HÀ NỘI -- Theo đường hướng huấn luyện mục vụ của Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, sáng chúa nhật mấy anh em chủng sinh chúng tôi tới thăm các gia đình những người đau yếu, một trong số đó là cô Chu Thị Để tại khu phố Trung Liệt, Thái Hà, Hà Nội.
Cô đã bị bại liệt từ năm 1998 do biến chứng của căn bệnh viêm tủy sống. Suốt 9 năm trời thế giới thiên nhiên của cô khép kín lại trong căn phòng ngủ nhỏ bé. Thời gian đầu bị liệt thì chiếc máy thu hình là vật có thể giúp cô nhìn ra thế giới bên ngoài. Nhưng thật không may, một ít thời gian sau, cả hai mắt cô thị lực yếu dần cho tới ngày cô không còn nhìn được nữa. Cô bị mù hoàn toàn. Thế giới quanh cô lúc này chỉ còn mỗi một màu đen tối. Cô đã bị bại liệt, nay lại bị mù. Buồn vô cùng! Cô đã đi chữa trị ở nhiều bệnh viện nhưng bệnh vẫn thế, chẳng chút hi vọng nào.
Mọi hi vọng nơi khoa học kĩ thuật đều đã trở thành tuyệt vọng. Nhìn cô mà tôi thấy đời cô sao bất hạnh quá: có chân mà chẳng thể đi một bước, có tay mà không cử động được, có mắt mà không nhìn thấy gì! Nhưng lạ lùng thay, từ nơi cô vẫn toát ra một niềm vui khó giải thích. Khi hỏi, tại sao cô vẫn vui vẻ khi bệnh tật như thế. Cô trả lời: niềm tin, chính niềm xác tín vào Thiên Chúa yêu thương mà cô có được niềm vui. Niềm tin đã giúp cô tín thác trọn vẹn vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Cô nói rằng, trong bệnh tật đau thương, nhiều khi cô cũng nghi ngờ tình thương của Thiên Chúa. Nhưng cô lại nghĩ: như cái cây bị chặt ngọn, tỉa cành đau đớn thì chắc gì nó hiểu được tấm lòng yêu quí của người làm vườn đối với nó. Ôi, một niềm tin đầy xác tín! Cô chỉ bị liệt thân xác, nhưng tâm hồn, nhưng niềm tin của cô lại sống động biết chừng nào! Chúng tôi thăm cô định để khuyên nhủ, động viên cô nhưng không ngờ lại học được nơi cô một bài học niềm tin sâu sắc.
Chào cô, chúng tôi ra về hòa vào dòng người đang cuồn cuộn chảy trên các phố phường, không ai trong số này bị bại liệt thân xác cả. Thế nhưng tôi lại thấy có nhiều người bị mắc những chứng bại liệt khác:
- Đèn đỏ, tôi vẫn thấy có người phóng xe vượt qua. Đúng là vô kỉ luật!
- Cũng nút giao thông ấy, tôi thấy viên cảnh sát chồm ra kiểm tra giấy tờ người đi xe. Người vừa phạm luật thay vì đưa giấy tờ xe lại đưa ngay tờ giấy bạc xanh xanh. Viên cảnh sát hỉ hả đút tiền vào túi. Đúng là vô liêm sỉ!
- Bên vỉa hè, tôi thấy hai anh “trật tự” đang hăng máu đập nát mẹt cam của người bán hàng dong lam lũ. Tay họ khỏe bao nhiêu thì tấm lòng họ lại bại liệt bấy nhiêu. Đúng là vô lương tâm!
- Trong phố chợ, tôi thấy bà bán hàng đang xua đuổi người khuyết tật ăn xin như đuổi chó. Đúng là vô cảm!
- Và trên báo chí, vô tuyến hàng ngày, tôi thấy bao quan tham chỉ lo lợi lộc của bản thân, còn việc công thì mặc kệ. Đúng là vô trách nhiệm!
Tất cả những thứ “vô” trên đã làm cho sức sống xã hội, quan hệ tình người nhân ái ngày một tê liệt đến độ không còn có phản ứng được nữa.
Vô kỉ luật, vô liêm sỉ, vô cảm, vô lương tâm, vô trách nhiệm. Đó chỉ là những tên gọi khác nhau của bại liệt tinh thần. Bại liệt tinh thần và bại liệt thân xác, bệnh nào nguy hiểm hơn?
Cô đã bị bại liệt từ năm 1998 do biến chứng của căn bệnh viêm tủy sống. Suốt 9 năm trời thế giới thiên nhiên của cô khép kín lại trong căn phòng ngủ nhỏ bé. Thời gian đầu bị liệt thì chiếc máy thu hình là vật có thể giúp cô nhìn ra thế giới bên ngoài. Nhưng thật không may, một ít thời gian sau, cả hai mắt cô thị lực yếu dần cho tới ngày cô không còn nhìn được nữa. Cô bị mù hoàn toàn. Thế giới quanh cô lúc này chỉ còn mỗi một màu đen tối. Cô đã bị bại liệt, nay lại bị mù. Buồn vô cùng! Cô đã đi chữa trị ở nhiều bệnh viện nhưng bệnh vẫn thế, chẳng chút hi vọng nào.
Mọi hi vọng nơi khoa học kĩ thuật đều đã trở thành tuyệt vọng. Nhìn cô mà tôi thấy đời cô sao bất hạnh quá: có chân mà chẳng thể đi một bước, có tay mà không cử động được, có mắt mà không nhìn thấy gì! Nhưng lạ lùng thay, từ nơi cô vẫn toát ra một niềm vui khó giải thích. Khi hỏi, tại sao cô vẫn vui vẻ khi bệnh tật như thế. Cô trả lời: niềm tin, chính niềm xác tín vào Thiên Chúa yêu thương mà cô có được niềm vui. Niềm tin đã giúp cô tín thác trọn vẹn vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Cô nói rằng, trong bệnh tật đau thương, nhiều khi cô cũng nghi ngờ tình thương của Thiên Chúa. Nhưng cô lại nghĩ: như cái cây bị chặt ngọn, tỉa cành đau đớn thì chắc gì nó hiểu được tấm lòng yêu quí của người làm vườn đối với nó. Ôi, một niềm tin đầy xác tín! Cô chỉ bị liệt thân xác, nhưng tâm hồn, nhưng niềm tin của cô lại sống động biết chừng nào! Chúng tôi thăm cô định để khuyên nhủ, động viên cô nhưng không ngờ lại học được nơi cô một bài học niềm tin sâu sắc.
Chào cô, chúng tôi ra về hòa vào dòng người đang cuồn cuộn chảy trên các phố phường, không ai trong số này bị bại liệt thân xác cả. Thế nhưng tôi lại thấy có nhiều người bị mắc những chứng bại liệt khác:
- Đèn đỏ, tôi vẫn thấy có người phóng xe vượt qua. Đúng là vô kỉ luật!
- Cũng nút giao thông ấy, tôi thấy viên cảnh sát chồm ra kiểm tra giấy tờ người đi xe. Người vừa phạm luật thay vì đưa giấy tờ xe lại đưa ngay tờ giấy bạc xanh xanh. Viên cảnh sát hỉ hả đút tiền vào túi. Đúng là vô liêm sỉ!
- Bên vỉa hè, tôi thấy hai anh “trật tự” đang hăng máu đập nát mẹt cam của người bán hàng dong lam lũ. Tay họ khỏe bao nhiêu thì tấm lòng họ lại bại liệt bấy nhiêu. Đúng là vô lương tâm!
- Trong phố chợ, tôi thấy bà bán hàng đang xua đuổi người khuyết tật ăn xin như đuổi chó. Đúng là vô cảm!
- Và trên báo chí, vô tuyến hàng ngày, tôi thấy bao quan tham chỉ lo lợi lộc của bản thân, còn việc công thì mặc kệ. Đúng là vô trách nhiệm!
Tất cả những thứ “vô” trên đã làm cho sức sống xã hội, quan hệ tình người nhân ái ngày một tê liệt đến độ không còn có phản ứng được nữa.
Vô kỉ luật, vô liêm sỉ, vô cảm, vô lương tâm, vô trách nhiệm. Đó chỉ là những tên gọi khác nhau của bại liệt tinh thần. Bại liệt tinh thần và bại liệt thân xác, bệnh nào nguy hiểm hơn?