BƯỚC ĐẦU HÒA GIẢI… ĐÃ SỚM THẤT BẠI
(Nhật ký GM Nguyễn văn Sang 17.01.2008)
Sau một loạt bài nói về đất đai của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội và các nơi khác, nhất là bài sau cùng với nhan đề: “Lại chuyện đất đai… tin vui vừa qua, tin buồn đã đến”, trong đó, tôi có đưa ra một số đề nghị cả về phía chính quyền lẫn tín hữu… giúp cho bầu khí vốn đã căng thẳng có thể dịu bớt phần nào, để cả hai cùng đến chỗ đối thoại, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.
Tôi đã được nhiều người, trong cũng như ngoài nước, khuyến khích vào cuộc với tư cách là người trung gian (tuy không phải người trung gian được bên nào ủy quyền). Song với tấm lòng tha thiết đối với Giáo Hội Việt Nam, đối với quê hương đất nước, thông cảm với những người cùng máu đỏ da vàng, tôi đã vùng dậy trong lúc ngủ trưa và tức tốc lên đường bất chấp cái giá lạnh của mùa đông. Chúng tôi rời khỏi Thái Bình lúc 1 giờ chiều ngày 15 tháng 1 năm 2008. Chiếc xe chạy dọc theo đường quốc lộ 10 rồi ra quốc lộ 1 và theo hướng Hà Nội thẳng tiến; quãng đường ước chừng 120km. Tôi có phúc khi lên xe là “kéo gỗ” nên phó linh hồn và xác trong tay Chúa và “anh tài”.
3 giờ chiều tôi tới Hà Nội, và 3 giờ 30’ tôi đã có mặt tại Phố Nhà Chung. Khi đi ngang qua khu đất Tòa Khâm Sứ cũ, tôi hơi ngạc nhiên bởi đoạn vỉa hè phía trước khu đất hoàn toàn trống trơn, không còn một bóng xe đạp hay xe máy được gửi như những ngày trước. Hàng rào sắt chạy dài suốt từ hàng phở đầu phố tới số 40 Tòa Tổng Giám Mục vẫn khóa chặt, nhưng được trang hoàng bằng các bông hoa rất thứ tự và đẹp mắt (Có lẽ là do các bàn tay khéo léo của các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Hà Nội ở đối diện?!). Nhìn cách bài trí, nếu ai không biết, có thể lầm tưởng rằng nơi đây đang chuẩn bị để nghênh đón một phái đoàn nào đó chứ không có dấu hiệu gì của sự gỡ bỏ, thu dọn… như mấy ngày trước. Từ bên ngoài nhìn qua hàng rào, gốc đa vẫn vênh váo nhìn lên bầu trời và xòe những cánh tay sù sì, rậm lá che chở cho tượng Đức Mẹ đang được phủ đầy bằng muôn màu hoa tươi thắm. Phải chăng Chính quyền đã có “thiện chí” dọn sẵn một nơi cho đồng bào công giáo thủ đô tới cầu nguyện mà không phải chen chúc nhau đến nỗi phải lấn xuống lòng đường của xe cộ đi lại?
Khi xe vào tới trước Tòa Tổng Giám Mục, tôi được mấy thầy phục vụ cho biết thêm: từ sáng thấy xe của Sở Công an đi lại ra lệnh cho cán bộ thu xếp và dọn dẹp… rồi rút hết không để một bóng nhân viên an ninh nào ở lại… (còn các vị “chìm” ở các ngôi nhà chung quanh thì không ai biết !!!)
Tôi leo cầu thang lên lầu 2 để vào phòng khách. Đức Tổng Kiệt niềm nở ra đón và phân phô: “Đáng lẽ phải xuống đón “bố già” và tiếp ngài ở tầng dưới cho “bố” đỡ phải leo trèo...” . Ngài thật tế nhị với cụ già 77 tuổi đầu này, khiến tôi cảm động.
Chúng tôi có trao đổi ý kiến về các sự kiện xảy ra trong mấy ngày qua cũng như các bài viết trên mạng Internet. Ngài rất đồng ý với lý luận cho rằng: Đất bên Tòa Khâm Sứ cũ vẫn là đất của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội từ mấy trăm năm nay. Hang đá Đức Mẹ được dựng trên đất đó như một chứng nhân lịch sử đã phù hộ đoàn con tới kính viếng cũng trên trăm năm. Giáo dân tới cầu nguyện từ đó, đã cầu nguyện, đang cầu nguyện và sẽ cầu nguyện trên mảnh đất của ông cha tiên tổ mình để lại thật là hợp tình hợp lý. Không những thế, việc cộng đoàn tới cầu nguyện còn hợp cả Pháp Lệnh Tôn Giáo của Nhà nước ta cũng như luật pháp Quốc tế; như vậy, có gì là “vi phạm” như văn thư của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội gửi cho Tòa Tổng Giám mục mới đây. (Sau này tôi mới được đọc bài phân tích rất chí lý của một vị luật sư ký tên là Trần Lê Nguyên).
Chúng tôi đánh giá văn thư này không những không đóng góp gì vào việc giải quyết các vấn đề phức tạp, trái lại, còn “đổ thêm dầu vào lửa”. Sau đó, Đức Tổng nhất trí với tôi về những biện pháp tôi đã đề ra trong bài viết vừa qua, song ngài e ngại về phía chính quyền chắc sẽ vẫn cứng rắn. Ngài sẵn lòng không cho tổ chức cầu nguyện với qui mô lớn như trước; còn việc các cá nhân, đoàn thể tới cầu nguyện một cách tự phát thì không ai có quyền ngăn cấm. Sau cuộc tiếp xúc vắn vỏi, ngài đã ủy thác cho tôi đi điều đình với phía Nhà nước theo như cách thức mà tôi đã đề nghị trong bài viết vừa rồi. Nếu làm được như vậy, hy vọng sẽ tháo gỡ được những khó khăn bước đầu.
Trước tiên, đề nghị với chính quyền ra lệnh cho các nhân viên bên các công ty đang chiếm đóng đất ở Tòa Khâm Sứ cũ mở rộng cổng để mọi người có thể đi lại như cũ, kể cả anh chị em tín hữu được tự do vào đọc kinh hoặc bày tỏ lòng kính mến với Đức Mẹ (có thể qui định rõ thời gian biểu v.v..). Đặc biệt, trong những ngày đầu năm mới, những người tín hữu đến nhà thờ, đến kính viếng Đức Mẹ để mong ước được những điều may lành trong Năm Mới là điều hết sức tự nhiên và chính đáng; Giống như tất cả những ai đi lễ chùa, đi hái lộc… trong những ngày đầu xuân. Như vậy, việc đóng cổng, không cho phép những người tín hữu được cầu nguyện trên đất tổ tiên, khiến họ phải cầu nguyện từ cửa vọng vào để rồi vu cho họ là “vi phạm Pháp lệnh” thật là điều hết sức phi lý.
Khi tiễn chân tôi ra về, ngài nói với tôi với dáng vẻ đầy âu lo: “Xin Đức Cha nói với các vị hữu trách là thu xếp trước ngày 25 tháng 1 năm 2008, vì sức khỏe Đức Hồng y đang ngày càng xấu đi, nhất là trong mấy ngày vừa qua trời trở lạnh, chỉ sợ ngài có mệnh hệ nào…”.
Tôi cũng xúc động mường tượng quang cảnh việc Đức Hồng y qua đời. Tất nhiên, một đám tang trọng thể sẽ được cử hành tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, vì tầm ảnh hưởng của ngài không chỉ trong nước mà còn quốc tế… Lúc đó, sẽ có rất nhiều đoàn khách nước ngoài: phái đoàn Vatican, các vị Hồng y, Giám mục, linh mục và giáo dân ở mọi nơi trong nước và ngoài nước đến dự tang lễ. Giáo Hội Việt Nam sẽ trả lời ra sao? Chính quyền trung ương và địa phương trả lời thế nào về việc giải quyết khu đất của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội. Và lúc đó, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế sẽ được nâng lên hay bị hạ xuống?
Tôi ra xe cũng với tâm trang u buồn như vậy. Sau đó, tôi xuống Dòng Chúa Cứu Thế để gặp gỡ Cha Bề trên và một số linh mục của nhà Dòng. Các ngài cũng tỏ vẻ bi quan, chán nản rằng: chỉ sợ mình có thiện chí tuân giữ các điều kiện, còn về phía “bên kia” họ sẽ lợi dụng để “làm tới”, như họ đã từng làm, miễn sao các việc được hoàn thành như ý của họ. Các ngài cũng cho tôi biết sơ qua về tình hình đất đai của Nhà Dòng. Theo như lời của cha Bề trên: đất của nhà dòng có sở hữu từ lúc đầu, có giấy tờ mua bán hợp pháp. Sau đó, một phần lớn số đất ban đầu đã bị Nhà nước chiếm hữu mà chẳng có văn bản nào nói là mua, là bán, là tịch thu hay tước đoạt gì cả. Nhà nước đã trao lại cho các công ty cũng chẳng có giấy tờ gì hợp pháp. Số đất đó phần lớn bị để hoang hóa hoặc sử dụng không đúng mục đích trong một thời gian dài. Nhà Dòng đã liên tục làm đơn khiếu nại và xin hoàn lại để sử dụng vào những việc có ích cho xã hội, song không nhận được câu trả lời. Mới đây, các công ty liên hệ, dưới sự đỡ đầu của chính quyền đã tiến hành xây dựng, xây tường ngăn cách bảo vệ, dẫn đến phản ứng của Nhà Dòng và các tín hữu. Người xưa đã từng nói: “Không có lửa làm sao có khói”. Xin Đức Cha cứ trình lại cho các vị có thẩm quyền về sự thật đau lòng đó.
Tôi từ giã cha Bề trên và Nhà Dòng ra về mà lòng tự cảm thấy như mình có lỗi; bởi qua cuộc tiếp xúc này, một cách nào đó, tôi đã vô tình chạm tới nỗi đau mà các ngài đang phải mang trong lòng.
Chiếc xe chở tôi bị kẹt giữa dòng người đi lại chật cứng các ngả đường, khiến tôi phải lỡ hẹn đến 18 phút mới tới được điểm gặp gỡ vị cán bộ cơ quan Trung Ương ở Hà Nội. Vị cán bộ tỏ ra khá cởi mở và thân thiện. Anh đã thẳng thắn nói lên tình cảm của riêng anh và cơ quan. Các anh đều rất muốn giải quyết những vấn đề khúc mắc hiện nay và rất có cảm tình với những đề nghị trong bài viết của tôi đã được đăng tải trên Internet. Song anh cũng biểu lộ vài thắc mắc của các cơ quan liên hệ, nhất là về phía Thành phố Hà Nội:
a) Các công ty đã bỏ vốn xây dựng vào khu vực đất rất nhiều nên không muốn hoàn lại nếu không được đền bù xứng đáng.
Tôi phản bác rằng: Lại vấn đề kinh tế. Đất đó thuộc quyền sở hữu của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Đằng khác, theo luật pháp, đất đang bị tranh chấp phải để nguyên trạng, nhưng trên thực tế, các vị đã tự ý xây dựng trên đó. Hành động đó trái với pháp luật và trái với ý muốn của bên sở hữu. Tòa Tổng Giám mục Hà Nội không những không phải bồi thường mà còn có thể kiện về những việc làm sai trái này. Tuy nhiên, vấn đề này có thể thương lượng sau tùy vào sự quyết định của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội.
b) Chính quyền bức xúc vì Nhà chung Hà Nội không giữ nguyên trạng đất đang tranh chấp, tự nhiên đặt tượng Đức Mẹ và Thánh Giá ở gốc cây đa làm cớ cho các tín hữu tụ tập cầu nguyện.
Tôi phản bác: Tòa Giám Mục không đặt tượng Đức Mẹ và Thánh Giá, nhưng do giáo dân tự nguyện làm việc đó. Đằng khác, chúng ta phải hiểu thế nào là “nguyên trạng”. “Nguyên trạng” là tình hình hiện tại của sự vật - trước sau không thay đổi những hình thái ban đầu. Thế nhưng, bên chiếm dụng đất đai Tòa Khâm Sứ (từ năm 1960) đã liên tục xây dựng, thiết lập và hoạt động nhiều cách thế trên mảnh đất mà chúng tôi đã liệt kê trong các văn thư phản đối, và mới đây còn giỡ mái, giỡ nhà… tiếp đến, (sau ngày lễ Giáng Sinh 2007 vừa qua) họ còn cố tình gắn các bảng hiệu đề “nhà văn hóa giáo dục v.v… của quận. Vậy ai đã làm thay đổi nguyên trạng? Còn bên phía Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội: chưa làm công việc gì để có thể nói rằng đã “thay đổi quyên trạng”, thậm chí việc đặt tượng Đức Mẹ ở chân núi gốc cây đa, cũng là phục hồi nguyên trạng. Vì như các vị đã biết: Đức Mẹ đã ngự tại chốn này từ hàng trăm năm nay, và các Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân cũng đã cầu nguyện tại đó từ hàng trăm năm nay. Đến thời bao cấp, Đức Hồng Y Căn bị cưỡng bức phải rời bức tượng tới địa điểm bên cạnh Tòa Tổng Giám Mục bây giờ. Một sự cưỡng bức vì sợ (Metu trong các sách luật) khiến cho công việc làm không THÀNH. Thế nên, việc đưa tượng Đức Mẹ về chỗ cũ là việc làm cho mảnh ĐẤT trở về nguyên trạng của nó - một công việc hợp tình hợp lý - nhất là trong thời điểm đất nước chúng ta đang cởi mở tiến lên về mọi mặt. Xin các vị nên chân thành chấp nhận.
Xem chừng những lý lẽ của tôi đã chinh phục được thiện chí của vị cán bộ nên anh đã nói: “Trong vấn đề này chúng tôi ủng hộ các cụ và mong sớm được giải quyết, nhưng còn vướng mắc một vài vị lãnh đạo cấp cao ở bên phía thành phố, mà các vị cán bộ cao cấp đó lại có “chân” trong Bộ Chính trị… Chúng tôi chỉ là cấp dưới, làm sao có thể “qua mặt” họ được ?”
Thì ra câu nói: “Dân làm chủ, nhà nước quản lý, Đảng lãnh đạo” ở đây đã rõ nghĩa. Anh ta cũng chỉ là một cán bộ “nhỏ” trong bộ máy quản lý của Nhà nước, còn Đảng mới là người lãnh đạo mọi đường hướng. “Lực bất tòng tâm”, biết làm sao được?! Nghĩ như vậy, tôi đứng lên từ biệt vị cán bộ ra về mà lòng nặng trĩu nỗi buồn của một người với vai trò trung gian – đã bước đầu thất bại…
Song tôi vẫn còn hy vọng, vài hôm nữa sẽ được gặp các vị cao cấp hơn trong các cơ quan khác nữa, may ra tình hình sẽ được cải thiện!? Có thể câu nói của người xưa: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” sẽ thành hiện thực.
Vâng! Lạy Chúa là Chúa Trời con! Xin Chúa ban ơn cho mọi đấng bậc có liên quan trong vấn đề này được ơn khôn ngoan để sớm có những giải pháp giải quyết những vụ việc cách hữu hiệu. Như thế, danh Chúa sẽ được cả sáng và ích lợi cho mọi người, nhất là trong dịp đón Xuân sang - mừng Tết đến này!
Thái Bình này 17/1/2008
+ FX. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục Thái Bình
(Nhật ký GM Nguyễn văn Sang 17.01.2008)
Sau một loạt bài nói về đất đai của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội và các nơi khác, nhất là bài sau cùng với nhan đề: “Lại chuyện đất đai… tin vui vừa qua, tin buồn đã đến”, trong đó, tôi có đưa ra một số đề nghị cả về phía chính quyền lẫn tín hữu… giúp cho bầu khí vốn đã căng thẳng có thể dịu bớt phần nào, để cả hai cùng đến chỗ đối thoại, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.
Tôi đã được nhiều người, trong cũng như ngoài nước, khuyến khích vào cuộc với tư cách là người trung gian (tuy không phải người trung gian được bên nào ủy quyền). Song với tấm lòng tha thiết đối với Giáo Hội Việt Nam, đối với quê hương đất nước, thông cảm với những người cùng máu đỏ da vàng, tôi đã vùng dậy trong lúc ngủ trưa và tức tốc lên đường bất chấp cái giá lạnh của mùa đông. Chúng tôi rời khỏi Thái Bình lúc 1 giờ chiều ngày 15 tháng 1 năm 2008. Chiếc xe chạy dọc theo đường quốc lộ 10 rồi ra quốc lộ 1 và theo hướng Hà Nội thẳng tiến; quãng đường ước chừng 120km. Tôi có phúc khi lên xe là “kéo gỗ” nên phó linh hồn và xác trong tay Chúa và “anh tài”.
3 giờ chiều tôi tới Hà Nội, và 3 giờ 30’ tôi đã có mặt tại Phố Nhà Chung. Khi đi ngang qua khu đất Tòa Khâm Sứ cũ, tôi hơi ngạc nhiên bởi đoạn vỉa hè phía trước khu đất hoàn toàn trống trơn, không còn một bóng xe đạp hay xe máy được gửi như những ngày trước. Hàng rào sắt chạy dài suốt từ hàng phở đầu phố tới số 40 Tòa Tổng Giám Mục vẫn khóa chặt, nhưng được trang hoàng bằng các bông hoa rất thứ tự và đẹp mắt (Có lẽ là do các bàn tay khéo léo của các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Hà Nội ở đối diện?!). Nhìn cách bài trí, nếu ai không biết, có thể lầm tưởng rằng nơi đây đang chuẩn bị để nghênh đón một phái đoàn nào đó chứ không có dấu hiệu gì của sự gỡ bỏ, thu dọn… như mấy ngày trước. Từ bên ngoài nhìn qua hàng rào, gốc đa vẫn vênh váo nhìn lên bầu trời và xòe những cánh tay sù sì, rậm lá che chở cho tượng Đức Mẹ đang được phủ đầy bằng muôn màu hoa tươi thắm. Phải chăng Chính quyền đã có “thiện chí” dọn sẵn một nơi cho đồng bào công giáo thủ đô tới cầu nguyện mà không phải chen chúc nhau đến nỗi phải lấn xuống lòng đường của xe cộ đi lại?
Khi xe vào tới trước Tòa Tổng Giám Mục, tôi được mấy thầy phục vụ cho biết thêm: từ sáng thấy xe của Sở Công an đi lại ra lệnh cho cán bộ thu xếp và dọn dẹp… rồi rút hết không để một bóng nhân viên an ninh nào ở lại… (còn các vị “chìm” ở các ngôi nhà chung quanh thì không ai biết !!!)
Tôi leo cầu thang lên lầu 2 để vào phòng khách. Đức Tổng Kiệt niềm nở ra đón và phân phô: “Đáng lẽ phải xuống đón “bố già” và tiếp ngài ở tầng dưới cho “bố” đỡ phải leo trèo...” . Ngài thật tế nhị với cụ già 77 tuổi đầu này, khiến tôi cảm động.
Chúng tôi có trao đổi ý kiến về các sự kiện xảy ra trong mấy ngày qua cũng như các bài viết trên mạng Internet. Ngài rất đồng ý với lý luận cho rằng: Đất bên Tòa Khâm Sứ cũ vẫn là đất của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội từ mấy trăm năm nay. Hang đá Đức Mẹ được dựng trên đất đó như một chứng nhân lịch sử đã phù hộ đoàn con tới kính viếng cũng trên trăm năm. Giáo dân tới cầu nguyện từ đó, đã cầu nguyện, đang cầu nguyện và sẽ cầu nguyện trên mảnh đất của ông cha tiên tổ mình để lại thật là hợp tình hợp lý. Không những thế, việc cộng đoàn tới cầu nguyện còn hợp cả Pháp Lệnh Tôn Giáo của Nhà nước ta cũng như luật pháp Quốc tế; như vậy, có gì là “vi phạm” như văn thư của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội gửi cho Tòa Tổng Giám mục mới đây. (Sau này tôi mới được đọc bài phân tích rất chí lý của một vị luật sư ký tên là Trần Lê Nguyên).
Chúng tôi đánh giá văn thư này không những không đóng góp gì vào việc giải quyết các vấn đề phức tạp, trái lại, còn “đổ thêm dầu vào lửa”. Sau đó, Đức Tổng nhất trí với tôi về những biện pháp tôi đã đề ra trong bài viết vừa qua, song ngài e ngại về phía chính quyền chắc sẽ vẫn cứng rắn. Ngài sẵn lòng không cho tổ chức cầu nguyện với qui mô lớn như trước; còn việc các cá nhân, đoàn thể tới cầu nguyện một cách tự phát thì không ai có quyền ngăn cấm. Sau cuộc tiếp xúc vắn vỏi, ngài đã ủy thác cho tôi đi điều đình với phía Nhà nước theo như cách thức mà tôi đã đề nghị trong bài viết vừa rồi. Nếu làm được như vậy, hy vọng sẽ tháo gỡ được những khó khăn bước đầu.
Trước tiên, đề nghị với chính quyền ra lệnh cho các nhân viên bên các công ty đang chiếm đóng đất ở Tòa Khâm Sứ cũ mở rộng cổng để mọi người có thể đi lại như cũ, kể cả anh chị em tín hữu được tự do vào đọc kinh hoặc bày tỏ lòng kính mến với Đức Mẹ (có thể qui định rõ thời gian biểu v.v..). Đặc biệt, trong những ngày đầu năm mới, những người tín hữu đến nhà thờ, đến kính viếng Đức Mẹ để mong ước được những điều may lành trong Năm Mới là điều hết sức tự nhiên và chính đáng; Giống như tất cả những ai đi lễ chùa, đi hái lộc… trong những ngày đầu xuân. Như vậy, việc đóng cổng, không cho phép những người tín hữu được cầu nguyện trên đất tổ tiên, khiến họ phải cầu nguyện từ cửa vọng vào để rồi vu cho họ là “vi phạm Pháp lệnh” thật là điều hết sức phi lý.
Khi tiễn chân tôi ra về, ngài nói với tôi với dáng vẻ đầy âu lo: “Xin Đức Cha nói với các vị hữu trách là thu xếp trước ngày 25 tháng 1 năm 2008, vì sức khỏe Đức Hồng y đang ngày càng xấu đi, nhất là trong mấy ngày vừa qua trời trở lạnh, chỉ sợ ngài có mệnh hệ nào…”.
Tôi cũng xúc động mường tượng quang cảnh việc Đức Hồng y qua đời. Tất nhiên, một đám tang trọng thể sẽ được cử hành tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, vì tầm ảnh hưởng của ngài không chỉ trong nước mà còn quốc tế… Lúc đó, sẽ có rất nhiều đoàn khách nước ngoài: phái đoàn Vatican, các vị Hồng y, Giám mục, linh mục và giáo dân ở mọi nơi trong nước và ngoài nước đến dự tang lễ. Giáo Hội Việt Nam sẽ trả lời ra sao? Chính quyền trung ương và địa phương trả lời thế nào về việc giải quyết khu đất của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội. Và lúc đó, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế sẽ được nâng lên hay bị hạ xuống?
Tôi ra xe cũng với tâm trang u buồn như vậy. Sau đó, tôi xuống Dòng Chúa Cứu Thế để gặp gỡ Cha Bề trên và một số linh mục của nhà Dòng. Các ngài cũng tỏ vẻ bi quan, chán nản rằng: chỉ sợ mình có thiện chí tuân giữ các điều kiện, còn về phía “bên kia” họ sẽ lợi dụng để “làm tới”, như họ đã từng làm, miễn sao các việc được hoàn thành như ý của họ. Các ngài cũng cho tôi biết sơ qua về tình hình đất đai của Nhà Dòng. Theo như lời của cha Bề trên: đất của nhà dòng có sở hữu từ lúc đầu, có giấy tờ mua bán hợp pháp. Sau đó, một phần lớn số đất ban đầu đã bị Nhà nước chiếm hữu mà chẳng có văn bản nào nói là mua, là bán, là tịch thu hay tước đoạt gì cả. Nhà nước đã trao lại cho các công ty cũng chẳng có giấy tờ gì hợp pháp. Số đất đó phần lớn bị để hoang hóa hoặc sử dụng không đúng mục đích trong một thời gian dài. Nhà Dòng đã liên tục làm đơn khiếu nại và xin hoàn lại để sử dụng vào những việc có ích cho xã hội, song không nhận được câu trả lời. Mới đây, các công ty liên hệ, dưới sự đỡ đầu của chính quyền đã tiến hành xây dựng, xây tường ngăn cách bảo vệ, dẫn đến phản ứng của Nhà Dòng và các tín hữu. Người xưa đã từng nói: “Không có lửa làm sao có khói”. Xin Đức Cha cứ trình lại cho các vị có thẩm quyền về sự thật đau lòng đó.
Tôi từ giã cha Bề trên và Nhà Dòng ra về mà lòng tự cảm thấy như mình có lỗi; bởi qua cuộc tiếp xúc này, một cách nào đó, tôi đã vô tình chạm tới nỗi đau mà các ngài đang phải mang trong lòng.
Chiếc xe chở tôi bị kẹt giữa dòng người đi lại chật cứng các ngả đường, khiến tôi phải lỡ hẹn đến 18 phút mới tới được điểm gặp gỡ vị cán bộ cơ quan Trung Ương ở Hà Nội. Vị cán bộ tỏ ra khá cởi mở và thân thiện. Anh đã thẳng thắn nói lên tình cảm của riêng anh và cơ quan. Các anh đều rất muốn giải quyết những vấn đề khúc mắc hiện nay và rất có cảm tình với những đề nghị trong bài viết của tôi đã được đăng tải trên Internet. Song anh cũng biểu lộ vài thắc mắc của các cơ quan liên hệ, nhất là về phía Thành phố Hà Nội:
a) Các công ty đã bỏ vốn xây dựng vào khu vực đất rất nhiều nên không muốn hoàn lại nếu không được đền bù xứng đáng.
Tôi phản bác rằng: Lại vấn đề kinh tế. Đất đó thuộc quyền sở hữu của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Đằng khác, theo luật pháp, đất đang bị tranh chấp phải để nguyên trạng, nhưng trên thực tế, các vị đã tự ý xây dựng trên đó. Hành động đó trái với pháp luật và trái với ý muốn của bên sở hữu. Tòa Tổng Giám mục Hà Nội không những không phải bồi thường mà còn có thể kiện về những việc làm sai trái này. Tuy nhiên, vấn đề này có thể thương lượng sau tùy vào sự quyết định của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội.
b) Chính quyền bức xúc vì Nhà chung Hà Nội không giữ nguyên trạng đất đang tranh chấp, tự nhiên đặt tượng Đức Mẹ và Thánh Giá ở gốc cây đa làm cớ cho các tín hữu tụ tập cầu nguyện.
Tôi phản bác: Tòa Giám Mục không đặt tượng Đức Mẹ và Thánh Giá, nhưng do giáo dân tự nguyện làm việc đó. Đằng khác, chúng ta phải hiểu thế nào là “nguyên trạng”. “Nguyên trạng” là tình hình hiện tại của sự vật - trước sau không thay đổi những hình thái ban đầu. Thế nhưng, bên chiếm dụng đất đai Tòa Khâm Sứ (từ năm 1960) đã liên tục xây dựng, thiết lập và hoạt động nhiều cách thế trên mảnh đất mà chúng tôi đã liệt kê trong các văn thư phản đối, và mới đây còn giỡ mái, giỡ nhà… tiếp đến, (sau ngày lễ Giáng Sinh 2007 vừa qua) họ còn cố tình gắn các bảng hiệu đề “nhà văn hóa giáo dục v.v… của quận. Vậy ai đã làm thay đổi nguyên trạng? Còn bên phía Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội: chưa làm công việc gì để có thể nói rằng đã “thay đổi quyên trạng”, thậm chí việc đặt tượng Đức Mẹ ở chân núi gốc cây đa, cũng là phục hồi nguyên trạng. Vì như các vị đã biết: Đức Mẹ đã ngự tại chốn này từ hàng trăm năm nay, và các Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân cũng đã cầu nguyện tại đó từ hàng trăm năm nay. Đến thời bao cấp, Đức Hồng Y Căn bị cưỡng bức phải rời bức tượng tới địa điểm bên cạnh Tòa Tổng Giám Mục bây giờ. Một sự cưỡng bức vì sợ (Metu trong các sách luật) khiến cho công việc làm không THÀNH. Thế nên, việc đưa tượng Đức Mẹ về chỗ cũ là việc làm cho mảnh ĐẤT trở về nguyên trạng của nó - một công việc hợp tình hợp lý - nhất là trong thời điểm đất nước chúng ta đang cởi mở tiến lên về mọi mặt. Xin các vị nên chân thành chấp nhận.
Xem chừng những lý lẽ của tôi đã chinh phục được thiện chí của vị cán bộ nên anh đã nói: “Trong vấn đề này chúng tôi ủng hộ các cụ và mong sớm được giải quyết, nhưng còn vướng mắc một vài vị lãnh đạo cấp cao ở bên phía thành phố, mà các vị cán bộ cao cấp đó lại có “chân” trong Bộ Chính trị… Chúng tôi chỉ là cấp dưới, làm sao có thể “qua mặt” họ được ?”
Thì ra câu nói: “Dân làm chủ, nhà nước quản lý, Đảng lãnh đạo” ở đây đã rõ nghĩa. Anh ta cũng chỉ là một cán bộ “nhỏ” trong bộ máy quản lý của Nhà nước, còn Đảng mới là người lãnh đạo mọi đường hướng. “Lực bất tòng tâm”, biết làm sao được?! Nghĩ như vậy, tôi đứng lên từ biệt vị cán bộ ra về mà lòng nặng trĩu nỗi buồn của một người với vai trò trung gian – đã bước đầu thất bại…
Song tôi vẫn còn hy vọng, vài hôm nữa sẽ được gặp các vị cao cấp hơn trong các cơ quan khác nữa, may ra tình hình sẽ được cải thiện!? Có thể câu nói của người xưa: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” sẽ thành hiện thực.
Vâng! Lạy Chúa là Chúa Trời con! Xin Chúa ban ơn cho mọi đấng bậc có liên quan trong vấn đề này được ơn khôn ngoan để sớm có những giải pháp giải quyết những vụ việc cách hữu hiệu. Như thế, danh Chúa sẽ được cả sáng và ích lợi cho mọi người, nhất là trong dịp đón Xuân sang - mừng Tết đến này!
Thái Bình này 17/1/2008
+ FX. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục Thái Bình