MỘT THAO THỨC THỂ HIỆN KITÔ GIÁO TRONG VĂN HOÁ VIỆT NAM
HUẾ, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 27/5/2007 -- Giữa miền quê nghèo xứ Huế, một linh mục từ bao năm qua hằng trăn trở làm sao để Tin Mừng đạo Chúa Kitô bám rễ vào nền văn hoá VN, hay cụ thể hơn, làm sao người dân xứ Huế đón nhận được ơn cứu độ của Chúa Kitô, nơi mà máu các chứng nhân tử đạo không phải ít, thế nhưng ngày hôm nay người Công giáo vẫn chỉ là thiểu số; thậm chí một số người giữ đạo ngày nay cũng không còn biểu lộ được cái men Tin Mừng, nếu không nói là phản chứng. Lễ đúc chuông và khai mạc “Chợ Quê” của xứ An Vân ngày Chúa nhật lễ Hiện Xuống được tổ chức trong nỗi thao thức đó.
Sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể và 4 linh mục giáo phận cùng một số tu sĩ nam nữ và bà con giáo dân trong ngày lễ mà các giáo xứ đều bận rộn như hôm nay đã nói lên sự ủng hộ của Đức TGM với dự án và thao thức của cha sở An Vân, LM Phêrô Phan Xuân Thanh.
Trong bài huấn từ khai mạc lễ đúc chuông, Đức TGM Nguyễn Như thể nói lên ý nghĩa của tiếng chuông đối với người Kitô hữu: Tiếng chuông đi theo ta suốt cuộc đời: Tiếng chuông rửa tội đón nhận ta làm con cái Chúa, tiếng chuông Vỡ Lòng, Thêm Sức giúp ta sống thân tình với Chúa, tiếng chuông Hôn Nhân cho ta cộng tác vào công trình sáng tạo của TC, tiếng chuông giã biệt cuộc đời đưa ta vào Nước Vĩnh Cửu, tiếng chuông mỗi ngày giục giã ta đến với Chúa, chuông sáng chuông chiều chuông nhật một; chuông hân hoan, chuông kêu mời, chuông thúc giục, chuông sám hối …
Thiền sư Thích Nhất Hạnh thường nhắc nhở môn sinh nương theo tiếng chuông để vào chánh niệm: “Tiếng chuông được tiếp nhận như tiếng của đức Thế Tôn gọi chúng ta về với chánh niệm”.
Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe! Tiếng chuông chánh niệm đưa vào nhất tâm.
Chánh niệm, nhất tâm chính là cầu nguyện liên lỉ, là kết hợp mật thiết với Thiên Chúa.
An Vân cách Huế vào khoảng 8 km về hướng thượng nguồn Hương giang. Theo tài liệu của LM Stanislas Nguyễn Văn Ngọc, thuộc giáo phận Huế, họ đạo An Vân được thành lập cách nay hơn 200 năm, do những giáo dân chạy trốn cơn bách đạo của Tây Sơn và nhà Nguyễn. Chung quanh là các chùa chiền và bà con bên lương, An Vân từng là nơi ẩn trú và làm chủng viện tạm (8-1848 – 3-1849) thời ĐGM Phan (Pellerin).
Lương giáo hài hoà, chính các làng bên lương hiền hoà này đã che chở giáo hữu An Vân trong cơn bách đạo ngặt nghèo của vua quan, vì thực ra cũng cùng dòng máu đỏ da vàng, cùng ‘sinh từ bọc trăm trứng’. Đạo không tạo nên cách biệt, không làm chia rẽ; nếu có đạo nào làm chia rẽ ắt không phải đạo thật. Những nghi thức và cách biểu lộ niềm tin tuy khác biệt, nhưng tín ngưỡng tâm linh sâu xa của người dân Việt, dù đạo Ông Bà hay Phật hay Thiên Chúa, cũng đều hướng về cõi linh thiêng, cái đời sau. Nên sinh hoạt văn hoá làng xã của làng đạo An Vân cũng không có gì khác biệt với các làng chung quanh. Vì vậy khi vua Tự Đức ban dụ tha đạo, giáo hữu An Vân đã nghĩ ngay tới việc đúc chuông, mà là chuông Ta hay chuông Nam.
Không phải vì vấn đề hội nhập văn hoá, bởi đối với cái sinh hoạt dung dị của giáo hữu An Vân (cũng như một số làng quê khác), đâu có gì khác biệt văn hoá đâu mà phải hội nhập! Nhà thờ An Vân (được xây dựng từ năm 1907 thay cho nhà thờ dựng tạm trước đó bằng tre nứa, tháng 10 này kỷ niệm 100 năm) không có dáng vẻ uy nghi đồ sộ với ngọn tháp cao vút như các nhà thờ kiến trúc Tây, cũng không phải mô phỏng chùa chiền, nhưng kiến trúc hài hoà từ tổng thể kết cấu đến các hoạ tiết, khiến cho lòng người vừa cảm thấy tâm hồn bay bổng hướng thượng, vừa cảm thấy nhẹ nhàng sâu lắng như đứng trước kiến trúc hay phong cảnh nghệ thuật Á Đông, vừa có cảm giác gần gũi như đình chùa. Mặt tiền nhà thờ trang trí nghệ thuật khảm sành sứ Việt Nam với những hàng câu đối chữ Nôm trên dưới hai bên, chen giữa là dòng chữ La Tinh ECCLESIA SS. ROSARII (nhà thờ Rất Thánh Môi Khôi), trên đó là dòng chữ Hán THÁNH MẪU MÔI KHÔI THÁNH ĐƯỜNG (xin xem phần phụ lục chi tiết về nhà thờ, chuông, và khám thờ).
Như vậy cha ông đã xem tiếng chuông là quan trọng trong việc giữ và lưu truyền đạo thánh Chúa. Quả chuông này đã gióng lên suốt gần một thế kỷ, đến năm 1972 thì bị rạn nứt phải treo lên tháp.
Qua bao đời cha sở với biết bao biến động thời cuộc, chiến tranh, khung cảnh nhà thờ An Vân vẫn giữ được nét hài hoà với địa dư và con người dù đã đôi phen trùng tu. Tuy là một họ đạo nhỏ bé, nhưng An Vân đã dâng cho Giáo Hội được 21 linh mục, 39 nam nữ tu sĩ. Ngày nay khi những khó khăn về kinh tế khiến nhiều người trẻ ở thôn quê phải bươn chải ra thành thị để kiếm sống, và những ai thành đạt lại không muốn về chốn xưa, đồng thời trước cơn lốc của chủ nghĩa hưởng thụ và lối sống ích kỷ cá nhân chủ nghĩa, nền tảng đạo đức gia đình làng xóm đã bị lung lay tận gốc rễ. An Vân cũng không tránh khỏi tai hoạ này. Cha sở An Vân hiện nay băn khoăn tìm một giải pháp cho con cái mình nói riêng, cho tương lai của Giáo Hội và đất nước VN nói chung.
Nhân kỷ niệm 100 năm xây dựng ngôi thánh đường, cha cùng giáo dân cho đúc chuông Nam mới thay cho cái đã hư, do nhóm thợ Phường Đúc thực hiện. Chuông mới nặng 2 tạ, cao 1,3 m, trên đó cho khắc lại bản văn chữ Nôm có trên chuông cũ cùng cả phiên âm, lại khắc cả bản Kinh Hãy Nhớ (chữ Nôm và phiên âm) đã ghi trên khám thờ các vị tử đạo (khám này được làm từ năm 1887), cùng với 200 bông hồng qua 3 vòng đai tượng trưng cho 200 kinh Kính Mừng suy niệm các mầu nhiệm kinh Môi Khôi Vui, Thương, Mừng, Sáng, vì nhà thờ được dâng kính Đức Bà Môi Khôi. Theo gương các bậc tiền nhân, cha Thanh hy vọng tiếng chuông sẽ rung cảm lòng người; tiếng chuông như là tiếng kèn thiên thần thúc dục ta quay về với Thiên Chúa. Không phải cứ kêu to là chuông sẽ át được tiếng Karaoke, tiếng truyền hình. Chuông gióng lên với lòng khiêm tốn, chuông tỉnh thức, chuông nguyện cầu sẽ thấm vào lòng người. Ắt hẳn đây đó cũng đang có những người cùng với cha Thanh gióng lên tiếng chuông hoà nhịp, có thể nơi giáo đường thành thị, nơi ngôi chùa thôn dã, hay tiếng nguyện cầu đêm tối nơi các gia đình.
Với nỗi lòng thao thức tìm lại mạch sống của đời sống đạo Kitô hữu, cha Thanh tổ chức “Chợ Quê” sau lễ đúc chuông. Đó là một hội chợ về nguồn, một bảo tàng giá trị văn hoá nông thôn. Chợ gồm có đình chợ, hai bên là hai dãy hàng quán, mái lợp tranh, giữa là mảnh đất trống dành cho sinh hoạt cộng đồng. Trong đình chợ đặt một sa bàn làng quê An Vân được thiết kế rất công phu, bảng ghi lịch sử cùng hình ảnh sưu tập sinh hoạt của làng, danh sách các LM tu sĩ nam nữ gốc An Vân. Hai bên trưng bày các vật sưu tập. Cha đã tìm ở các làng quê Thừa Thiên, Quảng Trị, liên hệ với các cha xứ để sưu tập các đồ dùng sinh hoạt gia đình nông thôn trước đây. Chẳng phải công trình khảo cổ giá trị vài ngàn vài trăm năm gì, chỉ vài chục năm thôi thế mà nhiều thứ đã khó tìm. Đôi đũa tre, cái bát gỗ, ống tăm, cơi đựng trầu, ông vôi, guốc gỗ, rổ rá thúng mẹt, gáo bầu đựng nước, mo cơm, nơm bắt cá, cối đá xay, chày giã gạo, cày bừa, xe đạp nước (lấy nước vào ruộng), …
Cuộc triển lãm cùng các hàng quán với những món ăn dân dã: bánh canh cá lóc, bún bò, bánh bèo, bát chè xanh. Ngày nay con người ngày càng biết trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống kèm theo việc khám phá và bảo tồn các di vật cổ xưa, vì nó cho thấy sức sống của một thời đại hay một dân tộc, đồng thời cũng là để phát triển một thế giới đa văn hoá, chống lại cái lối sống hưởng thụ và “văn hoá sự chết” hiện nay. “Chợ Quê” là một đóng góp khiêm tốn vào đại cục này. Đức TGM cùng các quan khách, bạn bè gần xa không phân biệt tôn giáo rất quan tâm đến Chợ Quê này. Ngày 7-10-2007 là đúng ngày tổ chức 100 năm xây dựng thánh đường Thánh Mẫu Môi Khôi.
Nhưng dính dáng gì đến việc tìm lại đời sống đạo Kitô hữu và “những món đồ cổ chẳng ai thèm quan tâm” ấy? Mỗi người có một cái nhìn. Người thì ưu tư giáo lý, giảng thuyết, người thì lôi kéo giới trẻ sinh hoạt, tĩnh tâm, người lo tổ chức các đoàn thể, người hô hào hội nhập văn hoá qua kiến trúc, qua đổi mới phụng vụ lễ nghi, người cố gắng nối kết với các truyền thống tâm linh Đông phương như Thiền hay những quan niệm của Nho giáo, …
“Chợ Quê” là lời kêu gọi tìm lại những giá trị truyền thống, ôn cố tri tân, khám phá những nét dung dị trong đời sống giữ đạo của cha ông mà không tạo nên những phản cảm hay dị biệt văn hoá ngay chính trong môi trường văn hoá bản địa, từ đó có thể làm cho men Tin Mừng dậy lên.
Tâm sự với chúng tôi, cha Thanh khắc khoải làm sao để khơi lại sức sống Kitô giáo trong bối cảnh hôm nay. Ngẫm lại tổ tiên ở An Vân 200 năm trước đã nghe tiếng mõ tiếng chuông mà hun đúc được đức tin sâu xa và trở nên lời chứng sống động giữa một hoàn cảnh khó khăn. Ngày nay con cháu cũng muốn noi gương tổ tiên gióng lại tiếng chuông, tìm lại mạch sống tâm linh sâu xa, nhằm hun đúc tinh thần sống đạo như muối như men.
Với tinh thần đó, cha sở đặt chuông ngay tiền đình nhà thờ, bên trống bên chuông, gióng lên mỗi ngày trong mọi sinh hoạt phụng vụ của giáo xứ. Đặt nơi đó, chuông không lẻ loi, chuông không buồn. Và giả như chuông vang lên không phải lúc thì “ cũng chẳng sao”, vì ít là một ai đó còn muốn nghe tiếng chuông, mà cuộc đời này không chỉ có tiếng truyền hình hay tiếng thét gào của máy móc; hoặc giả như một lúc nào đó tiếng chuông đem lại niềm an ủi cho lữ khách, âu là tiếng chuông đã là một hiện diện có ý nghĩa – nụ cười rạng rỡ phủ lấp nỗi ưu tư trên vầng trán của cha Thanh.
Cha Thanh hiện là giáo sư Kinh Thánh tại Đại Chủng viện Huế. Ngài còn được mời giảng Đạo Đức Kinh cho các thầy ĐCV. Ngài nghiên cứu Kinh Dịch, phong thuỷ. Bước vào khu thánh đường An Vân, ta cảm thấy sự hoà quyện nhẹ nhàng của khung cảnh thiên nhiên, kiến trúc, vườn cảnh, non bộ. Âu cũng là nỗi thao thức đáng trân trọng mong thể hiện mạch sống Kitô giáo đích thực giữa xã hội VN hôm nay. Ắt hẳn đây đó cũng có những người tha thiết muốn Tin Mừng cắm rễ thực sự vào nền văn hoá VN, và những Kitô hữu VN thể hiện được nếp sống Tin Mừng trong bản sắc dân tộc của mình.
Chú thích:
(1) Xem bài viết “Cái thiêng và vấn đề hội nhập văn hoá Việt Nam” của LM Trần Văn Việt, O.P., đăng trong Bản tin của Hội đồng Giám mục Việt Nam HIỆP THÔNG số 26 – 27 tháng 11-2004.
(2) Các dòng chữ Nôm khắc trên quả chuông cũ cho biết:
(Phiên âm): “Khi Hoàng Đế giáng dụ tha Đạo được 6 tháng thì chúng tôi đã lo đúc cái chuông này mà dâng cho Đức Chúa Bà Môi Khôi là bổn mạng nhà thờ An Vân mà tỏ lòng mừng cùng cảm đội ơn Đức Chúa Trời và Đức Bà đã đoái thương
Tự Đức nhị thập cửu niên tam nguyệt nhị thập nhật tạo
(đúc chuông ngày 20 tháng 3 Tự Đức năm thứ 29)
Chúng tôi xin dâng cái chuông này cho Đức Bà
Giáng Sinh nhất thiên bát bách thất thập lục niên tứ nguyệt thập tứ nhật tạo
Trọng lục thập lục cân thập nhị lạng”
(Năm Chúa Giáng Sinh 1876 tháng 4 ngày 14 đúc chuông Nặng 66 cân 12 lạng - khoảng 38 kg)
HUẾ, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 27/5/2007 -- Giữa miền quê nghèo xứ Huế, một linh mục từ bao năm qua hằng trăn trở làm sao để Tin Mừng đạo Chúa Kitô bám rễ vào nền văn hoá VN, hay cụ thể hơn, làm sao người dân xứ Huế đón nhận được ơn cứu độ của Chúa Kitô, nơi mà máu các chứng nhân tử đạo không phải ít, thế nhưng ngày hôm nay người Công giáo vẫn chỉ là thiểu số; thậm chí một số người giữ đạo ngày nay cũng không còn biểu lộ được cái men Tin Mừng, nếu không nói là phản chứng. Lễ đúc chuông và khai mạc “Chợ Quê” của xứ An Vân ngày Chúa nhật lễ Hiện Xuống được tổ chức trong nỗi thao thức đó.
Sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể và 4 linh mục giáo phận cùng một số tu sĩ nam nữ và bà con giáo dân trong ngày lễ mà các giáo xứ đều bận rộn như hôm nay đã nói lên sự ủng hộ của Đức TGM với dự án và thao thức của cha sở An Vân, LM Phêrô Phan Xuân Thanh.
Trong bài huấn từ khai mạc lễ đúc chuông, Đức TGM Nguyễn Như thể nói lên ý nghĩa của tiếng chuông đối với người Kitô hữu: Tiếng chuông đi theo ta suốt cuộc đời: Tiếng chuông rửa tội đón nhận ta làm con cái Chúa, tiếng chuông Vỡ Lòng, Thêm Sức giúp ta sống thân tình với Chúa, tiếng chuông Hôn Nhân cho ta cộng tác vào công trình sáng tạo của TC, tiếng chuông giã biệt cuộc đời đưa ta vào Nước Vĩnh Cửu, tiếng chuông mỗi ngày giục giã ta đến với Chúa, chuông sáng chuông chiều chuông nhật một; chuông hân hoan, chuông kêu mời, chuông thúc giục, chuông sám hối …
Thiền sư Thích Nhất Hạnh thường nhắc nhở môn sinh nương theo tiếng chuông để vào chánh niệm: “Tiếng chuông được tiếp nhận như tiếng của đức Thế Tôn gọi chúng ta về với chánh niệm”.
Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe! Tiếng chuông chánh niệm đưa vào nhất tâm.
Chánh niệm, nhất tâm chính là cầu nguyện liên lỉ, là kết hợp mật thiết với Thiên Chúa.
An Vân cách Huế vào khoảng 8 km về hướng thượng nguồn Hương giang. Theo tài liệu của LM Stanislas Nguyễn Văn Ngọc, thuộc giáo phận Huế, họ đạo An Vân được thành lập cách nay hơn 200 năm, do những giáo dân chạy trốn cơn bách đạo của Tây Sơn và nhà Nguyễn. Chung quanh là các chùa chiền và bà con bên lương, An Vân từng là nơi ẩn trú và làm chủng viện tạm (8-1848 – 3-1849) thời ĐGM Phan (Pellerin).
Lương giáo hài hoà, chính các làng bên lương hiền hoà này đã che chở giáo hữu An Vân trong cơn bách đạo ngặt nghèo của vua quan, vì thực ra cũng cùng dòng máu đỏ da vàng, cùng ‘sinh từ bọc trăm trứng’. Đạo không tạo nên cách biệt, không làm chia rẽ; nếu có đạo nào làm chia rẽ ắt không phải đạo thật. Những nghi thức và cách biểu lộ niềm tin tuy khác biệt, nhưng tín ngưỡng tâm linh sâu xa của người dân Việt, dù đạo Ông Bà hay Phật hay Thiên Chúa, cũng đều hướng về cõi linh thiêng, cái đời sau. Nên sinh hoạt văn hoá làng xã của làng đạo An Vân cũng không có gì khác biệt với các làng chung quanh. Vì vậy khi vua Tự Đức ban dụ tha đạo, giáo hữu An Vân đã nghĩ ngay tới việc đúc chuông, mà là chuông Ta hay chuông Nam.
Không phải vì vấn đề hội nhập văn hoá, bởi đối với cái sinh hoạt dung dị của giáo hữu An Vân (cũng như một số làng quê khác), đâu có gì khác biệt văn hoá đâu mà phải hội nhập! Nhà thờ An Vân (được xây dựng từ năm 1907 thay cho nhà thờ dựng tạm trước đó bằng tre nứa, tháng 10 này kỷ niệm 100 năm) không có dáng vẻ uy nghi đồ sộ với ngọn tháp cao vút như các nhà thờ kiến trúc Tây, cũng không phải mô phỏng chùa chiền, nhưng kiến trúc hài hoà từ tổng thể kết cấu đến các hoạ tiết, khiến cho lòng người vừa cảm thấy tâm hồn bay bổng hướng thượng, vừa cảm thấy nhẹ nhàng sâu lắng như đứng trước kiến trúc hay phong cảnh nghệ thuật Á Đông, vừa có cảm giác gần gũi như đình chùa. Mặt tiền nhà thờ trang trí nghệ thuật khảm sành sứ Việt Nam với những hàng câu đối chữ Nôm trên dưới hai bên, chen giữa là dòng chữ La Tinh ECCLESIA SS. ROSARII (nhà thờ Rất Thánh Môi Khôi), trên đó là dòng chữ Hán THÁNH MẪU MÔI KHÔI THÁNH ĐƯỜNG (xin xem phần phụ lục chi tiết về nhà thờ, chuông, và khám thờ).
Như vậy cha ông đã xem tiếng chuông là quan trọng trong việc giữ và lưu truyền đạo thánh Chúa. Quả chuông này đã gióng lên suốt gần một thế kỷ, đến năm 1972 thì bị rạn nứt phải treo lên tháp.
Qua bao đời cha sở với biết bao biến động thời cuộc, chiến tranh, khung cảnh nhà thờ An Vân vẫn giữ được nét hài hoà với địa dư và con người dù đã đôi phen trùng tu. Tuy là một họ đạo nhỏ bé, nhưng An Vân đã dâng cho Giáo Hội được 21 linh mục, 39 nam nữ tu sĩ. Ngày nay khi những khó khăn về kinh tế khiến nhiều người trẻ ở thôn quê phải bươn chải ra thành thị để kiếm sống, và những ai thành đạt lại không muốn về chốn xưa, đồng thời trước cơn lốc của chủ nghĩa hưởng thụ và lối sống ích kỷ cá nhân chủ nghĩa, nền tảng đạo đức gia đình làng xóm đã bị lung lay tận gốc rễ. An Vân cũng không tránh khỏi tai hoạ này. Cha sở An Vân hiện nay băn khoăn tìm một giải pháp cho con cái mình nói riêng, cho tương lai của Giáo Hội và đất nước VN nói chung.
Nhân kỷ niệm 100 năm xây dựng ngôi thánh đường, cha cùng giáo dân cho đúc chuông Nam mới thay cho cái đã hư, do nhóm thợ Phường Đúc thực hiện. Chuông mới nặng 2 tạ, cao 1,3 m, trên đó cho khắc lại bản văn chữ Nôm có trên chuông cũ cùng cả phiên âm, lại khắc cả bản Kinh Hãy Nhớ (chữ Nôm và phiên âm) đã ghi trên khám thờ các vị tử đạo (khám này được làm từ năm 1887), cùng với 200 bông hồng qua 3 vòng đai tượng trưng cho 200 kinh Kính Mừng suy niệm các mầu nhiệm kinh Môi Khôi Vui, Thương, Mừng, Sáng, vì nhà thờ được dâng kính Đức Bà Môi Khôi. Theo gương các bậc tiền nhân, cha Thanh hy vọng tiếng chuông sẽ rung cảm lòng người; tiếng chuông như là tiếng kèn thiên thần thúc dục ta quay về với Thiên Chúa. Không phải cứ kêu to là chuông sẽ át được tiếng Karaoke, tiếng truyền hình. Chuông gióng lên với lòng khiêm tốn, chuông tỉnh thức, chuông nguyện cầu sẽ thấm vào lòng người. Ắt hẳn đây đó cũng đang có những người cùng với cha Thanh gióng lên tiếng chuông hoà nhịp, có thể nơi giáo đường thành thị, nơi ngôi chùa thôn dã, hay tiếng nguyện cầu đêm tối nơi các gia đình.
Với nỗi lòng thao thức tìm lại mạch sống của đời sống đạo Kitô hữu, cha Thanh tổ chức “Chợ Quê” sau lễ đúc chuông. Đó là một hội chợ về nguồn, một bảo tàng giá trị văn hoá nông thôn. Chợ gồm có đình chợ, hai bên là hai dãy hàng quán, mái lợp tranh, giữa là mảnh đất trống dành cho sinh hoạt cộng đồng. Trong đình chợ đặt một sa bàn làng quê An Vân được thiết kế rất công phu, bảng ghi lịch sử cùng hình ảnh sưu tập sinh hoạt của làng, danh sách các LM tu sĩ nam nữ gốc An Vân. Hai bên trưng bày các vật sưu tập. Cha đã tìm ở các làng quê Thừa Thiên, Quảng Trị, liên hệ với các cha xứ để sưu tập các đồ dùng sinh hoạt gia đình nông thôn trước đây. Chẳng phải công trình khảo cổ giá trị vài ngàn vài trăm năm gì, chỉ vài chục năm thôi thế mà nhiều thứ đã khó tìm. Đôi đũa tre, cái bát gỗ, ống tăm, cơi đựng trầu, ông vôi, guốc gỗ, rổ rá thúng mẹt, gáo bầu đựng nước, mo cơm, nơm bắt cá, cối đá xay, chày giã gạo, cày bừa, xe đạp nước (lấy nước vào ruộng), …
Cuộc triển lãm cùng các hàng quán với những món ăn dân dã: bánh canh cá lóc, bún bò, bánh bèo, bát chè xanh. Ngày nay con người ngày càng biết trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống kèm theo việc khám phá và bảo tồn các di vật cổ xưa, vì nó cho thấy sức sống của một thời đại hay một dân tộc, đồng thời cũng là để phát triển một thế giới đa văn hoá, chống lại cái lối sống hưởng thụ và “văn hoá sự chết” hiện nay. “Chợ Quê” là một đóng góp khiêm tốn vào đại cục này. Đức TGM cùng các quan khách, bạn bè gần xa không phân biệt tôn giáo rất quan tâm đến Chợ Quê này. Ngày 7-10-2007 là đúng ngày tổ chức 100 năm xây dựng thánh đường Thánh Mẫu Môi Khôi.
Đức TGM nói với cha Thanh: “Cha lên đây ngồi đạp nước với tôi” |
“Chợ Quê” là lời kêu gọi tìm lại những giá trị truyền thống, ôn cố tri tân, khám phá những nét dung dị trong đời sống giữ đạo của cha ông mà không tạo nên những phản cảm hay dị biệt văn hoá ngay chính trong môi trường văn hoá bản địa, từ đó có thể làm cho men Tin Mừng dậy lên.
Tâm sự với chúng tôi, cha Thanh khắc khoải làm sao để khơi lại sức sống Kitô giáo trong bối cảnh hôm nay. Ngẫm lại tổ tiên ở An Vân 200 năm trước đã nghe tiếng mõ tiếng chuông mà hun đúc được đức tin sâu xa và trở nên lời chứng sống động giữa một hoàn cảnh khó khăn. Ngày nay con cháu cũng muốn noi gương tổ tiên gióng lại tiếng chuông, tìm lại mạch sống tâm linh sâu xa, nhằm hun đúc tinh thần sống đạo như muối như men.
Với tinh thần đó, cha sở đặt chuông ngay tiền đình nhà thờ, bên trống bên chuông, gióng lên mỗi ngày trong mọi sinh hoạt phụng vụ của giáo xứ. Đặt nơi đó, chuông không lẻ loi, chuông không buồn. Và giả như chuông vang lên không phải lúc thì “ cũng chẳng sao”, vì ít là một ai đó còn muốn nghe tiếng chuông, mà cuộc đời này không chỉ có tiếng truyền hình hay tiếng thét gào của máy móc; hoặc giả như một lúc nào đó tiếng chuông đem lại niềm an ủi cho lữ khách, âu là tiếng chuông đã là một hiện diện có ý nghĩa – nụ cười rạng rỡ phủ lấp nỗi ưu tư trên vầng trán của cha Thanh.
Cha Thanh hiện là giáo sư Kinh Thánh tại Đại Chủng viện Huế. Ngài còn được mời giảng Đạo Đức Kinh cho các thầy ĐCV. Ngài nghiên cứu Kinh Dịch, phong thuỷ. Bước vào khu thánh đường An Vân, ta cảm thấy sự hoà quyện nhẹ nhàng của khung cảnh thiên nhiên, kiến trúc, vườn cảnh, non bộ. Âu cũng là nỗi thao thức đáng trân trọng mong thể hiện mạch sống Kitô giáo đích thực giữa xã hội VN hôm nay. Ắt hẳn đây đó cũng có những người tha thiết muốn Tin Mừng cắm rễ thực sự vào nền văn hoá VN, và những Kitô hữu VN thể hiện được nếp sống Tin Mừng trong bản sắc dân tộc của mình.
Chú thích:
(1) Xem bài viết “Cái thiêng và vấn đề hội nhập văn hoá Việt Nam” của LM Trần Văn Việt, O.P., đăng trong Bản tin của Hội đồng Giám mục Việt Nam HIỆP THÔNG số 26 – 27 tháng 11-2004.
(2) Các dòng chữ Nôm khắc trên quả chuông cũ cho biết:
(Phiên âm): “Khi Hoàng Đế giáng dụ tha Đạo được 6 tháng thì chúng tôi đã lo đúc cái chuông này mà dâng cho Đức Chúa Bà Môi Khôi là bổn mạng nhà thờ An Vân mà tỏ lòng mừng cùng cảm đội ơn Đức Chúa Trời và Đức Bà đã đoái thương
Tự Đức nhị thập cửu niên tam nguyệt nhị thập nhật tạo
(đúc chuông ngày 20 tháng 3 Tự Đức năm thứ 29)
Chúng tôi xin dâng cái chuông này cho Đức Bà
Giáng Sinh nhất thiên bát bách thất thập lục niên tứ nguyệt thập tứ nhật tạo
Trọng lục thập lục cân thập nhị lạng”
(Năm Chúa Giáng Sinh 1876 tháng 4 ngày 14 đúc chuông Nặng 66 cân 12 lạng - khoảng 38 kg)