SỐNG NĂM THÁNH PHAOLÔ 2008-29.06-2009
Bài 2 - Tại sao ta cần học hỏi thêm về thánh Phaolô?
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI ấn định năm thánh Phaolô (6/2008-6/2009) và mời gọi mọi người Công giáo học hỏi thêm về thánh nhân vì nhiêu lý do khác nhau.
Một trong những đặc nét về thánh Phaolô là con người và cuộc đời thánh Phaolô chứa đựng nhiều tranh cãi và khúc mắc trong Kitô giáo.
Là một Pharisiêu nhiệt tình với Do thái giáo (Cv 22:3), Phaolô đánh giá lòng nhiệt thành tôn giáo của mình bằng những bạo động truy bắt các Kitô hữu tin theo Đức Giêsu Kitô nhằm triệt tiêu một tổ chức tôn giáo mới (Gal 1:13; Phil 3:6; Cv 24:5, 14; 28:22).
Sau khi gặp gỡ Đức Giêsu trên đường Damas, Phaolô trở nên tông đồ rao giảng về Đức Giêsu Kitô cho dân ngoại và cho chính những người Ngài bắt bớ (Cv 9; Gal 1:13-16), cũng với một mức độ nhiệt tình như Ngài có dành cho Do Thái Giáo (Rom 11:13; 15:18-20; 2 Cor 11:2).
Sự thay đổi của Phaolô tạo nên nghi ngờ và phẫn nộ cho những người theo đạo Do Thái mà trước đây Phaolô là một thành viên, và cho cả những người Do Thái theo Kitô giáo mà giờ đây Phaolô là một tông đồ.
Rồi những thư Ngài viết cho các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đã nhanh chóng trở nên những đề tài tranh luận - chống đối cũng như ủng hộ - của cả Kitô hữu gốc Do Thái và những người dân ngoại, không có gốc Do Thái.
Thêm vào đó, lối giảng dạy cứng rắn và cương quyết, đôi khi trực diện và phũ phàng, của thánh Phaolô làm cho những thư Ngài viết có giá trị giảng dạy về tín lý và luân lý cách rõ ràng và khẳng định.
Nói như thế không có nghĩa là thánh Phaolô không tỏ ra nhu mì, lo lắng, quan tâm đến những nhu cầu mục vụ của những cộng đoàn Kitô hữu Ngài thiết lập hay có trách nhiệm giảng dạy (1 & 2 Tim; Titus).
Vai trò và ảnh hưởng của thánh Phaolô rất lớn đối với sự hình thành và phát triển Kitô giáo. Nhiều thần học gia dùng danh từ “Ngài Là Đấng Sáng Lập Kitô giáo”, không phải với ý nghĩa thần học rằng Phaolô là đối tượng của đức tin vì chỉ có Thiên Chúa – và con Thiên Chúa làm người - là đối tượng không thay thế được của đức tin, nhưng là một nhà lãnh đạo xã hội đã xây dựng và đặt nền móng sinh hoạt cho giáo hội Kitô giáo hình thành và phát triển.
Những lời giảng dạy của thánh Phaolô không chỉ thích ứng với thời đại Ngài đang sống, mà còn giá trị thích hợp với mọi thời đại trong đời sống Kitô hữu.
Vì nội dung giảng dạy thần học của thánh Phaolô súc tích, thâm thúy và khó hiểu, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mời gọi chúng ta trong năm này học hỏi thêm về thánh nhân và những giáo huấn của Ngài để củng cố đức tin và bắt chước gương sống liên kết mật thiết với Chúa Giêsu Kitô như thánh Phaolô đã sống: “Anh em thừa biết là anh em phải bắt chước chúng tôi thế nào” (2 Thes 3:7; Gal 2:20).
Lm. Matthew Nguyễn Khắc Hy, S.S.
-------------
Nếu bạn có câu hỏi liên hệ, xin viết về các địa chỉ sau đây:
Cha Matthew Nguyễn Khắc Hy, S.S. – hnguyen@@stmarys.edu
Bản Tin Liên Đoàn – bantinliendoan@gmail.com
231 Rothell Road Extension, Toccoa, Georgia 30577
Bài 2 - Tại sao ta cần học hỏi thêm về thánh Phaolô?
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI ấn định năm thánh Phaolô (6/2008-6/2009) và mời gọi mọi người Công giáo học hỏi thêm về thánh nhân vì nhiêu lý do khác nhau.
Một trong những đặc nét về thánh Phaolô là con người và cuộc đời thánh Phaolô chứa đựng nhiều tranh cãi và khúc mắc trong Kitô giáo.
Là một Pharisiêu nhiệt tình với Do thái giáo (Cv 22:3), Phaolô đánh giá lòng nhiệt thành tôn giáo của mình bằng những bạo động truy bắt các Kitô hữu tin theo Đức Giêsu Kitô nhằm triệt tiêu một tổ chức tôn giáo mới (Gal 1:13; Phil 3:6; Cv 24:5, 14; 28:22).
Sau khi gặp gỡ Đức Giêsu trên đường Damas, Phaolô trở nên tông đồ rao giảng về Đức Giêsu Kitô cho dân ngoại và cho chính những người Ngài bắt bớ (Cv 9; Gal 1:13-16), cũng với một mức độ nhiệt tình như Ngài có dành cho Do Thái Giáo (Rom 11:13; 15:18-20; 2 Cor 11:2).
Sự thay đổi của Phaolô tạo nên nghi ngờ và phẫn nộ cho những người theo đạo Do Thái mà trước đây Phaolô là một thành viên, và cho cả những người Do Thái theo Kitô giáo mà giờ đây Phaolô là một tông đồ.
Rồi những thư Ngài viết cho các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đã nhanh chóng trở nên những đề tài tranh luận - chống đối cũng như ủng hộ - của cả Kitô hữu gốc Do Thái và những người dân ngoại, không có gốc Do Thái.
Thêm vào đó, lối giảng dạy cứng rắn và cương quyết, đôi khi trực diện và phũ phàng, của thánh Phaolô làm cho những thư Ngài viết có giá trị giảng dạy về tín lý và luân lý cách rõ ràng và khẳng định.
Nói như thế không có nghĩa là thánh Phaolô không tỏ ra nhu mì, lo lắng, quan tâm đến những nhu cầu mục vụ của những cộng đoàn Kitô hữu Ngài thiết lập hay có trách nhiệm giảng dạy (1 & 2 Tim; Titus).
Vai trò và ảnh hưởng của thánh Phaolô rất lớn đối với sự hình thành và phát triển Kitô giáo. Nhiều thần học gia dùng danh từ “Ngài Là Đấng Sáng Lập Kitô giáo”, không phải với ý nghĩa thần học rằng Phaolô là đối tượng của đức tin vì chỉ có Thiên Chúa – và con Thiên Chúa làm người - là đối tượng không thay thế được của đức tin, nhưng là một nhà lãnh đạo xã hội đã xây dựng và đặt nền móng sinh hoạt cho giáo hội Kitô giáo hình thành và phát triển.
Những lời giảng dạy của thánh Phaolô không chỉ thích ứng với thời đại Ngài đang sống, mà còn giá trị thích hợp với mọi thời đại trong đời sống Kitô hữu.
Vì nội dung giảng dạy thần học của thánh Phaolô súc tích, thâm thúy và khó hiểu, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mời gọi chúng ta trong năm này học hỏi thêm về thánh nhân và những giáo huấn của Ngài để củng cố đức tin và bắt chước gương sống liên kết mật thiết với Chúa Giêsu Kitô như thánh Phaolô đã sống: “Anh em thừa biết là anh em phải bắt chước chúng tôi thế nào” (2 Thes 3:7; Gal 2:20).
Lm. Matthew Nguyễn Khắc Hy, S.S.
-------------
Nếu bạn có câu hỏi liên hệ, xin viết về các địa chỉ sau đây:
Cha Matthew Nguyễn Khắc Hy, S.S. – hnguyen@@stmarys.edu
Bản Tin Liên Đoàn – bantinliendoan@gmail.com
231 Rothell Road Extension, Toccoa, Georgia 30577