Trong mục Sưu Khảo ngày 31 tháng Giêng năm 2003, chúng tôi đã trình bày “Quan niệm của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam về tương quan giữa tin mừng chúa Kitô và những gía trị tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục Việt Nam. Ðể tiếp tục cho loạt bài này, hôm nay, khởi đi từ quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị đồng hương, đồng đạo ý nghĩa vài nghi lễ cổ truyền rất phổ biến trong dân gian, thường được cử hành vào mùa Xuân: Ðó là Lễ Kì Yên và lễ Xây Chầu và ngày mai,loạt bài sẽ được tiếp tục với đề tài: Lễ Đại Bội.
LỄ KÌ YÊN
Lễ Kì Yên là lễ dân làng cầu an vào mùa Xuân. Đối tượng cầu xin ở đây là chính vị Thần Thành Hoàng (có sắc phong của nhà vua) được thờ tại Đình làng. Đây là tín ngưỡng thờ Thần cố hữu của người Việt Nam.
Dân ta đa số sống ở thôn quê, quanh năm lam lũ vất vả kiếm miếng cơm manh áo, song dù thế nào, mỗi năm cũng phải "vào đám" một đôi lần. Dân làng thường "vào đám" nhằm ngày sinh hoặc ngày giỗ của vị Thần Thành Hoàng và đặc biệt là vào 2 kì lễ lớn Xuân Kì và Thu Báo.
Lễ Kì Yên có tính cách tập thể của cộng đồng dân xã nên được tổ chức rất long trọng với cờ xí, phẩm phục và nhạc lễ. Phẩm vật chính là bò (trâu), dê, heo (vật tam sinh); có nơi kiêng sát sinh, chỉ dùng bánh trái làm lễ vật mà thôi.
Nghi lễ gồm có 2 diên tế : Túc yết và Đoàn cả. Túc: đêm; yết: ra mắt. Túc yết là lễ các hương chức làm lễ ra mắt Thần, thường tổ chức đêm hôm trước ngày lễ chính. Đoàn: đám đông, dân làng; cả: lớn. Đoàn cả là diên tế chính, dành cho toàn thể dân làng. Mỗi diên tế được cử hành do Ban Tế lễ, Ban Chấp sự, các lễ sanh, Ban cổ nhạc, các đào thài và lính hầu.
Thường thì một diên tế kéo dài khoảng 2 giờ, với 12 nghi thức sau đây:
1. Kiểm soát lễ vật.
2. Khởi lệnh cổ (trống nhỏ dùng để ra lệnh), khởi minh chinh (chiêng), khởi cổ (trống lớn) và tác nhạc (Ban cổ nhạc dạo đầu).
3. Tuần dâng hương.
4. Tuần rượu thứ nhất.
5. Ðọc văn tế (Nội dung bài văn tế gồm có báo cáo việc làng nước, xin Thần cứu khổ, cứu nguy và ban ơn giáng phúc cho dân làng).
6. Tuần rượu thứ hai.
7. Tuần rượu thứ ba.
8. Hiến quả phẩm.
9. Hiến bỉnh (bánh), nếu lễ vật là vật tam sanh thì dâng vào lúc này.
10. Tuần trà.
11. Ẩm phước và thụ tộ (Thần ban cho vị chánh tế và các vị bồi tế hưởng chút rượu và lễ vật đã dâng cúng).
12. Lễ hoá văn tế (đốt tờ văn tế).
Tế Túc Yết và tế Đoàn Cả tại các Đình làng và các đền thờ Thần là nghi thức chính thức của Việt Nam mà triều đình đã dùng mỗi khi nhà vua tế Đàn Nam Giao ngày trước.
Ở đây chính ra chúng tôi phải mô tả tỉ mỉ những nghi lễ quan trọng và đặc sắc này, nhưng nếu làm thế, bài sẽ dài thêm vài chục trang. Chúng tôi sẽ dành lại cho một bài chuyên biệt khác. Tuy vậy, dù trên đây mới chỉ liệt kê vài nét sơ lược, chưa mô tả chi tiết các nghi thức, song chúng tôi trộm nghĩ cũng đủ giúp cho quý vị có thêm chút khái niệm về cách cầu xin ơn bình an trong dịp đầu năm của phần đông người Việt Nam ta trước đây (3).
HÁT CHẦU VÀ XÂY CHẦU
Tiếp theo lễ Kì Yên là lễ Xây Chầu và Lễ Đại Bội. Hai lễ này bao giờ cũng cử hành trước khi Hát Chầu. Tại Miền Nam trước đây, nếu có khả năng tài chánh, sau lễ Kì Yên, làng thường tổ chức Hát Chầu. Hát Chầu còn gọi là Hát Cúng, chính là Hát Bội. Hát Bội là bộ môn sân khấu cổ truyền phổ biến ở Miền Trung và Miền Nam trước đây; Miền Bắc thì có Hát Chầu Văn.
Hát Chầu nhằm 3 mục đích:
1. Mục đích giải trí: Ngày trước, dân thôn quê ít có dịp được thưởng thức nghệ thuật sân khấu, vì thế mỗi năm một đôi lần được coi Hát Bội tại Đình, Miếu trong làng là dịp vui hiếm có, nên đã thu hút được dân làng đủ mọi lứa tuổi. Nhờ thế, quang cảnh ngày đại lễ đầu Xuân được thêm long trọng, vui tươi.
2. Mục đích giáo huấn: Các tuồng tích thường là những câu truyện xưa, trong đó xuất hiện đủ mọi hạng người, với muôn vàn sự việc tốt xấu, song bao giờ cũng có hậu, nghĩa là cái Thiện sẽ thắng cái Ác (văn dĩ tải đạo). Từ đó mà ta học làm lành lánh dữ.
3. Mục đích thờ cúng: Dân làng quan niệm các vị Thần cũng có quan cảm như người trần. Các Ngài sẽ rất hài lòng và sẵn sàng gia ơn giáng phước, nếu được dâng cúng một bài ca, một điệu múa hoặc một chầu hát cúng. Đó là mục đích chính của tục Hát Chầu.
Ở đây chúng tôi không nhằm nói về Hát Chầu, mà chỉ muốn giới thiệu lễ Xây Chầu và Đại Bội, nói đúng hơn là chỉ nhằm tìm hiểu lòng tín mộ của người Việt thể hiện qua hai nghi lễ này.
LỄ XÂY CHẦU
Lễ Xây Chầu còn gọi là lễ Khai Tràng. Mục đích là dùng bùa, chú, ấn quyết và cậy nhờ Thái Thượng Lão Quân để trấn áp ma quỷ và cầu xin cho quốc thái dân an, dân làng được may lành và thịnh vượng. Đây là tín ngưỡng thuộc Lão giáo đã được bình dân hóa, rất phổ biến trong dân gian. Bởi vì Lão giáo chính thống với thuyết vô vi là một hệ thống tư tưởng trừu tượng và cao siêu đã từng được bách gia chư tử noi theo, ở nước ta chỉ một thành phần ưu tú nào đó mới có thể lãnh hội được mà thôi.
Có 3 loại Xây Chầu: Xây Chầu Văn là lối được dùng nhiều hơn cả vì nó đơn giản, ít cần hiểu biết về bùa, chú. Xây Chầu Võ là khó hơn cả, ít nơi dám cử hành, vì người cử hành phải giỏi bùa, chú, ấn quyết. Và thứ ba là Xây Chầu bán Văn bán Võ là loại chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây. Loại này vừa phải hô hoán to lên mạnh mẽ, oai nghi các câu Thần chú (Võ), vừa có thể chỉ tâm niệm các câu nói đó mà không cần phát âm ra ngoài (Văn).
Nghi thức cử hành lễ Xây Chầu rất có ý nghĩa, rất "cướp tinh thần", và không quá dài, đáng cho các vị đồng đạo tìm hiểu. Do đó xin ghi lại để cống hiến quý vị.
1. Sửa soạn hành lễ: Chấp sự viên cùng các trò lễ tới trước bàn thờ để dâng hương, rượu, trà và thỉnh roi chầu, rồi tiến lên sân khấu. Tại đây, chấp sự viên quay mặt về phía bàn thờ Thần, xá 3 lần. Xoay mặt lại phía đặt trống chầu, ngó thẳng hướng đại lợi gọi là định vị (4). Khi lễ sanh xướng "Phế cân", chấp sự viên giở khăn đỏ đang phủ mặt trống ra, lau mặt trống, rồi xếp khăn lại, cuốn vào giữa roi chầu. Tiếp theo là phần đánh trống. Đây là phần quan trọng được chia ra 2 giai đoạn: Đệ nhất cấp là đánh ở bìa trống, đệ nhị cấp là đánh ở giữa mặt trống.
2. Đệ Nhất Cấp: Chấp sự viên cầm roi chầu ở tay mặt, tay trái bắt ấn quyết (5) và nắm lấy cổ tay áo bên mặt, rồi lần lượt tiến hành như sau:
- Niệm Chú thầm trong miệng (6) "Nam mô Thái Thượng Lão Quân cấp cấp như luật định".
- Dùng roi chầu vẽ lá Bùa Tứ Tung Ngũ Hoành (7) vào khoảng phía trên của mặt trống để trấn áp ma quỷ.
- Dưới lá Bùa Tứ Tung Ngũ Hoành, dùng roi chầu viết chữ 'Thạnh".
- Lùi lại ba bước, dùng roi chầu vẽ hai chữ trên sàn "Sát Quỷ".
- Bước tới một bước, đạp lên hai chữ "Sát Quỷ" vừa mới viết (8) và bắt đầu đánh trống (kích cổ).
-Nhất kích cổ: Xướng lớn "Hà An Xã Tắc" (đất nước bình yên), rồi nhịp 3 tiếng nhè nhẹ trên mặt trống.
-Nhị kích cổ: Xướng lớn "Thôn Trung Khương Thới" (làng xóm an khang), rồi nhịp 3 tiếng nhè nhẹ trên phía trái của mặt trống.
-Tam kích cổ: Xướng lớn "Lê Thứ Thái Bình" (dân chúng hưởng thái bình), rồi nhịp 3 tiếng nhè nhẹ trên phía phải của mặt trống.
3. Đệ Nhị Cấp: Chấp sự viên đánh nhẹ vào giữa Thái Cực Đồ (9) vẽ ở trung tâm mặt trống 3 hồi, gọi là "Khi Thái Cực". Rồi:
- Nhất điểm cổ: dằn roi chầu 3 tiếng, rồi xướng lớn "Trừ Càn Khảm" (nghĩa là khỏi bị bại hư).
- Nhị điểm cổ: dằn roi chầu nhẹ 3 tiếng, rồi xướng lớn "Lập Trung Cấn Chấn" (nghĩa là cô lập khóc lóc, chết chóc và ma qu›).
- Tam điểm cổ: dằn roi chầu nhẹ 3 tiếng, rồi xướng lớn "Tốn Li Khôn Đoài" (ý là xin cho báu lộc, phúc đức).
Sau đó, chấp sự viên đánh mạnh lên mặt trống 3 hồi, từ phải (tức cửa "sanh" của buồng hát) sang trái (tức cửa "Tử" của buồng hát, vừa đánh vừa đếm sao cho đủ 3 hồi như sau:
- Nhất hồi: 20 tiếng lớn (gọi là chùy thúc), sau đó dằn 2 tiếng nhẹ và xướng lớn "Trừ hung thần ác sát".
- Nhị hồi: 40 tiếng, sau đó dằn 2 tiếng nhẹ, đồng thời nhấc chân ra khỏi 2 chữ 'Sát Quỷ"(vì bây giờ đã trừ khử được ma quỷ rồi, không sợ chúng ám hại nữa), bước tới 2 bước, trở về chỗ cũ (gọi là hoàn y trung lập).
- Tam hồi: 60 tiếng lớn, sau đó dằn 2 tiếng nhẹ và xướng lớn "Thôn Trung Bá Tánh Nam Nữ Đồng Thọ Phước".
Sau hết, chấp sự viên đánh 3 hồi 9 tiếng, rồi nhìn lên chánh điện như ra hiệu cho nhạc sanh trổi điệu "Tiếp Giá" để thỉnh Thần ngự đến xem hát cúng. Đoạn, đánh thêm 3 hồi, ra lệnh cho ban nhạc khởi tấu khúc "Khai Tràng". Dứt nhạc "Khai Tràng", chấp sự viên cầm roi chầu, giả bộ như cầm gươm, phóng vào mặt bợm (tức là mặt con "Kì Lân Xuất Thế" gắn trên 2 cửa "Sanh" (xuất) và cửa "Tử" (nhập), mục đích trừ khử ma quỷ.
Nếu quý vị đồng đạo đọc kĩ diễn tiến buổi lễ trên đây, chắc hẳn sẽ đồng ý với chúng tôi về tính cách trang nghiêm, gây nhiều ấn tượng và sẽ khám phá ra những ý nghĩa rất đáng học hỏi.
Còn tiếp. Ðề tài ngày mai: Lễ Ðại Bội.
LỄ KÌ YÊN
Lễ Kì Yên là lễ dân làng cầu an vào mùa Xuân. Đối tượng cầu xin ở đây là chính vị Thần Thành Hoàng (có sắc phong của nhà vua) được thờ tại Đình làng. Đây là tín ngưỡng thờ Thần cố hữu của người Việt Nam.
Dân ta đa số sống ở thôn quê, quanh năm lam lũ vất vả kiếm miếng cơm manh áo, song dù thế nào, mỗi năm cũng phải "vào đám" một đôi lần. Dân làng thường "vào đám" nhằm ngày sinh hoặc ngày giỗ của vị Thần Thành Hoàng và đặc biệt là vào 2 kì lễ lớn Xuân Kì và Thu Báo.
Lễ Kì Yên có tính cách tập thể của cộng đồng dân xã nên được tổ chức rất long trọng với cờ xí, phẩm phục và nhạc lễ. Phẩm vật chính là bò (trâu), dê, heo (vật tam sinh); có nơi kiêng sát sinh, chỉ dùng bánh trái làm lễ vật mà thôi.
Nghi lễ gồm có 2 diên tế : Túc yết và Đoàn cả. Túc: đêm; yết: ra mắt. Túc yết là lễ các hương chức làm lễ ra mắt Thần, thường tổ chức đêm hôm trước ngày lễ chính. Đoàn: đám đông, dân làng; cả: lớn. Đoàn cả là diên tế chính, dành cho toàn thể dân làng. Mỗi diên tế được cử hành do Ban Tế lễ, Ban Chấp sự, các lễ sanh, Ban cổ nhạc, các đào thài và lính hầu.
Thường thì một diên tế kéo dài khoảng 2 giờ, với 12 nghi thức sau đây:
1. Kiểm soát lễ vật.
2. Khởi lệnh cổ (trống nhỏ dùng để ra lệnh), khởi minh chinh (chiêng), khởi cổ (trống lớn) và tác nhạc (Ban cổ nhạc dạo đầu).
3. Tuần dâng hương.
4. Tuần rượu thứ nhất.
5. Ðọc văn tế (Nội dung bài văn tế gồm có báo cáo việc làng nước, xin Thần cứu khổ, cứu nguy và ban ơn giáng phúc cho dân làng).
6. Tuần rượu thứ hai.
7. Tuần rượu thứ ba.
8. Hiến quả phẩm.
9. Hiến bỉnh (bánh), nếu lễ vật là vật tam sanh thì dâng vào lúc này.
10. Tuần trà.
11. Ẩm phước và thụ tộ (Thần ban cho vị chánh tế và các vị bồi tế hưởng chút rượu và lễ vật đã dâng cúng).
12. Lễ hoá văn tế (đốt tờ văn tế).
Tế Túc Yết và tế Đoàn Cả tại các Đình làng và các đền thờ Thần là nghi thức chính thức của Việt Nam mà triều đình đã dùng mỗi khi nhà vua tế Đàn Nam Giao ngày trước.
Ở đây chính ra chúng tôi phải mô tả tỉ mỉ những nghi lễ quan trọng và đặc sắc này, nhưng nếu làm thế, bài sẽ dài thêm vài chục trang. Chúng tôi sẽ dành lại cho một bài chuyên biệt khác. Tuy vậy, dù trên đây mới chỉ liệt kê vài nét sơ lược, chưa mô tả chi tiết các nghi thức, song chúng tôi trộm nghĩ cũng đủ giúp cho quý vị có thêm chút khái niệm về cách cầu xin ơn bình an trong dịp đầu năm của phần đông người Việt Nam ta trước đây (3).
HÁT CHẦU VÀ XÂY CHẦU
Tiếp theo lễ Kì Yên là lễ Xây Chầu và Lễ Đại Bội. Hai lễ này bao giờ cũng cử hành trước khi Hát Chầu. Tại Miền Nam trước đây, nếu có khả năng tài chánh, sau lễ Kì Yên, làng thường tổ chức Hát Chầu. Hát Chầu còn gọi là Hát Cúng, chính là Hát Bội. Hát Bội là bộ môn sân khấu cổ truyền phổ biến ở Miền Trung và Miền Nam trước đây; Miền Bắc thì có Hát Chầu Văn.
Hát Chầu nhằm 3 mục đích:
1. Mục đích giải trí: Ngày trước, dân thôn quê ít có dịp được thưởng thức nghệ thuật sân khấu, vì thế mỗi năm một đôi lần được coi Hát Bội tại Đình, Miếu trong làng là dịp vui hiếm có, nên đã thu hút được dân làng đủ mọi lứa tuổi. Nhờ thế, quang cảnh ngày đại lễ đầu Xuân được thêm long trọng, vui tươi.
2. Mục đích giáo huấn: Các tuồng tích thường là những câu truyện xưa, trong đó xuất hiện đủ mọi hạng người, với muôn vàn sự việc tốt xấu, song bao giờ cũng có hậu, nghĩa là cái Thiện sẽ thắng cái Ác (văn dĩ tải đạo). Từ đó mà ta học làm lành lánh dữ.
3. Mục đích thờ cúng: Dân làng quan niệm các vị Thần cũng có quan cảm như người trần. Các Ngài sẽ rất hài lòng và sẵn sàng gia ơn giáng phước, nếu được dâng cúng một bài ca, một điệu múa hoặc một chầu hát cúng. Đó là mục đích chính của tục Hát Chầu.
Ở đây chúng tôi không nhằm nói về Hát Chầu, mà chỉ muốn giới thiệu lễ Xây Chầu và Đại Bội, nói đúng hơn là chỉ nhằm tìm hiểu lòng tín mộ của người Việt thể hiện qua hai nghi lễ này.
LỄ XÂY CHẦU
Lễ Xây Chầu còn gọi là lễ Khai Tràng. Mục đích là dùng bùa, chú, ấn quyết và cậy nhờ Thái Thượng Lão Quân để trấn áp ma quỷ và cầu xin cho quốc thái dân an, dân làng được may lành và thịnh vượng. Đây là tín ngưỡng thuộc Lão giáo đã được bình dân hóa, rất phổ biến trong dân gian. Bởi vì Lão giáo chính thống với thuyết vô vi là một hệ thống tư tưởng trừu tượng và cao siêu đã từng được bách gia chư tử noi theo, ở nước ta chỉ một thành phần ưu tú nào đó mới có thể lãnh hội được mà thôi.
Có 3 loại Xây Chầu: Xây Chầu Văn là lối được dùng nhiều hơn cả vì nó đơn giản, ít cần hiểu biết về bùa, chú. Xây Chầu Võ là khó hơn cả, ít nơi dám cử hành, vì người cử hành phải giỏi bùa, chú, ấn quyết. Và thứ ba là Xây Chầu bán Văn bán Võ là loại chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây. Loại này vừa phải hô hoán to lên mạnh mẽ, oai nghi các câu Thần chú (Võ), vừa có thể chỉ tâm niệm các câu nói đó mà không cần phát âm ra ngoài (Văn).
Nghi thức cử hành lễ Xây Chầu rất có ý nghĩa, rất "cướp tinh thần", và không quá dài, đáng cho các vị đồng đạo tìm hiểu. Do đó xin ghi lại để cống hiến quý vị.
1. Sửa soạn hành lễ: Chấp sự viên cùng các trò lễ tới trước bàn thờ để dâng hương, rượu, trà và thỉnh roi chầu, rồi tiến lên sân khấu. Tại đây, chấp sự viên quay mặt về phía bàn thờ Thần, xá 3 lần. Xoay mặt lại phía đặt trống chầu, ngó thẳng hướng đại lợi gọi là định vị (4). Khi lễ sanh xướng "Phế cân", chấp sự viên giở khăn đỏ đang phủ mặt trống ra, lau mặt trống, rồi xếp khăn lại, cuốn vào giữa roi chầu. Tiếp theo là phần đánh trống. Đây là phần quan trọng được chia ra 2 giai đoạn: Đệ nhất cấp là đánh ở bìa trống, đệ nhị cấp là đánh ở giữa mặt trống.
2. Đệ Nhất Cấp: Chấp sự viên cầm roi chầu ở tay mặt, tay trái bắt ấn quyết (5) và nắm lấy cổ tay áo bên mặt, rồi lần lượt tiến hành như sau:
- Niệm Chú thầm trong miệng (6) "Nam mô Thái Thượng Lão Quân cấp cấp như luật định".
- Dùng roi chầu vẽ lá Bùa Tứ Tung Ngũ Hoành (7) vào khoảng phía trên của mặt trống để trấn áp ma quỷ.
- Dưới lá Bùa Tứ Tung Ngũ Hoành, dùng roi chầu viết chữ 'Thạnh".
- Lùi lại ba bước, dùng roi chầu vẽ hai chữ trên sàn "Sát Quỷ".
- Bước tới một bước, đạp lên hai chữ "Sát Quỷ" vừa mới viết (8) và bắt đầu đánh trống (kích cổ).
-Nhất kích cổ: Xướng lớn "Hà An Xã Tắc" (đất nước bình yên), rồi nhịp 3 tiếng nhè nhẹ trên mặt trống.
-Nhị kích cổ: Xướng lớn "Thôn Trung Khương Thới" (làng xóm an khang), rồi nhịp 3 tiếng nhè nhẹ trên phía trái của mặt trống.
-Tam kích cổ: Xướng lớn "Lê Thứ Thái Bình" (dân chúng hưởng thái bình), rồi nhịp 3 tiếng nhè nhẹ trên phía phải của mặt trống.
3. Đệ Nhị Cấp: Chấp sự viên đánh nhẹ vào giữa Thái Cực Đồ (9) vẽ ở trung tâm mặt trống 3 hồi, gọi là "Khi Thái Cực". Rồi:
- Nhất điểm cổ: dằn roi chầu 3 tiếng, rồi xướng lớn "Trừ Càn Khảm" (nghĩa là khỏi bị bại hư).
- Nhị điểm cổ: dằn roi chầu nhẹ 3 tiếng, rồi xướng lớn "Lập Trung Cấn Chấn" (nghĩa là cô lập khóc lóc, chết chóc và ma qu›).
- Tam điểm cổ: dằn roi chầu nhẹ 3 tiếng, rồi xướng lớn "Tốn Li Khôn Đoài" (ý là xin cho báu lộc, phúc đức).
Sau đó, chấp sự viên đánh mạnh lên mặt trống 3 hồi, từ phải (tức cửa "sanh" của buồng hát) sang trái (tức cửa "Tử" của buồng hát, vừa đánh vừa đếm sao cho đủ 3 hồi như sau:
- Nhất hồi: 20 tiếng lớn (gọi là chùy thúc), sau đó dằn 2 tiếng nhẹ và xướng lớn "Trừ hung thần ác sát".
- Nhị hồi: 40 tiếng, sau đó dằn 2 tiếng nhẹ, đồng thời nhấc chân ra khỏi 2 chữ 'Sát Quỷ"(vì bây giờ đã trừ khử được ma quỷ rồi, không sợ chúng ám hại nữa), bước tới 2 bước, trở về chỗ cũ (gọi là hoàn y trung lập).
- Tam hồi: 60 tiếng lớn, sau đó dằn 2 tiếng nhẹ và xướng lớn "Thôn Trung Bá Tánh Nam Nữ Đồng Thọ Phước".
Sau hết, chấp sự viên đánh 3 hồi 9 tiếng, rồi nhìn lên chánh điện như ra hiệu cho nhạc sanh trổi điệu "Tiếp Giá" để thỉnh Thần ngự đến xem hát cúng. Đoạn, đánh thêm 3 hồi, ra lệnh cho ban nhạc khởi tấu khúc "Khai Tràng". Dứt nhạc "Khai Tràng", chấp sự viên cầm roi chầu, giả bộ như cầm gươm, phóng vào mặt bợm (tức là mặt con "Kì Lân Xuất Thế" gắn trên 2 cửa "Sanh" (xuất) và cửa "Tử" (nhập), mục đích trừ khử ma quỷ.
Nếu quý vị đồng đạo đọc kĩ diễn tiến buổi lễ trên đây, chắc hẳn sẽ đồng ý với chúng tôi về tính cách trang nghiêm, gây nhiều ấn tượng và sẽ khám phá ra những ý nghĩa rất đáng học hỏi.
Còn tiếp. Ðề tài ngày mai: Lễ Ðại Bội.