Thôi tranh cãi về từ Allah, Mã Lai dự liệu lập quan hệ với Vatican
KUALA LUMPUR, Malaysia. 04/07/2011- Ký giả Sean Yoong của AP đưa tin Thủ Tướng Mã Lai Najib Razak có chương trình sẽ gặp ĐTC Bênêđictô XVI vào trung tuần tháng 7 để thiết lập quan hệ ngoại giao.
Nếu cuộc gặp gỡ này được diễn ra như dự liệu, thì đây là lần thứ hai trong lịch sử một nhà lãnh đạo Mã Lai mà đa số dân chúng thuộc Hồi Giáo đến gặp gỡ Đức Giáo Hoàng.
Trước đây cựu Thủ Tướng của Mã Lai là ông Mahathir Mohamad đã có cuộc hội kiến với ĐGH Gioan Phaolô II vào năm 2002 để bàn về mối liên hệ giữa người Kitô Giáo và Hồi Giáo tại Trung Đông.
Ký giả Sean Yoong trích nguồn tin của một nhân vật trong chính quyền Mã Lai nói cuộc gặp gỡ để bàn vể việc Mã Lai và Tòa Thánh Vatican thiếp lập quan hệ ngoại giao. Hiện nay Mã Lai là 1 trong số 16 nước trên thế giới như Trung Quốc, Afghanistan, Miến Điện, Bắc Hàn, Saudi Arabia, Somalia và Việt Nam không có quan hệ ngoại giao trên cấp bậc đại sứ với Vatican.
Theo tin, tháp tùng thủ tướng Najib Razak đến Vatican kỳ này có đại diện của Giáo Hội Công Giáo Mã Lai là đức Tổng Giám Muc Murphy Parkiam, cai quản Tổng Giáo Phận thủ đô Kuala Lumpur.
Tưởng cũng nên nhắc lại vì đa số người Mã Lai theo Hồi Giáo nên trước đây chính quyền đã ban hành nhiều luật lệ thiên hẳn về Hồi Giáo,trong khi đó dân chúng Mã Lai thuộc nhiều sắc tộc. Hai sắc dân thiểu số có đông người nhất là người Tàu theo đạo Phật và người Ấn theo Ấn Giáo. Các người theo tôn giáo khác đã từng nêu lên vấn đề chính quyền Mã Lai đang muốn Hồi Giáo hóa toàn dân. Nổi bật nhất trong chuyện kì thị của chính quyền đối với Kitô Giáo là vụ tranh cãi rất ồn ào và lâu dài về danh từ Allah.
Sau thời gian dài, thông tấn xã AFP đưa tin vào ngày 31/12/2009 tòa thượng thẩm Mã Lai đã ra phán quyết rằng tờ Sứ Mệnh, cơ quan ngôn luận chính thức của Công Giáo Mã Lai, được quyền dùng từ Allah trong báo của mình. Phán quyết này được đưa ra sau thời gian tranh cãi lâu dài giữa tờ tuần san của Giáo Hội Công Giáo và chính quyền Mã Lai.
Phán quyết của tòa thượng thẩm buộc chính quyền Mã Lai phải chấm dứt ngay việc đe dọa đóng cửa tờ báo vì tờ báo đã dùng từ Allah để chỉ Chúa (God) trong Kitô Giáo.
Người Hồi Giáo thường nghĩ từ Allah là của riêng Hồi Giáo để chỉ đấng thượng đế tối cao và chỉ người Hồi Giáo mới được dùng từ Allah. Nhưng thực ra từ Allah đã có trước khi Hồi Giáo xuất hiện tại Trung Đông và tại Mã Lai chủ nhiệm tờ báo Công Giáo cũng trưng ra các bằng chứng cho thấy là từ Allah đã được người Mã Lai dùng trước khi Hồi Giáo truyền vào nước này. Người Công Giáo Mã Lai muốn dùng từ Allah vì muốn văn hóa Mã Lai được hội nhập Kitô Giáo.
Trong một phiên toà có đông đảo người tham dự, nữ chánh án Lau Bee Lan phán quyết rằng tuần san Công Giáo được quyền hiến định dùng từ Allah và việc chính quyền cấm tờ báo dùng từ Allah là vi hiến, không có giá trị và phải huỷ bỏ lệnh cấm..
Vị chánh án cũng bác bỏ lập luận của chính quyền cho rằng nếu người Kitô Giáo dùng từ Allah thì nền an ninh của Mã Lai sẽ bị đe doạ. Bà nói không có bằng chứng nào biện minh cho lập luận này.
Linh mục chủ bút tuần san Công Giáo ở Mã Lai là cha Lawrence Andrew tuyên bố rất hài lòng với phán quyết của tòa án và tờ tuần san sẽ dùng từ Allah trong các ấn bản sau này. Linh Mục chủ bút cũng nói thêm là từ đây người tín hữu Kitô Giáo được tự do dùng từ Allah mà không sợ chính quyền can thiệp.
Tờ Sứ Mệnh được viết bằng 4 ngôn ngữ khác nhau, phát hành mỗi tuần 14,000 số trong một quốc gia có 850,000 người Công Giáo.
Tưởng cũng nên nhắc lại về phương diện chủng tộc, dân số Mã Lai là 28 triệu người trong đó người Mã Lai chiếm 53.3%, Tàu 26%, thổ dân 11.8%, Ấn Độ 7.7%.
Về phương diện tôn giáo. Hồi giáo chiến 60.4%, Phật Giáo 19.2%, Kitô Giáo 9.1% Ấn Giáo 6.3%. Tôn giáo khác 5%.
Nguyễn Long Thao
Nếu cuộc gặp gỡ này được diễn ra như dự liệu, thì đây là lần thứ hai trong lịch sử một nhà lãnh đạo Mã Lai mà đa số dân chúng thuộc Hồi Giáo đến gặp gỡ Đức Giáo Hoàng.
Trước đây cựu Thủ Tướng của Mã Lai là ông Mahathir Mohamad đã có cuộc hội kiến với ĐGH Gioan Phaolô II vào năm 2002 để bàn về mối liên hệ giữa người Kitô Giáo và Hồi Giáo tại Trung Đông.
Ký giả Sean Yoong trích nguồn tin của một nhân vật trong chính quyền Mã Lai nói cuộc gặp gỡ để bàn vể việc Mã Lai và Tòa Thánh Vatican thiếp lập quan hệ ngoại giao. Hiện nay Mã Lai là 1 trong số 16 nước trên thế giới như Trung Quốc, Afghanistan, Miến Điện, Bắc Hàn, Saudi Arabia, Somalia và Việt Nam không có quan hệ ngoại giao trên cấp bậc đại sứ với Vatican.
Theo tin, tháp tùng thủ tướng Najib Razak đến Vatican kỳ này có đại diện của Giáo Hội Công Giáo Mã Lai là đức Tổng Giám Muc Murphy Parkiam, cai quản Tổng Giáo Phận thủ đô Kuala Lumpur.
Tưởng cũng nên nhắc lại vì đa số người Mã Lai theo Hồi Giáo nên trước đây chính quyền đã ban hành nhiều luật lệ thiên hẳn về Hồi Giáo,trong khi đó dân chúng Mã Lai thuộc nhiều sắc tộc. Hai sắc dân thiểu số có đông người nhất là người Tàu theo đạo Phật và người Ấn theo Ấn Giáo. Các người theo tôn giáo khác đã từng nêu lên vấn đề chính quyền Mã Lai đang muốn Hồi Giáo hóa toàn dân. Nổi bật nhất trong chuyện kì thị của chính quyền đối với Kitô Giáo là vụ tranh cãi rất ồn ào và lâu dài về danh từ Allah.
Sau thời gian dài, thông tấn xã AFP đưa tin vào ngày 31/12/2009 tòa thượng thẩm Mã Lai đã ra phán quyết rằng tờ Sứ Mệnh, cơ quan ngôn luận chính thức của Công Giáo Mã Lai, được quyền dùng từ Allah trong báo của mình. Phán quyết này được đưa ra sau thời gian tranh cãi lâu dài giữa tờ tuần san của Giáo Hội Công Giáo và chính quyền Mã Lai.
Phán quyết của tòa thượng thẩm buộc chính quyền Mã Lai phải chấm dứt ngay việc đe dọa đóng cửa tờ báo vì tờ báo đã dùng từ Allah để chỉ Chúa (God) trong Kitô Giáo.
Người Hồi Giáo thường nghĩ từ Allah là của riêng Hồi Giáo để chỉ đấng thượng đế tối cao và chỉ người Hồi Giáo mới được dùng từ Allah. Nhưng thực ra từ Allah đã có trước khi Hồi Giáo xuất hiện tại Trung Đông và tại Mã Lai chủ nhiệm tờ báo Công Giáo cũng trưng ra các bằng chứng cho thấy là từ Allah đã được người Mã Lai dùng trước khi Hồi Giáo truyền vào nước này. Người Công Giáo Mã Lai muốn dùng từ Allah vì muốn văn hóa Mã Lai được hội nhập Kitô Giáo.
Trong một phiên toà có đông đảo người tham dự, nữ chánh án Lau Bee Lan phán quyết rằng tuần san Công Giáo được quyền hiến định dùng từ Allah và việc chính quyền cấm tờ báo dùng từ Allah là vi hiến, không có giá trị và phải huỷ bỏ lệnh cấm..
Vị chánh án cũng bác bỏ lập luận của chính quyền cho rằng nếu người Kitô Giáo dùng từ Allah thì nền an ninh của Mã Lai sẽ bị đe doạ. Bà nói không có bằng chứng nào biện minh cho lập luận này.
Linh mục chủ bút tuần san Công Giáo ở Mã Lai là cha Lawrence Andrew tuyên bố rất hài lòng với phán quyết của tòa án và tờ tuần san sẽ dùng từ Allah trong các ấn bản sau này. Linh Mục chủ bút cũng nói thêm là từ đây người tín hữu Kitô Giáo được tự do dùng từ Allah mà không sợ chính quyền can thiệp.
Tờ Sứ Mệnh được viết bằng 4 ngôn ngữ khác nhau, phát hành mỗi tuần 14,000 số trong một quốc gia có 850,000 người Công Giáo.
Tưởng cũng nên nhắc lại về phương diện chủng tộc, dân số Mã Lai là 28 triệu người trong đó người Mã Lai chiếm 53.3%, Tàu 26%, thổ dân 11.8%, Ấn Độ 7.7%.
Về phương diện tôn giáo. Hồi giáo chiến 60.4%, Phật Giáo 19.2%, Kitô Giáo 9.1% Ấn Giáo 6.3%. Tôn giáo khác 5%.
Nguyễn Long Thao