không thể hiểu được Kitô giáo nếu không thấu hiểu ý nghĩa xác thân con người. “Mọi mầu nhiệm của niềm tin Kitô giáo đều chạm đến ý nghĩa của xác thân con người.” Những tín điều trọng yếu trong Kitô giáo, như tạo dựng, nhập thể, cứu chuộc và cánh chung, không thể nào hiểu được nếu không quy hướng về xác thân con người. Vì thế, một Kitô giáo đại kết thực sự sẽ ý thức sâu xa về căn nguyên cội nguồn của mình.
Thân xác con người nói lên giáo lý về tạo dựng. Thiên Chúa dựng nên họ có nam có nữ. Sự phân biệt này thật rõ rệt trên bình diện thể lý. Hành vi tạo dựng của Thiên Chúa cho thấy rằng người nữ không phải là ‘người nam bị sinh lầm,’ như Aristotle đã từng chử trương. Thiên Chúa chủ ý tạo dựng sự khác biệt nam nữ; đó không hề là một ‘tai nạn’ sinh học. Càng không phải là cấu trúc văn hóa thuần túy, một sản phẩm của điều kiện văn hóa, một sơ hở trong quá trình tăng triển. Không phải là ‘giống tính,’ mà là ‘phái tính.’
Như thế ‘phái tính’ không hề là một từ ngữ thêm nữa để đặt vấn đề phân biệt đối xử. Nó không phải là một phạm trù khả nghi, như ‘chủng tộc’ chẳng hạn. Việc lưu ý đến sự khác biệt phái tính chính đáng không phải là một dấu vết của thành kiến địa phương. Được ghi khắc vào trong nhiễm sắc thể của chúng ta, phái tính không phải là một thứ phụ tùng không thích đáng. Nó chính là món quà tạo dựng và một biểu hiện của Ý Chúa.
Là món qùa tặng của Thiên Chúa, thể xác ta cũng là một phúc lành; thực ra, Thiên Chúa chỉ trao tặng những món quà tốt lành mà thôi. Cái điệp khúc mà sách Sáng Thế lặp đi lặp lại sau mỗi ngày tạo dựng đã nói lên điều đó: “Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.” Riêng sau khi đã tạo dựng xong con người có nam có nữ, thì lần đầu tiên “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp” (St 1:31).
Xác thân còn nhắc nhở đến giáo lý về Nhập Thể: trong Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã trở thành hữu thể nhân linh có máu thịt thực sự. Tin Mừng thánh Gioan nói đơn giản thế này: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.” Còn Đức Cố Hồng Y Balan là Stefan Wyszynski thì nói một cách thực là dễ thương thế này: nơi Chúa Giêsu Kitô, con người gặp được một vị “Thiên Chúa đang mặc tã.”
Với Phaolô, thực tại xác thân của Chúa Giêsu trở thành viên đá vấp ngã cho nhiều người. Nhiều bè rối trong thời Kitô giáo xa xưa mang những danh xưng cầu kỳ như “Arianô,” hoặc “Nestoriô,” hay “nhất tính” thực ra đều có một điểm chung là không thừa nhận Chúa Giêsu Kitô là con người thật, có một xác thân thật sự như loài người. Họ cương quyết chối bỏ xác thể tính nơi Ngài. Họ không chấp nhận chân lý trung tâm của Kitô giáo, nghĩa là, Thiên Chúa mặc lấy thân xác loài người.
Xác thân cũng nhắc nhở ta về giáo lý Cứu Chuộc. Chúa Giêsu chịu khổ nạn vì ta; Ngài chịu chết cho ta. Một người có thể đau khổ vì sợ hãi hoặc quẫn trí hay ưu sầu, nhưng cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô không chỉ mang tính cách tâm lý. Ngài vã mồ hôi máu trên vầng trán của một con người. Tấm lưng Ngài in hằn những vết roi da quất vào. Đầu Ngài bị đâm thủng với những mạo gai nhọn sắc. Ngài thực sự quỵ ngã dưới sức nặng của cây thập tự. Chân tay Ngài đã bị đinh sắt chọc thủng. Ta không nên bỏ qua cảnh nước và máu tuôn ra nơi cạnh sườn Chúa Giêsu mà Gioan mô tả mà không nhớ rằng vị Thánh Sử đã viết như thế để nhắc nhở ta rằng Chúa Giêsu chính là người thật đã chịu đau khổ vì ta trong tấm thân của một con người thực sự.
Chúa Giêsu đã chết cho ta: một thân xác thật của một người đã được xức dầu, tẩm liệm và đặt trong mồ. Hãy lưu ý đến bài học ngôn ngữ của chúng ta. Chúng ta không hề bảo rằng ‘Thân Xác Chúa Giêsu đã chết cho ta,’ mà nói rằng: ‘Chúa Giêsu đã chết cho ta.’ Xác thịt của Chúa Giêsu không hề là một phần phụ thuộc; việc cứu độ vượt xa, rất xa, cái ý hướng suông. Căn tính của Chúa Giêsu thì gắn liền với Thân Xác Ngài.
Sự cứu chuộc của ta gắn liền với Thân Xác Chúa Kitô chặt chẽ đến độ sự Phục Sinh của Ngài là sự sống lại của một thân xác. Ngài không chinh phục tội lỗi và sự chết bằng việc Ngài chết đi. Ngài chinh phục tội lỗi và sự chết bằng việc Ngài sống lại. Chúa Giêsu là Đấng Cứu Chuộc ta khi “kẻ thù cuối cùng, tức sự chết,” bị loại trừ, khi Thân Xác Ngài sống lại trong vinh quang và bước ra khỏi mồ.
Xác thân còn nhắc nhở ta về giáo lý sau cùng của Kitô giáo, đó là Cánh Chung. Là Kitô hữu, ta nói rằng, “tôi tin xác loài người ta sẽ sống lại.” Ta nói thế vào Ngày Cuối Cùng khi mọi người nam cũng như nữ sẽ sống lại để được cứu rỗi hay bị luận phạt, hồn và xác. Là xác và hồn, nhân vị này đã làm điều lành hay làm điều dữ. Là hồn và xác, nhân vị này sẽ được thưởng hay bị phạt.
Rốt cuộc, việc thân xác sống lại không phải là một giáo lý vu vơ không đầu đuôi. Nó không phải là một thứ tặng thưởng mà Thiên Chúa hứa hẹn một cách độc đoán. Nếu ta thực sự tin Chúa Giêsu đã từ cõi chết sống lại, cả hồn lẫn xác, và nếu ta thực sự tin Ngài là Đấng Cứu Độ, thì tất nhiên việc thân xác sống lại sẽ tiếp theo sau. Là Đấng Cứu Độ, Chúa Giêsu cứu ta khỏi tội lỗi và các hậu quả của nó. Ngay từ những trang Kinh Thánh đầu tiên, ta đã thấy tai họa của tội lỗi chính là sự chết: bất tuân lệnh Chúa, làm điều Ngài ngăn cấm, đó chính là chết đi vậy. Nếu Chúa là Đấng Cứu Độ ta, Ngài tất phải cứu ta theo đúng như căn tính của mình, nghĩa là, như một hữu thể có xác và hồn. Tin vào việc thân xác phục sinh chính là như thế. Thiên Chúa là ‘Chúa của kẻ sống,’ Đấng mở toang cánh cửa ngục tù và cho thân xác ta sống lại. Do bởi Chúa mà không một chốn nghỉ ngơi nào trở thành ‘tối hậu’ cả. Việc thân xác phục sinh không là gì khác ngoài việc tất cả mọi sự đều tái hợp thống nhất trong Chúa Kitô, ‘khi Chúa trở thành tất cả cho mọi người.’
Nếu các lẽ thật của Kitô Giáo không giúp ta xác tín về ý nghĩa của xác thân con người, thì có lẽ phải nhờ đến việc khảo sát kinh nghiệm cá nhân của ta. Tính khả xúc và gần gũi của thân xác sẽ nhắc ta về tầm quan trọng của xác thân mình. Quá nhiều lần ta đã đánh mất ý nghĩa này. Quá nhiều khi các nhà tư tưởng đã hạ giá tầm quan trọng của thân xác. Thay vì coi nó như một cấu tố hình thành nên ta, quá nhiều lúc thân xác bị coi chỉ như là một sự vật, một thứ ‘dụng cụ’ kém giá hơn nhân vị. Thứ nhân loại học xa lạ này, lối hiểu sai lạc về hữu thể có xác thân của ta, thực sự không phù hợp với tư cách một Kitô hữu. Nhưng điều đó không hề khiến nó bị biến tan đi.
Hãy nghĩ đến cách nói năng của ta. Nếu tôi có lỡ tay bây giờ đấm vào mặt bạn, thì bạn sẽ hỏi: “sao bạn lại đánh tôi? “ Hãy chú ý đến điều ta nói: “sao bạn lại đánh tôi?” Bạn đã không nói: “Sao bạn lại đánh thân xác tôi?” Cách nói năng như thế chứng tỏ ta có trực giác về sự kiện ta là hữu thể có xác thân. Khi sờ mó thân thể là ta sờ mó chính mình. Đó là lý do tại sao các tội phạm như tấn công và hành hung đều là các tội ác chống lại con người, chứ không đơn thuần chỉ là tội vi phạm tài sản.
Thế nhưng thứ nhân loại học xa lạ này, vốn đã tách ly bản thân ta ra khỏi xác thân ta, vẫn con mang nhiều bức bách. Nó được tìm thấy trong phong trào trợ giúp an tử đưa đến việc giết phắt đi những kẻ ốm đau bệnh tật hoặc tàn phế bất khiển dụng. Biết rõ là ai cũng nhờm tởm việc giết người, cho nên nhóm người cổ võ cho việc trợ giúp an tử đã vội đề ra chính sách “tách biệt xác thân ra khỏi nhân vị” bằng cách cố chối bỏ nhân tính của những kẻ ốm đau tàn phế, bảo rằng họ đã ‘hết’ là nhân vị; giờ chỉ đáng gọi là ‘thực vật,’ y như phù thủy bùa phép ‘biến con người trở thành củ cải.’
Lối hiểu biết sai lạc này về nhân tính, vốn chối bỏ ý nghĩa của xác thân, cũng hiện diện trong cái gọi là ‘tranh luận’ về phá thai, lúc nào cũng sẵn sàng quả quyết rằng cái hữu thể có xác thân và mang tính di truyền duy nhất đang tăng triển trong bụng người phụ nữ không hề là một nhân vị, mà chỉ là một ‘nhúm mô,’ hay ‘mớ tế bào.’ Vì thế, trong cuộc ‘tranh luận’ về phá thai, thường là rất một chiều, thực tại xác thân của đứa trẻ chưa ra đời hầu như luôn luôn và một cách có hệ thống bị gạt ra bên ngoài. Trái tim bé xíu được 25 ngày đang nhè nhẹ đập, bộ óc tí hon vừa tròn 43 ngày đang sản xuất ra những làn sóng li ti, đôi mắt tí teo vừa được hình thành vào ngày thứ 19, những ngón tay bé bỏng đang bắt đầu mở nắm vào tuần lễ thứ 6, tất cả nhựng thứ này không bao giờ được đề cập đến trong cuộc ‘tranh luận’ về phá thai.
(còn một kỳ)
Dưới đây là diễn văn đọc ngày 19 tháng 7 năm 2002 của Đức Cha John J. Myers, TGM Newark, tại Hội Nghị về Dục Tính Kitô Giáo, một buổi hội thảo cấp quốc gia tổ chức tại Charleston, SC, dưới sự bảo trợ của Danh Dự Gia Đình, một tổ chức được thành lập vào năm 1987 nhằm tạo điều kiện cho các phụ huynh và con cái cùng biết truyền đạt cho nhau một cách hữu hiệu những giá trị quan trọng trong đời sống, với ý hướng tập trung vào sự thật và sự tốt lành của món quà mà Thiên Chúa trao tặng cho con người, đó là dục tính và nhân đức khiết tịnh. Xin lược dịch để cống hiến bạn đọc như một nối dài loạt bài THXT vừa kết thúc.
Khi có dịp đi thăm Rôma, bạn hãy nhớ đi vào ngày Thứ Tư. Đây là ngày ĐGH thường gặp gỡ khách hành hương từ khắp nơi đổ về Kinh Thành Muôn Thuở. Ai đã có dịp tham dự những buổi gặp gỡ này chắc sẽ nhớ mãi, bởi vì ĐGH thường dành cả buổi sáng để tiếp truyện với du khách. Sau khi chào thăm và chụp hình theo thông lệ, ĐGH sẽ cầu nguyện với khách hành hương, cùng chia sẻ với họ những đoạn Kinh Thánh, và rồi ngài sẽ nói chuyện.
Hai mươi mấy năm trước đây, trở ngược về năm 1980, ĐGH Gioan Phaolô II, với phong cách rất riêng của mình, đã khởi sự một điều mới mẻ. Đó là thay vì chỉ nói đến đoạn Kinh Thánh trong ngày, ngài bắt đầu một loạt bài, khởi sự từ sách Sáng Thế, đề cập đến những chủ đề lặp đi lặp lại, trải dài suốt 4 năm trời. Vị khách hành hương nào đó đặt chân đến Giáo Đô đúng vào ngày Thứ Tư, hẳn sẽ không nhận ra, nhưng thật sự người ấy đang bị cuốn hút vào giữa chừng của một cái gì lớn lao lắm. Bởi vì khi kết thúc, ĐGH đã phác thảo ra chủ điểm cho hội nghị ngày hôm nay: đó là nền THXT.
Với một Kitô hữu, ý nghĩa của xác thân con người là một cái gì không tránh né và chối cãi được. Xin được lặp lại cho thật minh xác: không thể hiểu Kitô giáo nếu không hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của thân xác con người. Hẳn một vài người sẽ thấy rằng nói như vậy thật lạ tai. Thoạt tiên có thể có người cho làm lạ vì câu nói này phát ra từ cửa miệng một vị Giám Mục công giáo. Thực ra thì trong đạo Công giáo, có nghe phong phanh một thứ huyền thoại cho rằng Giáo Hội đã đánh giá phái tính quá thấp. Sự thật không phải thế: Giáo Hội đã đánh giá phái tính thật cao; mà đánh giá cao phái tính bởi vì Giáo Hội đánh giá cao xác thân con người. Tuy nhiên, ý nghĩa và tầm quan trọng của xác thân con người không hề là mối ưu tư bất thường của người Công giáo. Xét cho cùng thì Kitô hữu không thể tránh né ý nghĩa xác thân con người. Khi thánh Phaolô lên tiếng công bố sự thật về Chúa Giêsu Kitô sống lại, thì các thính giả của ngài cười rú lên và mời ngài ra khỏi công trường của họ. Phải, họ tự kiêu vì cho rằng mình có não trạng rộng rãi: họ có cả bàn thờ tôn kính “thượng đế vô danh,” để không xúc phạm đến các thần thánh khác. Nhưng dù sao chăng nữa, thánh Phaolô vẫn hiểu rằng, đối với lối tư duy ‘thời thượng’ thì thân xác chỉ là hư đốn và là sự dữ. Nếu thế, thì thử hỏi làm sao mà vị rao giảng lông bông này có thể yêu cầu các thính giả ‘nghiêm chỉnh’ giống như dân thành Nhã Điển này tin vào một vị thượng đế điên rồ đến độ từ cõi chết sống lại trong hình hài thân xác con người? Chỉ có kẻ điên mới tin như thế.
Tuy vậy, thánh Phaolô biết rõ rằng không thể hiểu được Kitô giáo nếu không thấu hiểu ý nghĩa xác thân con người. “Mọi mầu nhiệm của niềm tin Kitô giáo đều chạm đến ý nghĩa của xác thân con người.” Những tín điều trọng yếu trong Kitô giáo, như tạo dựng, nhập thể, cứu chuộc và cánh chung, không thể nào hiểu được nếu không quy hướng về xác thân con người. Vì thế, một Kitô giáo đại kết thực sự sẽ ý thức sâu xa về căn nguyên cội nguồn của mình.
Thân xác con người nói lên giáo lý về tạo dựng. Thiên Chúa dựng nên họ có nam có nữ. Sự phân biệt này thật rõ rệt trên bình diện thể lý. Hành vi tạo dựng của Thiên Chúa cho thấy rằng người nữ không phải là ‘người nam bị sinh lầm,’ như Aristotle đã từng chử trương. Thiên Chúa chủ ý tạo dựng sự khác biệt nam nữ; đó không hề là một ‘tai nạn’ sinh học. Càng không phải là cấu trúc văn hóa thuần túy, một sản phẩm của điều kiện văn hóa, một sơ hở trong quá trình tăng triển. Không phải là ‘giống tính,’ mà là ‘phái tính.’
Như thế ‘phái tính’ không hề là một từ ngữ thêm nữa để đặt vấn đề phân biệt đối xử. Nó không phải là một phạm trù khả nghi, như ‘chủng tộc’ chẳng hạn. Việc lưu ý đến sự khác biệt phái tính chính đáng không phải là một dấu vết của thành kiến địa phương. Được ghi khắc vào trong nhiễm sắc thể của chúng ta, phái tính không phải là một thứ phụ tùng không thích đáng. Nó chính là món quà tạo dựng và một biểu hiện của Ý Chúa.
Là món qùa tặng của Thiên Chúa, thể xác ta cũng là một phúc lành; thực ra, Thiên Chúa chỉ trao tặng những món quà tốt lành mà thôi. Cái điệp khúc mà sách Sáng Thế lặp đi lặp lại sau mỗi ngày tạo dựng đã nói lên điều đó: “Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.” Riêng sau khi đã tạo dựng xong con người có nam có nữ, thì lần đầu tiên “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp” (St 1:31).
Xác thân còn nhắc nhở đến giáo lý về Nhập Thể: trong Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã trở thành hữu thể nhân linh có máu thịt thực sự. Tin Mừng thánh Gioan nói đơn giản thế này: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.” Còn Đức Cố Hồng Y Balan là Stefan Wyszynski thì nói một cách thực là dễ thương thế này: nơi Chúa Giêsu Kitô, con người gặp được một vị “Thiên Chúa đang mặc tã.”
Với Phaolô, thực tại xác thân của Chúa Giêsu trở thành viên đá vấp ngã cho nhiều người. Nhiều bè rối trong thời Kitô giáo xa xưa mang những danh xưng cầu kỳ như “Arianô,” hoặc “Nestoriô,” hay “nhất tính” thực ra đều có một điểm chung là không thừa nhận Chúa Giêsu Kitô là con người thật, có một xác thân thật sự như loài người. Họ cương quyết chối bỏ xác thể tính nơi Ngài. Họ không chấp nhận chân lý trung tâm của Kitô giáo, nghĩa là, Thiên Chúa mặc lấy thân xác loài người.
Xác thân cũng nhắc nhở ta về giáo lý Cứu Chuộc. Chúa Giêsu chịu khổ nạn vì ta; Ngài chịu chết cho ta. Một người có thể đau khổ vì sợ hãi hoặc quẫn trí hay ưu sầu, nhưng cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô không chỉ mang tính cách tâm lý. Ngài vã mồ hôi máu trên vầng trán của một con người. Tấm lưng Ngài in hằn những vết roi da quất vào. Đầu Ngài bị đâm thủng với những mạo gai nhọn sắc. Ngài thực sự quỵ ngã dưới sức nặng của cây thập tự. Chân tay Ngài đã bị đinh sắt chọc thủng. Ta không nên bỏ qua cảnh nước và máu tuôn ra nơi cạnh sườn Chúa Giêsu mà Gioan mô tả mà không nhớ rằng vị Thánh Sử đã viết như thế để nhắc nhở ta rằng Chúa Giêsu chính là người thật đã chịu đau khổ vì ta trong tấm thân của một con người thực sự.
Chúa Giêsu đã chết cho ta: một thân xác thật của một người đã được xức dầu, tẩm liệm và đặt trong mồ. Hãy lưu ý đến bài học ngôn ngữ của chúng ta. Chúng ta không hề bảo rằng ‘Thân Xác Chúa Giêsu đã chết cho ta,’ mà nói rằng: ‘Chúa Giêsu đã chết cho ta.’ Xác thịt của Chúa Giêsu không hề là một phần phụ thuộc; việc cứu độ vượt xa, rất xa, cái ý hướng suông. Căn tính của Chúa Giêsu thì gắn liền với Thân Xác Ngài.
Sự cứu chuộc của ta gắn liền với Thân Xác Chúa Kitô chặt chẽ đến độ sự Phục Sinh của Ngài là sự sống lại của một thân xác. Ngài không chinh phục tội lỗi và sự chết bằng việc Ngài chết đi. Ngài chinh phục tội lỗi và sự chết bằng việc Ngài sống lại. Chúa Giêsu là Đấng Cứu Chuộc ta khi “kẻ thù cuối cùng, tức sự chết,” bị loại trừ, khi Thân Xác Ngài sống lại trong vinh quang và bước ra khỏi mồ.
Xác thân còn nhắc nhở ta về giáo lý sau cùng của Kitô giáo, đó là Cánh Chung. Là Kitô hữu, ta nói rằng, “tôi tin xác loài người ta sẽ sống lại.” Ta nói thế vào Ngày Cuối Cùng khi mọi người nam cũng như nữ sẽ sống lại để được cứu rỗi hay bị luận phạt, hồn và xác. Là xác và hồn, nhân vị này đã làm điều lành hay làm điều dữ. Là hồn và xác, nhân vị này sẽ được thưởng hay bị phạt.
Rốt cuộc, việc thân xác sống lại không phải là một giáo lý vu vơ không đầu đuôi. Nó không phải là một thứ tặng thưởng mà Thiên Chúa hứa hẹn một cách độc đoán. Nếu ta thực sự tin Chúa Giêsu đã từ cõi chết sống lại, cả hồn lẫn xác, và nếu ta thực sự tin Ngài là Đấng Cứu Độ, thì tất nhiên việc thân xác sống lại sẽ tiếp theo sau. Là Đấng Cứu Độ, Chúa Giêsu cứu ta khỏi tội lỗi và các hậu quả của nó. Ngay từ những trang Kinh Thánh đầu tiên, ta đã thấy tai họa của tội lỗi chính là sự chết: bất tuân lệnh Chúa, làm điều Ngài ngăn cấm, đó chính là chết đi vậy. Nếu Chúa là Đấng Cứu Độ ta, Ngài tất phải cứu ta theo đúng như căn tính của mình, nghĩa là, như một hữu thể có xác và hồn. Tin vào việc thân xác phục sinh chính là như thế. Thiên Chúa là ‘Chúa của kẻ sống,’ Đấng mở toang cánh cửa ngục tù và cho thân xác ta sống lại. Do bởi Chúa mà không một chốn nghỉ ngơi nào trở thành ‘tối hậu’ cả. Việc thân xác phục sinh không là gì khác ngoài việc tất cả mọi sự đều tái hợp thống nhất trong Chúa Kitô, ‘khi Chúa trở thành tất cả cho mọi người.’
Nếu các lẽ thật của Kitô Giáo không giúp ta xác tín về ý nghĩa của xác thân con người, thì có lẽ phải nhờ đến việc khảo sát kinh nghiệm cá nhân của ta. Tính khả xúc và gần gũi của thân xác sẽ nhắc ta về tầm quan trọng của xác thân mình. Quá nhiều lần ta đã đánh mất ý nghĩa này. Quá nhiều khi các nhà tư tưởng đã hạ giá tầm quan trọng của thân xác. Thay vì coi nó như một cấu tố hình thành nên ta, quá nhiều lúc thân xác bị coi chỉ như là một sự vật, một thứ ‘dụng cụ’ kém giá hơn nhân vị. Thứ nhân loại học xa lạ này, lối hiểu sai lạc về hữu thể có xác thân của ta, thực sự không phù hợp với tư cách một Kitô hữu. Nhưng điều đó không hề khiến nó bị biến tan đi.
Hãy nghĩ đến cách nói năng của ta. Nếu tôi có lỡ tay bây giờ đấm vào mặt bạn, thì bạn sẽ hỏi: “sao bạn lại đánh tôi? “ Hãy chú ý đến điều ta nói: “sao bạn lại đánh tôi?” Bạn đã không nói: “Sao bạn lại đánh thân xác tôi?” Cách nói năng như thế chứng tỏ ta có trực giác về sự kiện ta là hữu thể có xác thân. Khi sờ mó thân thể là ta sờ mó chính mình. Đó là lý do tại sao các tội phạm như tấn công và hành hung đều là các tội ác chống lại con người, chứ không đơn thuần chỉ là tội vi phạm tài sản.
Thế nhưng thứ nhân loại học xa lạ này, vốn đã tách ly bản thân ta ra khỏi xác thân ta, vẫn con mang nhiều bức bách. Nó được tìm thấy trong phong trào trợ giúp an tử đưa đến việc giết phắt đi những kẻ ốm đau bệnh tật hoặc tàn phế bất khiển dụng. Biết rõ là ai cũng nhờm tởm việc giết người, cho nên nhóm người cổ võ cho việc trợ giúp an tử đã vội đề ra chính sách “tách biệt xác thân ra khỏi nhân vị” bằng cách cố chối bỏ nhân tính của những kẻ ốm đau tàn phế, bảo rằng họ đã ‘hết’ là nhân vị; giờ chỉ đáng gọi là ‘thực vật,’ y như phù thủy bùa phép ‘biến con người trở thành củ cải.’
Lối hiểu biết sai lạc này về nhân tính, vốn chối bỏ ý nghĩa của xác thân, cũng hiện diện trong cái gọi là ‘tranh luận’ về phá thai, lúc nào cũng sẵn sàng quả quyết rằng cái hữu thể có xác thân và mang tính di truyền duy nhất đang tăng triển trong bụng người phụ nữ không hề là một nhân vị, mà chỉ là một ‘nhúm mô,’ hay ‘mớ tế bào.’ Vì thế, trong cuộc ‘tranh luận’ về phá thai, thường là rất một chiều, thực tại xác thân của đứa trẻ chưa ra đời hầu như luôn luôn và một cách có hệ thống bị gạt ra bên ngoài. Trái tim bé xíu được 25 ngày đang nhè nhẹ đập, bộ óc tí hon vừa tròn 43 ngày đang sản xuất ra những làn sóng li ti, đôi mắt tí teo vừa được hình thành vào ngày thứ 19, những ngón tay bé bỏng đang bắt đầu mở nắm vào tuần lễ thứ 6, tất cả nhựng thứ này không bao giờ được đề cập đến trong cuộc ‘tranh luận’ về phá thai.
(còn một kỳ)