Các bộ trưởng năng lượng từ tổ chức OPEC đang họp ở Vienna để quyết định liệu có thực hiện việc cắt giảm sản lượng dầu hay không.
Về nguyên tắc, việc cắt giảm đã được họ thỏa thuận trong tháng rồi và dự kiến thực thi trong tuần này.
Mấy ngày gần đây, giá dầu đã đạt mức cao nhất trong 13 năm qua vào lúc các nhà buôn hồi hộp chờ quyết định của OPEC.
Trong vài tháng qua, nhiều yếu tố đã đẩy giá dầu lên cao.
Có lẽ quan trọng nhất là thăng tiến kinh tế của hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn, Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Tại Mỹ, hồi phục kinh tế đã gia tăng, nên doanh nghiệp cần thêm năng lượng. Và Trung Quốc thì đang trong giai đoạn mà ngành công nghiệp sản xuất đói năng lượng đang đóng góp vào tăng trưởng quốc gia.
Các nhà phân tích nói một số doanh nhân Trung Quốc đã phản ứng trước các vấn đề của nguồn cung cấp năng lượng trong nước bằng cách lập nhà máy phát điện riêng, mà đa số chạy bằng dầu.
Về lâu dài, Trung Quốc có lẽ sẽ muốn phát triển các nguồn năng lượng riêng của họ, đặc biệt là than và thủy điện.
Nhưng bây giờ, nhu cầu nhập dầu của Trung Quốc lại đóng vai trò quan trọng trên thị trường.
Tại cuộc gặp ở Vienna, tập trung của OPEC nhắm vào tương lai trước mắt, đặc biệt là việc sụt giảm doanh số bán hàng.
Ở cuộc gặp lần trước, nhóm này đồng ý cắt sản lượng để ngăn chặn việc sụt giá.
Mặc dù sau đó, giá dầu lại tăng, nhưng đa số các bộ trưởng đến Vienna với mục đích tìm sự ủng hộ để xác nhận là họ sẽ cắt sản lượng thật sự.(BBC)
Về nguyên tắc, việc cắt giảm đã được họ thỏa thuận trong tháng rồi và dự kiến thực thi trong tuần này.
Mấy ngày gần đây, giá dầu đã đạt mức cao nhất trong 13 năm qua vào lúc các nhà buôn hồi hộp chờ quyết định của OPEC.
Trong vài tháng qua, nhiều yếu tố đã đẩy giá dầu lên cao.
Có lẽ quan trọng nhất là thăng tiến kinh tế của hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn, Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Tại Mỹ, hồi phục kinh tế đã gia tăng, nên doanh nghiệp cần thêm năng lượng. Và Trung Quốc thì đang trong giai đoạn mà ngành công nghiệp sản xuất đói năng lượng đang đóng góp vào tăng trưởng quốc gia.
Các nhà phân tích nói một số doanh nhân Trung Quốc đã phản ứng trước các vấn đề của nguồn cung cấp năng lượng trong nước bằng cách lập nhà máy phát điện riêng, mà đa số chạy bằng dầu.
Về lâu dài, Trung Quốc có lẽ sẽ muốn phát triển các nguồn năng lượng riêng của họ, đặc biệt là than và thủy điện.
Nhưng bây giờ, nhu cầu nhập dầu của Trung Quốc lại đóng vai trò quan trọng trên thị trường.
Tại cuộc gặp ở Vienna, tập trung của OPEC nhắm vào tương lai trước mắt, đặc biệt là việc sụt giảm doanh số bán hàng.
Ở cuộc gặp lần trước, nhóm này đồng ý cắt sản lượng để ngăn chặn việc sụt giá.
Mặc dù sau đó, giá dầu lại tăng, nhưng đa số các bộ trưởng đến Vienna với mục đích tìm sự ủng hộ để xác nhận là họ sẽ cắt sản lượng thật sự.(BBC)