Kuala Lumpur, ngày 22 Tháng Mười (AsiaNews) - Kitô hữu sống ở thủ đô Kuala Lumpur (Mã Lai Á) và các khu vực xung quanh lo ngại vì thiếu đất chôn người chết. Các nghĩa trang công cộng dành cho người không theo Hồi giáo hầu như đã đầy, vấn đề trở nên tồi tệ hơn bởi theo lệ thường, Giáo Hội quy định thì không cho phép chôn bên ngoài nơi cư trú.
Nghĩa trang Kitô giáo Shah Alam là một ví dụ. Chỉ có người dân địa phương mới có thể được chôn cất ở trong đó. Ở một số nơi, chỉ những người giàu có mới đủ khả năng chôn cất bên ngoài khu vực nghĩa trang công cộng. Một vị trí trong một nghĩa trang tư nhân có thể có giá lên tới 1.500 Mỹ Kim.
Hầu hết người Công giáo Mã Lai Á thích mai táng, còn hỏa táng thì thường gắn liền với các tôn giáo khác như Phật giáo. Sự lựa chọn này bắt nguồn từ truyền thống Công giáo, coi thân xác như là một cái gì đó thiêng liêng. Tuy nhiên, không giống như Hồi giáo, Giáo hội Công giáo không cấm đoán việc hỏa táng.
Hệ quả của việc thiếu không gian trong một quốc gia đang phát triển nhanh như Mã Lai Á khiến cho nhiều người Công giáo chọn hình thức hỏa táng, giá cả rẻ hơn và thực tế hơn.
"Chúng tôi mang đến điều kiện như thế này bởi vì không còn có sự lựa chọn nào khác, trừ khi bạn muốn được chôn cất xa nhà?", John de Souza - nhân viên tư vấn tang lễ nói. Đối với các gia đình vẫn cứ khăng khăng muốn chôn, Souza đưa họ đến Malacca - cách một giờ xe chạy, ở đấy không đông đúc như ở Kuala Lumpur.
Tuy nhiên, việc chôn cất tại quốc gia này bắt đầu đã quá tải, các Kitô hữu của Mã Lai Á bây giờ có thể chấp nhận việc hỏa táng là một lẽ thường tình.
Đã có một số nơi lân cận - như là Tân Gia Ba (Singapore) chẳng hạn - việc chôn cất gần như chưa từng được nghe thấy vì phần lớn người chết đều giải quyết bằng hỏa táng. Kitô hữu chiếm 9% trong tổng số 27 triệu dân của Mã Lai Á.
Nghĩa trang Kitô giáo Shah Alam là một ví dụ. Chỉ có người dân địa phương mới có thể được chôn cất ở trong đó. Ở một số nơi, chỉ những người giàu có mới đủ khả năng chôn cất bên ngoài khu vực nghĩa trang công cộng. Một vị trí trong một nghĩa trang tư nhân có thể có giá lên tới 1.500 Mỹ Kim.
Hầu hết người Công giáo Mã Lai Á thích mai táng, còn hỏa táng thì thường gắn liền với các tôn giáo khác như Phật giáo. Sự lựa chọn này bắt nguồn từ truyền thống Công giáo, coi thân xác như là một cái gì đó thiêng liêng. Tuy nhiên, không giống như Hồi giáo, Giáo hội Công giáo không cấm đoán việc hỏa táng.
Hệ quả của việc thiếu không gian trong một quốc gia đang phát triển nhanh như Mã Lai Á khiến cho nhiều người Công giáo chọn hình thức hỏa táng, giá cả rẻ hơn và thực tế hơn.
"Chúng tôi mang đến điều kiện như thế này bởi vì không còn có sự lựa chọn nào khác, trừ khi bạn muốn được chôn cất xa nhà?", John de Souza - nhân viên tư vấn tang lễ nói. Đối với các gia đình vẫn cứ khăng khăng muốn chôn, Souza đưa họ đến Malacca - cách một giờ xe chạy, ở đấy không đông đúc như ở Kuala Lumpur.
Tuy nhiên, việc chôn cất tại quốc gia này bắt đầu đã quá tải, các Kitô hữu của Mã Lai Á bây giờ có thể chấp nhận việc hỏa táng là một lẽ thường tình.
Đã có một số nơi lân cận - như là Tân Gia Ba (Singapore) chẳng hạn - việc chôn cất gần như chưa từng được nghe thấy vì phần lớn người chết đều giải quyết bằng hỏa táng. Kitô hữu chiếm 9% trong tổng số 27 triệu dân của Mã Lai Á.