Học giả Hồi giáo Mã Lai lại ngăn cản việc sử dụng từ "Allah" để chỉ Thiên Chúa
Kuala Lumpur (AsiaNews/Agencies) - Việc sử dụng từ "Allah" để đề cập đến Thiên Chúa của Kitô hữu phải chấm dứt vì nó có thể gây ra sự giận dữ cho người Hồi giáo: đây là lập trường của một nhân vật Hồi giáo nổi tiếng Malaysia, Mohd Sani Badron, đưa ra trong một bài phát biểu hôm 21/07 tại hội nghị Hiểu biết về Hồi giáo Malaysia (Ikimono) tái mở ra các tranh cãi về thuật ngữ tiếng địa phương của bản dịch Kinh Thánh khi đề cập đến Thiên Chúa. Sự tấn công của các học giả Hồi giáo xuất hiện chỉ một vài ngày sau cuộc hội kiến lịch sử giữa Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Razak và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, một bước đầu tiên hướng tới quan hệ ngoại giao giữa Malaysia và Tòa Thánh.
Trong diễn văn mang tựa đề " Kontroversi Nama Khas 'Allah' Agama Dalam Konteks Pluralism", ông Badron, Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội, cho hay: "việc nhầm lẫn từ ngữ 'Thiên Chúa' là 'Allah' trong Kinh Thánh tiếng Mã Lai phải bị bỏ đi vì nó trình bày một cách sai lầm hai tôn giáo là ngang nhau". "Việc dịch thuật 'Thiên Chúa' là 'Allah' hết sức sai lạc, nó phải được dịch một cách chính xác ... chúng tôi hiểu rằng không chỉ từ ngữ, mà ý nghĩa cũng sai và không chính xác". Ông cho hay thêm: "Nhìn vào ý nghĩa, thuật ngữ chính xác để dịch 'Thiên Chúa' trong Kitô giáo là 'Tuhan' và từ 'Chúa' là 'Tuhan', chứ không phải là 'Allah' ".
Tờ Công Giáo địa phương, 'Herald Malaysia" đã thắng vụ kiện tại Tối Cao Pháp Viện hai năm trước đây để có được quyền công bố từ "Allah" khi đề cập đến Thiên Chúa Kitô giáo, nhưng không thể sử dụng nó vì có kháng cáo bởi chính phủ, và bản án đã bị kéo từ đó ở Toà Phúc thẩm. Trường hợp của Kinh Thánh bằng tiếng Mã Lai bị chặn tại các cảng Klang và Kuching hai năm trước đây, và chỉ được phát hành gần đây cho thấy sự chia rẽ rõ rệt giữa người Hồi giáo và người không theo Hồi giáo.
Theo ông Mohd Sani Badron việc dịch thuật Thiên Chúa Kitô giáo là "Allah" là không bày tỏ sự tôn trọng. "Thuật ngữ 'Allah' là một thuật ngữ của sự kính trọng của người Hồi giáo, hành động tư pháp này đã lan rộng nhận thức rằng người Hồi giáo bị áp bức, và chắc chắn sẽ dấy lên sự giận dữ cao độ của cộng đồng Hồi giáo".
Tuy nhiên, các Kitô hữu đã công bố một tự điển Latin-Mã Lai 400 tuổi, trong đó cho thấy ngay từ đầu từ "Allah" đã được sử dụng để định nghĩa là Thiên Chúa trong Kinh Thánh bằng ngôn ngữ địa phương.
Lã Thụ Nhân
Kuala Lumpur (AsiaNews/Agencies) - Việc sử dụng từ "Allah" để đề cập đến Thiên Chúa của Kitô hữu phải chấm dứt vì nó có thể gây ra sự giận dữ cho người Hồi giáo: đây là lập trường của một nhân vật Hồi giáo nổi tiếng Malaysia, Mohd Sani Badron, đưa ra trong một bài phát biểu hôm 21/07 tại hội nghị Hiểu biết về Hồi giáo Malaysia (Ikimono) tái mở ra các tranh cãi về thuật ngữ tiếng địa phương của bản dịch Kinh Thánh khi đề cập đến Thiên Chúa. Sự tấn công của các học giả Hồi giáo xuất hiện chỉ một vài ngày sau cuộc hội kiến lịch sử giữa Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Razak và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, một bước đầu tiên hướng tới quan hệ ngoại giao giữa Malaysia và Tòa Thánh.
Trong diễn văn mang tựa đề " Kontroversi Nama Khas 'Allah' Agama Dalam Konteks Pluralism", ông Badron, Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội, cho hay: "việc nhầm lẫn từ ngữ 'Thiên Chúa' là 'Allah' trong Kinh Thánh tiếng Mã Lai phải bị bỏ đi vì nó trình bày một cách sai lầm hai tôn giáo là ngang nhau". "Việc dịch thuật 'Thiên Chúa' là 'Allah' hết sức sai lạc, nó phải được dịch một cách chính xác ... chúng tôi hiểu rằng không chỉ từ ngữ, mà ý nghĩa cũng sai và không chính xác". Ông cho hay thêm: "Nhìn vào ý nghĩa, thuật ngữ chính xác để dịch 'Thiên Chúa' trong Kitô giáo là 'Tuhan' và từ 'Chúa' là 'Tuhan', chứ không phải là 'Allah' ".
Tờ Công Giáo địa phương, 'Herald Malaysia" đã thắng vụ kiện tại Tối Cao Pháp Viện hai năm trước đây để có được quyền công bố từ "Allah" khi đề cập đến Thiên Chúa Kitô giáo, nhưng không thể sử dụng nó vì có kháng cáo bởi chính phủ, và bản án đã bị kéo từ đó ở Toà Phúc thẩm. Trường hợp của Kinh Thánh bằng tiếng Mã Lai bị chặn tại các cảng Klang và Kuching hai năm trước đây, và chỉ được phát hành gần đây cho thấy sự chia rẽ rõ rệt giữa người Hồi giáo và người không theo Hồi giáo.
Theo ông Mohd Sani Badron việc dịch thuật Thiên Chúa Kitô giáo là "Allah" là không bày tỏ sự tôn trọng. "Thuật ngữ 'Allah' là một thuật ngữ của sự kính trọng của người Hồi giáo, hành động tư pháp này đã lan rộng nhận thức rằng người Hồi giáo bị áp bức, và chắc chắn sẽ dấy lên sự giận dữ cao độ của cộng đồng Hồi giáo".
Tuy nhiên, các Kitô hữu đã công bố một tự điển Latin-Mã Lai 400 tuổi, trong đó cho thấy ngay từ đầu từ "Allah" đã được sử dụng để định nghĩa là Thiên Chúa trong Kinh Thánh bằng ngôn ngữ địa phương.
Lã Thụ Nhân