Dầu hỏa : điều may hay điềm gở cho Cam Bốt ?
Nam Vang : Cam Bốt vốn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Tuy nhiên, hy vọng rằng chẳng bao lâu nữa tình trạng này sẽ thay đổi, nếu xứ Chùa Tháp này biết tận dụng được số tài nguyên thiên nhiên mà Thượng Đế ban tặng là các túi dầu hỏa khổng lồ vừa được khám phá trong phần hải phận của mình ở Vịnh Thái Lan, để phát triển đất nước.
Nhưng người ta không khỏi hồ nghi và tự hỏi, liệu chính phủ Cam Bốt của Thủ tướng Hun Sen có biết tự kiềm chế được trước những cám dỗ đầy quyến rủ của số tài nguyên khếch sù này đang nằm dưới đáy biển và chỉ để phục vụ cho 14 triệu đồng bào của ông hay không. Để có kế hoạch khai thác số lượng « vàng đen» này, chính ông Hun Sen đã đích thân liên hệ với các công ty dầu khí lớn trên thế giới. Dĩ nhiên, các tay dịch vụ chuyên môn làm trung gian giữa chính phủ Cam Bốt và các công ty dầu khí đã cam đoan không để «người hùng» đứng đầu nhà nước Nam Vang bị thiệt thòi, một khi các hợp đồng giữa Cam Bốt và các công ty dầu khí liên hệ được ký kết.
Ở tỉnh Sihanoukville, hải cảng duy nhất của Cam Bốt, người ta quan sát thấy hàng trăm các ống dẫn dầu cao cả thước đã được chất đầy trên những bãi chứa mênh mong và được các toán quân mang vũ khí canh giữ nghiêm nhặt. Các ống dẫn dầu này sẽ là phương tiện thuyên chuyển số «vàng đen» sắp được khai thác. Dầu hỏa chắc chắn sẽ mang lại cho Cam Bốt một số lợi tức thu nhập khổng lồ, nhiều hơn tất cả các ngành thương mại khác, như kỹ nghệ may mặc, nông nghiệp hay du lịch hợp lại. Chẳng bao lâu nữa, công ty dầu khí khổng lồ Chevron-Texaco sẽ chuyên chở các ống dẫn dầu tới hải khẩu Cam Bốt.
Công ty dấu khí Chevron-Texaco phụ trách khu A, một trong sáu điểm khai thác gần với đất liền và hứa hẹn số dầu thô và khí đốt khai thác mỗi năm sẽ lên tới từ 700 triệu đến 1 tỷ USD, tức tương đương với ngân quỹ hằng năm hiện nay của chính phủ Cam Bốt. Sau khi khoan thử, người ta ước lượng số dầu thô khai thác mỗi ngày sẽ vào khoảng 200.000 thùng. Trong khi đó, công ty dầu khí TOTAL của Pháp và các công ty dầu khí Trung Cộng chia nhau khai thác khu B.
Phát ngôn viên chính phủ Cam Bốt cho hay là công ty dầu khí Thái Lan PITEP cũng sẽ khai thác khoảng 30% ở Khu B. Ngoài ra các công ty dầu khí của Sing-ga-po, Mã Lai và Úc cũng đầu tư khai thác ở khu B. Phân bộ đặc trách lãnh vực thương mại của tòa đại sứ Pháp ở Nam Vang đã cho hay là nếu công ty dầu khí TOTAL còn được phép khai thác thêm, nước Pháp sẽ còn đầu tư và viện trợ nhiều hơn nữa cho Cam Bốt.
Việc sử dụng nguồn lợi tức do dầu hỏa mang lại
Ông Yet Soy Sokhan, cố vấn thương mại của chính phủ Cam Bốt vừa cho hay là hiện nay hãy còn quá sớm để có thể khẳng định được việc sử dụng các nguồn lợi do dầu hỏa mang lại như thế nào : hoặc đầu tư vào việc cải thiện ngành y tế hay vào lãnh vực giáo dục. Đây là hai lãnh vực mà Cam Bốt hiện đang cần phải đặc biệt quan tâm cải thiện.
Trong khi đó, các nhà chuyên môn về chương trình phát triển lại đưa ra ý kiến hoàn toàn khác hẳn. Họ cho rằng, ngay bây giờ người ta cần phải đặt kế hoạch sử dụng nguồn lợi tức do dầu hỏa mang lại một cách rõ ràng và hợp lý, và đồng thời họ còn cảnh cáo trước nạn lạm phát đồng loạt. Bởi vì giá cả tăng nhanh đột biến sẽ là một loại thuốc độc nguy hại đe dọa nền kinh tế Cam Bốt và đe dọa cả ngành du lịch, mà hiện nay đang là nguồn thu nhập quan trọng nhất của Cam Bốt.
Các cố vấn kinh tế đã trưng dẫn Botswana như là nước gương mẫu : Khi ý thức được kim cương và các loại đá quý là nguồn tài nguyên phong phú của đất nước, trước hết chính phủ Botswana đã đầu tư nhiều tỷ USD vào các khẩu phần nước ngoài. Nhờ thế tiền tệ trong nước giữ được mức thăng bằng và tránh được nạn lạm phát.
Trong khi đó, các nhà chuyên môn về kinh tế cũng nêu lên một ví dụ ngược lại, đó là Nigeria với bao hậu quả tiêu cực : Trong hơn 35 năm trời với số lợi tức khổng lồ thu được từ việc khai thác dầu hỏa vào khoảng 450 tỷ USD. Nhưng thay vì đem nguồn thu nhập khổng lồ đó vào việc phát triển đất nước, các nhà chính trị cao cấp Nigeria đã biển thủ một số lớn vào việc làm giàu cá nhân; có vị thủ hiến đã thầm chuyển cả 90 triệu USD vào tài khoản tư. Vì thế, có tới 60% dân chúng Nigeria hằng ngày phải sống với một dollar; còn đất nước phải gánh chịu một số nợ khổng lồ của các nước ngoại quốc là 30 tỷ USD.
Trước tình trạng tiêu cực đó của Nigeria, có người cho là do hậu quả của sự thất bại chính trị về kinh tế. Nhưng trên thực tế, sự băng hoại của nền kinh tế Nigeria là do lòng tham vô đáy của các nhà lãnh đạo đất nước. 80% trong số lợi tức của quốc gia là do dầu hỏa mang lại, và vì thế thuế má trong các lãnh vực kinh tế khác không còn đóng vai trò quan trọng nữa. Đó cũng là lý do nhà nước không còn đặt nặng vấn đề quan hệ mật thiết với các tầng lớp dân chúng trong nước. Nhưng rồi khi giá dầu hạ, thì Nigeria hoàn toàn bất lực và đương nhiên trở thành con nợ của đủ mọi quốc gia. Các nhà chuyên môn đánh giá : «Nền kinh tế Nigeria thất bại phát xuất từ những quan điểm lệch lạc về nguồn tài nguyên dầu hỏa của các nhà chính trị và từ thái độ xa rời dân chúng!»
Phải chăng đó cũng là một lời cảnh cáo quan trọng và khẩn thiết đối với Cam Bốt ? Nay mai hàng tỷ dollar, số lợi tức khổng lồ do việc khai thác dầu hỏa mang lại sẽ tuôn chảy vào ngân quỹ quốc gia, nhưng không phải để gây thêm lòng tham cho các các nhà cầm quyền vô trách nhiệm hay tạo thêm tham nhũng và hối lộ. Hiện nay trên danh sách các nước tham nhũng trên thế giới của Transparency International trong năm nay, Cam Bốt đứng vào hàng ngũ 151 trong số 163 trong các quốc gia nổi danh tham nhũng nhất thế giới.
Nói tóm lại, nguồn tài nguyên dầu hỏa quá phong phú của Cam Bốt sẽ là một điều may hay là điều gở cho đát nước Chùa Tháp này, hoàn toàn tùy thuộc vào lòng tham lam ích kỷ hay sự khôn ngoan và tinh thần dân tộc đúng đắn của những nhà cầm quyền đất nước này.
Lm Nguyễn Hữu Thy
Nam Vang : Cam Bốt vốn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Tuy nhiên, hy vọng rằng chẳng bao lâu nữa tình trạng này sẽ thay đổi, nếu xứ Chùa Tháp này biết tận dụng được số tài nguyên thiên nhiên mà Thượng Đế ban tặng là các túi dầu hỏa khổng lồ vừa được khám phá trong phần hải phận của mình ở Vịnh Thái Lan, để phát triển đất nước.
Nhưng người ta không khỏi hồ nghi và tự hỏi, liệu chính phủ Cam Bốt của Thủ tướng Hun Sen có biết tự kiềm chế được trước những cám dỗ đầy quyến rủ của số tài nguyên khếch sù này đang nằm dưới đáy biển và chỉ để phục vụ cho 14 triệu đồng bào của ông hay không. Để có kế hoạch khai thác số lượng « vàng đen» này, chính ông Hun Sen đã đích thân liên hệ với các công ty dầu khí lớn trên thế giới. Dĩ nhiên, các tay dịch vụ chuyên môn làm trung gian giữa chính phủ Cam Bốt và các công ty dầu khí đã cam đoan không để «người hùng» đứng đầu nhà nước Nam Vang bị thiệt thòi, một khi các hợp đồng giữa Cam Bốt và các công ty dầu khí liên hệ được ký kết.
Ở tỉnh Sihanoukville, hải cảng duy nhất của Cam Bốt, người ta quan sát thấy hàng trăm các ống dẫn dầu cao cả thước đã được chất đầy trên những bãi chứa mênh mong và được các toán quân mang vũ khí canh giữ nghiêm nhặt. Các ống dẫn dầu này sẽ là phương tiện thuyên chuyển số «vàng đen» sắp được khai thác. Dầu hỏa chắc chắn sẽ mang lại cho Cam Bốt một số lợi tức thu nhập khổng lồ, nhiều hơn tất cả các ngành thương mại khác, như kỹ nghệ may mặc, nông nghiệp hay du lịch hợp lại. Chẳng bao lâu nữa, công ty dầu khí khổng lồ Chevron-Texaco sẽ chuyên chở các ống dẫn dầu tới hải khẩu Cam Bốt.
Công ty dấu khí Chevron-Texaco phụ trách khu A, một trong sáu điểm khai thác gần với đất liền và hứa hẹn số dầu thô và khí đốt khai thác mỗi năm sẽ lên tới từ 700 triệu đến 1 tỷ USD, tức tương đương với ngân quỹ hằng năm hiện nay của chính phủ Cam Bốt. Sau khi khoan thử, người ta ước lượng số dầu thô khai thác mỗi ngày sẽ vào khoảng 200.000 thùng. Trong khi đó, công ty dầu khí TOTAL của Pháp và các công ty dầu khí Trung Cộng chia nhau khai thác khu B.
Phát ngôn viên chính phủ Cam Bốt cho hay là công ty dầu khí Thái Lan PITEP cũng sẽ khai thác khoảng 30% ở Khu B. Ngoài ra các công ty dầu khí của Sing-ga-po, Mã Lai và Úc cũng đầu tư khai thác ở khu B. Phân bộ đặc trách lãnh vực thương mại của tòa đại sứ Pháp ở Nam Vang đã cho hay là nếu công ty dầu khí TOTAL còn được phép khai thác thêm, nước Pháp sẽ còn đầu tư và viện trợ nhiều hơn nữa cho Cam Bốt.
Việc sử dụng nguồn lợi tức do dầu hỏa mang lại
Ông Yet Soy Sokhan, cố vấn thương mại của chính phủ Cam Bốt vừa cho hay là hiện nay hãy còn quá sớm để có thể khẳng định được việc sử dụng các nguồn lợi do dầu hỏa mang lại như thế nào : hoặc đầu tư vào việc cải thiện ngành y tế hay vào lãnh vực giáo dục. Đây là hai lãnh vực mà Cam Bốt hiện đang cần phải đặc biệt quan tâm cải thiện.
Trong khi đó, các nhà chuyên môn về chương trình phát triển lại đưa ra ý kiến hoàn toàn khác hẳn. Họ cho rằng, ngay bây giờ người ta cần phải đặt kế hoạch sử dụng nguồn lợi tức do dầu hỏa mang lại một cách rõ ràng và hợp lý, và đồng thời họ còn cảnh cáo trước nạn lạm phát đồng loạt. Bởi vì giá cả tăng nhanh đột biến sẽ là một loại thuốc độc nguy hại đe dọa nền kinh tế Cam Bốt và đe dọa cả ngành du lịch, mà hiện nay đang là nguồn thu nhập quan trọng nhất của Cam Bốt.
Các cố vấn kinh tế đã trưng dẫn Botswana như là nước gương mẫu : Khi ý thức được kim cương và các loại đá quý là nguồn tài nguyên phong phú của đất nước, trước hết chính phủ Botswana đã đầu tư nhiều tỷ USD vào các khẩu phần nước ngoài. Nhờ thế tiền tệ trong nước giữ được mức thăng bằng và tránh được nạn lạm phát.
Trong khi đó, các nhà chuyên môn về kinh tế cũng nêu lên một ví dụ ngược lại, đó là Nigeria với bao hậu quả tiêu cực : Trong hơn 35 năm trời với số lợi tức khổng lồ thu được từ việc khai thác dầu hỏa vào khoảng 450 tỷ USD. Nhưng thay vì đem nguồn thu nhập khổng lồ đó vào việc phát triển đất nước, các nhà chính trị cao cấp Nigeria đã biển thủ một số lớn vào việc làm giàu cá nhân; có vị thủ hiến đã thầm chuyển cả 90 triệu USD vào tài khoản tư. Vì thế, có tới 60% dân chúng Nigeria hằng ngày phải sống với một dollar; còn đất nước phải gánh chịu một số nợ khổng lồ của các nước ngoại quốc là 30 tỷ USD.
Trước tình trạng tiêu cực đó của Nigeria, có người cho là do hậu quả của sự thất bại chính trị về kinh tế. Nhưng trên thực tế, sự băng hoại của nền kinh tế Nigeria là do lòng tham vô đáy của các nhà lãnh đạo đất nước. 80% trong số lợi tức của quốc gia là do dầu hỏa mang lại, và vì thế thuế má trong các lãnh vực kinh tế khác không còn đóng vai trò quan trọng nữa. Đó cũng là lý do nhà nước không còn đặt nặng vấn đề quan hệ mật thiết với các tầng lớp dân chúng trong nước. Nhưng rồi khi giá dầu hạ, thì Nigeria hoàn toàn bất lực và đương nhiên trở thành con nợ của đủ mọi quốc gia. Các nhà chuyên môn đánh giá : «Nền kinh tế Nigeria thất bại phát xuất từ những quan điểm lệch lạc về nguồn tài nguyên dầu hỏa của các nhà chính trị và từ thái độ xa rời dân chúng!»
Phải chăng đó cũng là một lời cảnh cáo quan trọng và khẩn thiết đối với Cam Bốt ? Nay mai hàng tỷ dollar, số lợi tức khổng lồ do việc khai thác dầu hỏa mang lại sẽ tuôn chảy vào ngân quỹ quốc gia, nhưng không phải để gây thêm lòng tham cho các các nhà cầm quyền vô trách nhiệm hay tạo thêm tham nhũng và hối lộ. Hiện nay trên danh sách các nước tham nhũng trên thế giới của Transparency International trong năm nay, Cam Bốt đứng vào hàng ngũ 151 trong số 163 trong các quốc gia nổi danh tham nhũng nhất thế giới.
Nói tóm lại, nguồn tài nguyên dầu hỏa quá phong phú của Cam Bốt sẽ là một điều may hay là điều gở cho đát nước Chùa Tháp này, hoàn toàn tùy thuộc vào lòng tham lam ích kỷ hay sự khôn ngoan và tinh thần dân tộc đúng đắn của những nhà cầm quyền đất nước này.
Lm Nguyễn Hữu Thy