ROME (ZENIT.org).- Bài giải thích của Cha Capuchin Raniero Cantalamessa, người giảng Phủ Giáo Hoàng, về những bài đọc phụng vụ Chúa Nhật VII Thường Niên
* * *
Chúa nhật thứ Bảy Mùa Thường Niên (b)
(Isaiah 43:18-19,21-22,24b-25; 2 Cr 1:18-22; Mc 2:1-12)
Tội con đã được tha
Ngày kia khi Chúa Giêsu đang ở nhà (có lẽ nhà ông Simon Phêrô, tại Capernaum), người ta tụ tập lại đến nỗi không còn chỗ để đi vào cửa. Một toán người có một thành phần gia đình hay là một người bạn bại liệt, đã nghĩ cách vượt qua trở ngại, họ mới dỡ mái nhà và thả người bại liệt nằm trên một tấm khăn xuống trước mặt Chúa Giêsu. Người, thấy đức tin của họ, Người nói với kẻ bại liệt: "Này con, con đã được tha tội rồi."
Có mấy kinh sư hiện diện nghĩ thầm trong bụng rằng: "Phạm thượng! Ngoài một mình Thiên Chúa ra, ai có quyền tha tội?" Chúa Giêsu không phản đối sự quả quyết của họ, nhưng chứng tỏ bằng những hành động Người cũng có quyền dưới đất như Thiên Chúa: "Nhưng để các ông biết ở dưới đất này Con Người có quyền tha tội"-Người nói kẻ bại liệt," Ta truyền cho con, hãy đứng dậy, ôm lấy thảm của con mà đi về nhà."
Điều đã xảy ra hôm nay trong nhà ông Simon là điều Chúa Giêsu tiếp tục làm ngày nay trong Giáo Hội. Chúng ta là kẻ bại liệt đó, mỗi lần chúng ta là những người nô lệ tội lỗi, tự trình diện, để nhận lãnh ơn tha thứ từ Thiên Chúa.
Một hình ảnh từ thiên nhiên sẽ giúp chúng ta (ít nhất đã giúp tôi) hiểu chỉ một mình Thiên Chúa có thể tha tội.
Đó là hình ảnh của một mãng đá (stalagmite) Mãng đá là một trong những cột đá vôi được hình thành trong những nơi sâu của một số hang động xưa, do nước đá vôi nhỏ xuống từ mái hang. Cột treo từ mái hang gọi là thạch nhũ (stalactite),hình thành phía trên; điểm mà nước nhỏ giọt xuống, là mãng đá (stalagmite).
Vấn đề không phải là nước và nước ấy chảy ra ngoài; nhưng đúng hơn trong mỗi một giọt nước có một vết đá vôi lắng đọng và đắp lên trên những giọt nước đã đọng trước. Đó là như thế, với những ngàn năm qua đi, những cột này, với một ánh chiếu óng ánh, nhìn rất đẹp, nhưng nếu nhìn kỷ hơn những cột đó nó giống như những chấn song một xà lim hoặc là như những răng bén nhọn của một thú dữ khi nó há rộng mòm..
Cũng một điều xảy ra trong dời sống chúng ta. Tội lỗi chúng ta, qua dòng thời gian năm tháng, đã rớt xuống trong những chỗ sâu tâm lòng chúng ta như rất nhiều giọt nước đá vôi. Mỗi một giọt đã để lại đó một cục đá vôi nhỏ-tức là, sự dơ bẩn, sự cứng rắn và sự chống đối Thiên Chúa-xây dựng trên điều mà tội trước đã để lại. Như xảy ra trong thiên nhiên, phần tích lũy được lấy đi, nhờ những lần xưng tội, những khi Rước Lễ, sự cầu nguyện.
Nhưng mỗi lần vẫn còn lại cái gì đó mà chưa được phá tan, và như vậy là do sự sám hối và ý định đền tội không được "trọn hảo." Và như vậy mãng đá cá nhân chúng ta đã lớn lên như một cột đá vôi, như một tượng bán thân bằng thạch cao cứng rắn ngăn cản ý muốn chúng ta. Bây giờ người ta hiểu tai họa là "con tim bằng đá" danh tiếng mà Kinh Thánh có nói: Đó là con tim mà chính chúng ta đã tạo dựng, bằng sức mạnh của những sự đồng ý và tội lỗi.
Phải làm gì trong tình huống này? Tôi không thể loại trừ tảng đá này với ý muốn của tôi mà thôi, bởi vì điều đó chính xác là nằm trong ý muốn của tôi. Như vậy được hiểu ân huệ diễn lại sự cứu độ do Chúa Kitô thực hiện. Trong nhiều cách Chúa Kitô tiếp tục công việc của Người tha thứ tội lỗi. Nhưng có một phương cách đặc biệt buộc phải chạy tới khi chúng ta xử lý với những sự tuyệt giao nghiêm trọng với Thiên Chúa, và sự đó là bí tích sám hối.
Sự quan trọng nhất mà Kinh Thánh phải nói cho chúng ta về tội, không phải chúng ta là những kẻ tội lỗi, nhưng đúng hơn chúng ta có một Thiên Chúa tha thứ tội lỗi và một khi được tha, người quên nó, xóa bỏ nó, và làm một cái gì mới mẽ. Chúng ta phải biến đổi sự sám hối thành sự ca ngợi và những hành vị tạ ơn, như dân chúng đã làm ngày hôm đó tại Capernaum, khi họ chứng kiến phép lạ của người bại liệt: "Ai nấy đều sững sốt và tôn vinh Thiên Chúa, họ bảo nhau, " Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ."'
* * *
Chúa nhật thứ Bảy Mùa Thường Niên (b)
(Isaiah 43:18-19,21-22,24b-25; 2 Cr 1:18-22; Mc 2:1-12)
Tội con đã được tha
Ngày kia khi Chúa Giêsu đang ở nhà (có lẽ nhà ông Simon Phêrô, tại Capernaum), người ta tụ tập lại đến nỗi không còn chỗ để đi vào cửa. Một toán người có một thành phần gia đình hay là một người bạn bại liệt, đã nghĩ cách vượt qua trở ngại, họ mới dỡ mái nhà và thả người bại liệt nằm trên một tấm khăn xuống trước mặt Chúa Giêsu. Người, thấy đức tin của họ, Người nói với kẻ bại liệt: "Này con, con đã được tha tội rồi."
Có mấy kinh sư hiện diện nghĩ thầm trong bụng rằng: "Phạm thượng! Ngoài một mình Thiên Chúa ra, ai có quyền tha tội?" Chúa Giêsu không phản đối sự quả quyết của họ, nhưng chứng tỏ bằng những hành động Người cũng có quyền dưới đất như Thiên Chúa: "Nhưng để các ông biết ở dưới đất này Con Người có quyền tha tội"-Người nói kẻ bại liệt," Ta truyền cho con, hãy đứng dậy, ôm lấy thảm của con mà đi về nhà."
Điều đã xảy ra hôm nay trong nhà ông Simon là điều Chúa Giêsu tiếp tục làm ngày nay trong Giáo Hội. Chúng ta là kẻ bại liệt đó, mỗi lần chúng ta là những người nô lệ tội lỗi, tự trình diện, để nhận lãnh ơn tha thứ từ Thiên Chúa.
Một hình ảnh từ thiên nhiên sẽ giúp chúng ta (ít nhất đã giúp tôi) hiểu chỉ một mình Thiên Chúa có thể tha tội.
Đó là hình ảnh của một mãng đá (stalagmite) Mãng đá là một trong những cột đá vôi được hình thành trong những nơi sâu của một số hang động xưa, do nước đá vôi nhỏ xuống từ mái hang. Cột treo từ mái hang gọi là thạch nhũ (stalactite),hình thành phía trên; điểm mà nước nhỏ giọt xuống, là mãng đá (stalagmite).
Vấn đề không phải là nước và nước ấy chảy ra ngoài; nhưng đúng hơn trong mỗi một giọt nước có một vết đá vôi lắng đọng và đắp lên trên những giọt nước đã đọng trước. Đó là như thế, với những ngàn năm qua đi, những cột này, với một ánh chiếu óng ánh, nhìn rất đẹp, nhưng nếu nhìn kỷ hơn những cột đó nó giống như những chấn song một xà lim hoặc là như những răng bén nhọn của một thú dữ khi nó há rộng mòm..
Cũng một điều xảy ra trong dời sống chúng ta. Tội lỗi chúng ta, qua dòng thời gian năm tháng, đã rớt xuống trong những chỗ sâu tâm lòng chúng ta như rất nhiều giọt nước đá vôi. Mỗi một giọt đã để lại đó một cục đá vôi nhỏ-tức là, sự dơ bẩn, sự cứng rắn và sự chống đối Thiên Chúa-xây dựng trên điều mà tội trước đã để lại. Như xảy ra trong thiên nhiên, phần tích lũy được lấy đi, nhờ những lần xưng tội, những khi Rước Lễ, sự cầu nguyện.
Nhưng mỗi lần vẫn còn lại cái gì đó mà chưa được phá tan, và như vậy là do sự sám hối và ý định đền tội không được "trọn hảo." Và như vậy mãng đá cá nhân chúng ta đã lớn lên như một cột đá vôi, như một tượng bán thân bằng thạch cao cứng rắn ngăn cản ý muốn chúng ta. Bây giờ người ta hiểu tai họa là "con tim bằng đá" danh tiếng mà Kinh Thánh có nói: Đó là con tim mà chính chúng ta đã tạo dựng, bằng sức mạnh của những sự đồng ý và tội lỗi.
Phải làm gì trong tình huống này? Tôi không thể loại trừ tảng đá này với ý muốn của tôi mà thôi, bởi vì điều đó chính xác là nằm trong ý muốn của tôi. Như vậy được hiểu ân huệ diễn lại sự cứu độ do Chúa Kitô thực hiện. Trong nhiều cách Chúa Kitô tiếp tục công việc của Người tha thứ tội lỗi. Nhưng có một phương cách đặc biệt buộc phải chạy tới khi chúng ta xử lý với những sự tuyệt giao nghiêm trọng với Thiên Chúa, và sự đó là bí tích sám hối.
Sự quan trọng nhất mà Kinh Thánh phải nói cho chúng ta về tội, không phải chúng ta là những kẻ tội lỗi, nhưng đúng hơn chúng ta có một Thiên Chúa tha thứ tội lỗi và một khi được tha, người quên nó, xóa bỏ nó, và làm một cái gì mới mẽ. Chúng ta phải biến đổi sự sám hối thành sự ca ngợi và những hành vị tạ ơn, như dân chúng đã làm ngày hôm đó tại Capernaum, khi họ chứng kiến phép lạ của người bại liệt: "Ai nấy đều sững sốt và tôn vinh Thiên Chúa, họ bảo nhau, " Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ."'