Người bệnh bại liệt và cha bề trên
Vào năm 1970, tôi được Đức Cha cố Phaolô Seitz đem tôi trở lại bệnh viện Grall, Saigon, để tiếp tục chữa trị căn bệnh nghiệt ngã. Bệnh “liệt tủy sống” đã làm cho tôi chẳng còn cảm giác từ vùng ngực trở xuống mà trước đó bố mẹ tôi vì nghèo khó đã phải đem con về nhà để đón nhận hậu quả ắt phải đến của bệnh tật.
Sau khi Đức Cha ra về, chiều hôm đó tôi được một vị khách lạ đến thăm. Khi nhìn người khách lạ hoắc đã lớn tuổi, mặc trên người đồng phục bệnh nhân đến gần giường, tôi không vui cũng không buồn, lặng lẽ thưa: “Chào ông ạ!”
Người đàn ông mỉm cười rất thân thiện. Đôi mắt nhân ái dù nét mặt tái nhợt và gầy gò của một bệnh nhân. Ông đặt nơi đầu giường tôi gói quà rồi chậm rãi thăm hỏi:”Anh thấy thế nào? Có cảm thấy an tâm chưa?”.
“Dạ có chút chút thôi ạ!”, tôi đáp lễ gọn nhẹ bởi thực sự tôi còn đang muốn biết người đến thăm là ai. Nên tôi thắc mắc liền sau đó:”Xin cho hỏi ông đây là... ”.
Không chờ tôi nói hết câu, ông ta nắn nót nhẹ nhàng nhưng trìu mến: “Tôi là cha bề trên dòng Phanxicô khó khăn. Sáng nay gặp Đức Cha Seitz, Ngài cho biết anh là con cái của Ngài mới nhập viện trở lại với căn bệnh khá đau thương. Nên tôi cũng muốn chia sẻ với anh nỗi buồn phiền nhưng cũng đừng quá khổ đau để rồi taí tê quên đi Thánh Y Chúa”.
Nói tới đây cha bề trên nhìn sâu vào mắt tôi tìm phản ứng. Tôi rụt rè đôi chút nhưng rồi bình tâm hơn. Tôi không để cha bối rối, tôi kính cẩn xúc động: ”Con rất sung sướng khi được cha đến thăm và an ủi trong những lúc tuyệt vọng như thế này”.”Cha hiểu điều này lắm chứ,”cha bề trên ngập ngừng trong giây lát,”... nhưng.. . có lẽ anh không quên lới thánh Phêrô đáp lại sau khi Chúa Giêsu chất vất lần thứ ba trên bờ hồ Tibêria. Đó là”Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự”. Và hôm nay đây, cha muốn anh tin tưởng mãnh liệt nơi Chúa dù anh đang phải gánh chịu những đau đớn của thể xác. Tất cả đều do thánh ý Chúa mà thôi. Anh chớ vội tuyệt vọng dù nơi đây chắc chắn anh chẳng muốn đến”.
Khi biết tôi vẫn lặng thinh và trong ánh mắt có phần nào biểu lộ sự đồng cảm lắng nghe, cha an tâm dẫn vào chuyện:”Như người ta vẫn nói vui, Chúa Giêsu là thầy bói đại tài khi Ngài cho biết trước, thánh Phêrô khi về già sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn đến nơi chẳng muốn. Đúng như câu chuyện”Quo vadis”đã mô tả về cái chết treo ngược trên thập tự của thánh Phêrô. Thế nên, suy đi nghĩ lại, anh cũng đừng nên bi quan chán nản mà hãy phó thác trong tay Chúa vì “Thầy biết rõ mọi sự””. Sau đó ngài kể cho tôi nghe câu chuyện để giúp tôi tìm lại niềm tin vào cuộc sống và vào hồng ân Chúa Quan Phòng hơn.
Số là anh Samuel trở về nhà trên chiếc xe lăn sau cuộc chiến. Vết thương nơi cột sống làm anh liệt từ thắt lưng trở xuống và không thể nào đứng trên đôi chân của mình được nữa. Anh bi quan chán nản và tuyệt vọng khi cánh cửa cuộc đời khép lại trước tuổi xuân phơi phới. Và cái chết là điều anh suy nghĩ đến nhiều nhất. Một lần anh lặng lẽ lăn xe vào rừng rồi lao thẳng xuống dòng sông chảy xiết. Nhưng định mệnh đã không chiều theo ý anh. Một nữ tu tản bộ trong rừng đã bất chấp nguy hiểm nhảy xuống dòng sông để lôi anh lên. Vị nữ tu sau đó trở lại thường xuyên chăm sóc vỗ về anh. Từ đấy bà sơ trẻ tuổi trở thành vị cứu tinh cho một linh hồn đầy thương tổn và chính người nữ này đã truyền cho Samuel niềm tin yêu cuộc sống để đối đầu với bao thử thách gian nan nghiệt ngã của số phận.
Từ đó Samuel từ bỏ ý định kết thúc cuộc đời, tìm lại những ước mơ hoài bão từ khi còn khỏe mạnh. Rồi tình cảm khác lạ nảy nở giữa người thanh niên bại liệt với nữ tu khả ái. Chuyện tình vỡ lở. Mọi người kháo nhau ầm ĩ đến nỗi cha bề trên cho mời hai người lên để thẩm vấn. Sau khi nắm rõ ngọn nguồn, ngài xúc động nói:”Ta rất hiểu các con. Cha biết các con đến với nhau bằng thứ tình yêu trong sáng. Chính Thiên Chúa toàn năng đã chỉ đường dẫn lối cho con của Người cứu vớt một linh hồn sắp gục ngã.. . Chẳng lẽ ta làm trái ý Người mà chia rẽ các con sao!”
Rồi quay sang vị nữ tu ngài truyền dậy:”Con hãy về lại với đời và làm nốt phần việc của mình.. . Coi như con được “biệt phái”sang làm công tác thế tục, đó cũng là môt cách cống hiến cho đức tin nơi Chúa Nhân Lành”. Từ đó hai người sống với nhau rất đỗi hạnh phúc dù chẳng thể có con và cũng chưa một lần nếm trải hương vị của “trái cấm”nữa. Bây giờ sau 30 năm họ vẫn sống êm đềm tại một thị trấn nhỏ. Và thường xuyên người vợ vẫn đẩy xe lăn đưa ông chồng họa sĩ đi khắp nơi tham gia các công tác thiện nguyện hay vận động đóng góp để xây dựng một ngôi trường nào đó cho trẻ em khuyết tật.
Trước khi chia tay tôi, cha bề trên chúc tôi bình an và mong rằng tôi luôn cầu nguyện để nhận ra Tình Yêu Vô Biên của Thiên Chúa là Dấng Hay Xót Thương.
Hôm nay, sau 34 năm trôi qua, câu chuyện giữa tôi và cha bề trên dòng Phanxicô khó khăn vẫn như còn tươi mới. Tôi đã có một gia đình đàng hoàng. Nhưng đôi chân của tôi lúc này đã không còn lết được như trước kia nữa. Nó đang đòi một chiếc xe lăn để di chuyển. Nội tạng trước kia đã suy yếu nay giảm mạnh đến nỗi không còn cho phép tôi làm công việc gì bên ngoài xã hội ngay cả đi đến những nơi khác không phải là gia đình nho nhỏ của tôi. Tôi đang rơi vào hoàn cảnh bi đát. Lắm lúc rệt rã chán chường rồi kiệt quệ. Thế nhưng khi đọc lại bài Tin Mừng CN III Phục Sinh, tôi thật vững tâm hơn vào Chúa Quan Phòng như thánh Phêrô thưa cùng Chúa:”Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy”.(Ga 21,17)
Saigon 23/4/2004
Vào năm 1970, tôi được Đức Cha cố Phaolô Seitz đem tôi trở lại bệnh viện Grall, Saigon, để tiếp tục chữa trị căn bệnh nghiệt ngã. Bệnh “liệt tủy sống” đã làm cho tôi chẳng còn cảm giác từ vùng ngực trở xuống mà trước đó bố mẹ tôi vì nghèo khó đã phải đem con về nhà để đón nhận hậu quả ắt phải đến của bệnh tật.
Sau khi Đức Cha ra về, chiều hôm đó tôi được một vị khách lạ đến thăm. Khi nhìn người khách lạ hoắc đã lớn tuổi, mặc trên người đồng phục bệnh nhân đến gần giường, tôi không vui cũng không buồn, lặng lẽ thưa: “Chào ông ạ!”
Người đàn ông mỉm cười rất thân thiện. Đôi mắt nhân ái dù nét mặt tái nhợt và gầy gò của một bệnh nhân. Ông đặt nơi đầu giường tôi gói quà rồi chậm rãi thăm hỏi:”Anh thấy thế nào? Có cảm thấy an tâm chưa?”.
“Dạ có chút chút thôi ạ!”, tôi đáp lễ gọn nhẹ bởi thực sự tôi còn đang muốn biết người đến thăm là ai. Nên tôi thắc mắc liền sau đó:”Xin cho hỏi ông đây là... ”.
Không chờ tôi nói hết câu, ông ta nắn nót nhẹ nhàng nhưng trìu mến: “Tôi là cha bề trên dòng Phanxicô khó khăn. Sáng nay gặp Đức Cha Seitz, Ngài cho biết anh là con cái của Ngài mới nhập viện trở lại với căn bệnh khá đau thương. Nên tôi cũng muốn chia sẻ với anh nỗi buồn phiền nhưng cũng đừng quá khổ đau để rồi taí tê quên đi Thánh Y Chúa”.
Nói tới đây cha bề trên nhìn sâu vào mắt tôi tìm phản ứng. Tôi rụt rè đôi chút nhưng rồi bình tâm hơn. Tôi không để cha bối rối, tôi kính cẩn xúc động: ”Con rất sung sướng khi được cha đến thăm và an ủi trong những lúc tuyệt vọng như thế này”.”Cha hiểu điều này lắm chứ,”cha bề trên ngập ngừng trong giây lát,”... nhưng.. . có lẽ anh không quên lới thánh Phêrô đáp lại sau khi Chúa Giêsu chất vất lần thứ ba trên bờ hồ Tibêria. Đó là”Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự”. Và hôm nay đây, cha muốn anh tin tưởng mãnh liệt nơi Chúa dù anh đang phải gánh chịu những đau đớn của thể xác. Tất cả đều do thánh ý Chúa mà thôi. Anh chớ vội tuyệt vọng dù nơi đây chắc chắn anh chẳng muốn đến”.
Khi biết tôi vẫn lặng thinh và trong ánh mắt có phần nào biểu lộ sự đồng cảm lắng nghe, cha an tâm dẫn vào chuyện:”Như người ta vẫn nói vui, Chúa Giêsu là thầy bói đại tài khi Ngài cho biết trước, thánh Phêrô khi về già sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn đến nơi chẳng muốn. Đúng như câu chuyện”Quo vadis”đã mô tả về cái chết treo ngược trên thập tự của thánh Phêrô. Thế nên, suy đi nghĩ lại, anh cũng đừng nên bi quan chán nản mà hãy phó thác trong tay Chúa vì “Thầy biết rõ mọi sự””. Sau đó ngài kể cho tôi nghe câu chuyện để giúp tôi tìm lại niềm tin vào cuộc sống và vào hồng ân Chúa Quan Phòng hơn.
Số là anh Samuel trở về nhà trên chiếc xe lăn sau cuộc chiến. Vết thương nơi cột sống làm anh liệt từ thắt lưng trở xuống và không thể nào đứng trên đôi chân của mình được nữa. Anh bi quan chán nản và tuyệt vọng khi cánh cửa cuộc đời khép lại trước tuổi xuân phơi phới. Và cái chết là điều anh suy nghĩ đến nhiều nhất. Một lần anh lặng lẽ lăn xe vào rừng rồi lao thẳng xuống dòng sông chảy xiết. Nhưng định mệnh đã không chiều theo ý anh. Một nữ tu tản bộ trong rừng đã bất chấp nguy hiểm nhảy xuống dòng sông để lôi anh lên. Vị nữ tu sau đó trở lại thường xuyên chăm sóc vỗ về anh. Từ đấy bà sơ trẻ tuổi trở thành vị cứu tinh cho một linh hồn đầy thương tổn và chính người nữ này đã truyền cho Samuel niềm tin yêu cuộc sống để đối đầu với bao thử thách gian nan nghiệt ngã của số phận.
Từ đó Samuel từ bỏ ý định kết thúc cuộc đời, tìm lại những ước mơ hoài bão từ khi còn khỏe mạnh. Rồi tình cảm khác lạ nảy nở giữa người thanh niên bại liệt với nữ tu khả ái. Chuyện tình vỡ lở. Mọi người kháo nhau ầm ĩ đến nỗi cha bề trên cho mời hai người lên để thẩm vấn. Sau khi nắm rõ ngọn nguồn, ngài xúc động nói:”Ta rất hiểu các con. Cha biết các con đến với nhau bằng thứ tình yêu trong sáng. Chính Thiên Chúa toàn năng đã chỉ đường dẫn lối cho con của Người cứu vớt một linh hồn sắp gục ngã.. . Chẳng lẽ ta làm trái ý Người mà chia rẽ các con sao!”
Rồi quay sang vị nữ tu ngài truyền dậy:”Con hãy về lại với đời và làm nốt phần việc của mình.. . Coi như con được “biệt phái”sang làm công tác thế tục, đó cũng là môt cách cống hiến cho đức tin nơi Chúa Nhân Lành”. Từ đó hai người sống với nhau rất đỗi hạnh phúc dù chẳng thể có con và cũng chưa một lần nếm trải hương vị của “trái cấm”nữa. Bây giờ sau 30 năm họ vẫn sống êm đềm tại một thị trấn nhỏ. Và thường xuyên người vợ vẫn đẩy xe lăn đưa ông chồng họa sĩ đi khắp nơi tham gia các công tác thiện nguyện hay vận động đóng góp để xây dựng một ngôi trường nào đó cho trẻ em khuyết tật.
Trước khi chia tay tôi, cha bề trên chúc tôi bình an và mong rằng tôi luôn cầu nguyện để nhận ra Tình Yêu Vô Biên của Thiên Chúa là Dấng Hay Xót Thương.
Hôm nay, sau 34 năm trôi qua, câu chuyện giữa tôi và cha bề trên dòng Phanxicô khó khăn vẫn như còn tươi mới. Tôi đã có một gia đình đàng hoàng. Nhưng đôi chân của tôi lúc này đã không còn lết được như trước kia nữa. Nó đang đòi một chiếc xe lăn để di chuyển. Nội tạng trước kia đã suy yếu nay giảm mạnh đến nỗi không còn cho phép tôi làm công việc gì bên ngoài xã hội ngay cả đi đến những nơi khác không phải là gia đình nho nhỏ của tôi. Tôi đang rơi vào hoàn cảnh bi đát. Lắm lúc rệt rã chán chường rồi kiệt quệ. Thế nhưng khi đọc lại bài Tin Mừng CN III Phục Sinh, tôi thật vững tâm hơn vào Chúa Quan Phòng như thánh Phêrô thưa cùng Chúa:”Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy”.(Ga 21,17)
Saigon 23/4/2004