(CNS). Tin từ Vatican. Trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần của ngài vào ngày 9 tháng Tám, ĐGH Phanxicô nói rằng Thiên Chúa đã không chọn những người hoàn hảo để xây dựng Hội Thánh của ngài, nhưng lại chọn những người tội lỗi đã cảm nghiệm được tình yêu và sự tha thứ của ngài.
ĐGH nhắc đến đoạn Phúc Âm của Thánh Luca kể về việc Chúa tha thứ cho người đàn bà tội lỗi chứng tỏ hành động của ngài đi ngược với suy nghĩ chung của con người vào thời đại ấy là “phân biệt rõ ràng” giữa trong sạch và ô uế.
“Thời ấy có nhiều kinh sư cho rằng mình hoàn hảo và tôi nghĩ hiện nay cũng có nhiều người gọi là Công Giáo nghĩ là mình hoàn hảo và rồi coi thường người khác. Việc Chúa tha thứ cho người đàn bà tội lỗi được người ta cho là có “thái độ gây nhiều tai tiếng” vào thời ấy. Người đàn bà là một trong số bao người tội lỗi đã được nhiều người đến thăm một cách kín đáo, ngay cả những người đã từng lên án người tội lỗi.
“Dù rằng tình yêu của Chúa Giêsu dành cho người đau yếu và người bị gạt bên lề xã hội “làm khó chịu những người đương thời”, nhưng lại tỏ lộ trái tim yêu thương của Thiên Chúa là nơi mà những anh chị em đau khổ có thể tìm thấy yêu thương, cảm thông và chữa lành.
“Ngày nay có bao nhiêu người vẫn tiếp tục một đời sống bên lề bởi vì họ không tìm thấy ai muốn chấp nhận họ theo một cách khác, nhìn họ với cái nhìn khác hay tốt hơn. Nhưng với trái tim của Thiên Chúa, mang niềm hy vọng “Chúa Giêsu thấy khả năng của một cuộc phục sinh ngay cả với những người đã có rất nhiều sự lựa chọn sai trái.
“Nhiều khi người Kitô hữu chúng ta quen dần với ơn tha tội và nhận lãnh tình yêu vô điều kiện của Chúa mà quên đi cái giá quá mắc Chúa phải trả bằng cách chết đau đớn trên thập giá.
“Khi tha thứ cho kẻ có tội, Chúa không tìm cách giải hóa họ khỏi tội lỗi nhưng cho kẻ tội lỗi tìm lại được hy vọng trong đời sống mới, một đời sống đánh dấu bằng tình yêu”
ĐGH Phanxicô kết luận rằng “Giáo Hội là cộng đoàn gồm những người tội lỗi đã trải nghiệm lòng thương xót và ơn tha thứ của Thiên Chúa. Tất cả Kitô hữu đều là tội nhân cần lòng thương xót của Thiên Chúa để chúng ta được tăng thêm sức mạnh và hy vọng.”
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐGH nhắc đến đoạn Phúc Âm của Thánh Luca kể về việc Chúa tha thứ cho người đàn bà tội lỗi chứng tỏ hành động của ngài đi ngược với suy nghĩ chung của con người vào thời đại ấy là “phân biệt rõ ràng” giữa trong sạch và ô uế.
“Thời ấy có nhiều kinh sư cho rằng mình hoàn hảo và tôi nghĩ hiện nay cũng có nhiều người gọi là Công Giáo nghĩ là mình hoàn hảo và rồi coi thường người khác. Việc Chúa tha thứ cho người đàn bà tội lỗi được người ta cho là có “thái độ gây nhiều tai tiếng” vào thời ấy. Người đàn bà là một trong số bao người tội lỗi đã được nhiều người đến thăm một cách kín đáo, ngay cả những người đã từng lên án người tội lỗi.
“Dù rằng tình yêu của Chúa Giêsu dành cho người đau yếu và người bị gạt bên lề xã hội “làm khó chịu những người đương thời”, nhưng lại tỏ lộ trái tim yêu thương của Thiên Chúa là nơi mà những anh chị em đau khổ có thể tìm thấy yêu thương, cảm thông và chữa lành.
“Ngày nay có bao nhiêu người vẫn tiếp tục một đời sống bên lề bởi vì họ không tìm thấy ai muốn chấp nhận họ theo một cách khác, nhìn họ với cái nhìn khác hay tốt hơn. Nhưng với trái tim của Thiên Chúa, mang niềm hy vọng “Chúa Giêsu thấy khả năng của một cuộc phục sinh ngay cả với những người đã có rất nhiều sự lựa chọn sai trái.
“Nhiều khi người Kitô hữu chúng ta quen dần với ơn tha tội và nhận lãnh tình yêu vô điều kiện của Chúa mà quên đi cái giá quá mắc Chúa phải trả bằng cách chết đau đớn trên thập giá.
“Khi tha thứ cho kẻ có tội, Chúa không tìm cách giải hóa họ khỏi tội lỗi nhưng cho kẻ tội lỗi tìm lại được hy vọng trong đời sống mới, một đời sống đánh dấu bằng tình yêu”
ĐGH Phanxicô kết luận rằng “Giáo Hội là cộng đoàn gồm những người tội lỗi đã trải nghiệm lòng thương xót và ơn tha thứ của Thiên Chúa. Tất cả Kitô hữu đều là tội nhân cần lòng thương xót của Thiên Chúa để chúng ta được tăng thêm sức mạnh và hy vọng.”
Giuse Thẩm Nguyễn