Diễn biến tại Tòa Khâm Sứ cũ tại Hà Nội ngày 20/9
Đức TGM Hà nội đi họp với chính quyền thành phố
Hình ảnh Đức TGM Hà Nội họp với chính quyền
Khoảng gần 13 giờ chiều, đoàn xe Đức Tổng Giám mục đi làm việc với chính quyền thành phố về. Một điều đặc biệt, lúc đi xe của Đức Tổng đàng hoàng đi thẳng ra con phố Nhà Chung đã bị chặn hai đầu, một vị linh mục phải xuống thương thuyết công an mới cho phép mở hàng rào phong tỏa để xe đi qua, khi về, công an cũng đã buộc phải tháo dỡ ba vòng hàng rào thép gai và dây chão kiên cố để xe Đức Tổng đi qua. Ngay khi vừa về tới Tòa Tổng Giám mục, Đức Tổng đã được cộng đồng dân Chúa hân hoan chào đón với những tràng pháo tay rộn rã. Ngài đã dành ít phút để chào thăm và chúc lành cho cộng đoàn, đồng thời kêu gọi khích lệ mọi người kiên trì cầu nguyện trong ôn hòa và nhẫn nại.
Theo nguồn tin chúng tôi nhận được, cuộc họp chính thức giữa phái đoàn Tòa Tổng Giám mục với chính quyền thành phố tuy kéo dài gần 4 giờ đồng hồ nhưng đã không đem lại một giải pháp nào cho vụ việc hiện nay. Phía Tòa Tổng Giám mục đã đưa ra những chứng cớ pháp lý và lịch sử về quyền sở hữu hợp pháp cuả mình đối với khu đất Tòa Khâm sứ cũ, đồng thời luôn nhấn mạnh: Tòa Tổng Giám mục chưa bao giờ hiến, tặng nhà và đất khu Tòa Khâm sứ này cho bất cứ ai, bất cứ tổ chức hay chính quyền nào. Bằng những lý luận sắc bén và với tư cách của những người nắm giữ chính lý và sự thật, Đức Tổng Giám mục và quý Cha đã phân tích một cách đầy đủ và hợp pháp cho những yêu cầu của mình. Trong khi đó, phía chính quyền đã dùng những lý lẽ không dựa trên sự thật để ngụy biện cho những hành vi của mình: họ đã đơn phương phá bỏ cuộc đối thoại với Hội Đồng Giám mục Việt nam và Tòa Tổng Giám mục Hà nội trong khi giải quyết vụ việc này, dùng đến sức mạnh công an, cảnh sát, an ninh… để chèn ép, áp đặt và bảo vệ cho hành vi bất chấp công lý này. Chính quyền với những lý luận “cùn” đã liên tục nhắc đi nhắc lại một điệp khúc “theo nghị quyết 23 của quốc hội thì… không có cơ sở giải quyết”.
Tòa Tổng Giám mục yêu cầu chính quyền nhanh chóng dừng việc thi công trên khu đất thuộc Tòa Khâm sứ cũ đồng thời xóa bỏ lệnh phong tỏa bất hợp pháp Tòa Tổng Giám mục và Dòng Mến Thánh Giá. Lý giải về việc phong tỏa Tòa Tổng Giám mục, ông chủ tịch đã bất chấp sự thật đang diễn ra khi cho rằng: chúng tôi chỉ phân luồng giao thông chứ không cấm hay phong tỏa các lối vào Tòa Tổng Giám mục trong khi đó các lối vào cổng chính Tòa TGM và nhà dòng đều ở trong tình trạng “nội bất xuất ngoại bất nhập”. Như vậy, cuộc họp kết thúc sau 4 giờ làm việc những cũng chưa đem lại một giải pháp thỏa đáng nào cho vụ việc đang xôn xao này.
Vào khoảng 15 giờ chiều, có một đoàn của chính quyền phương Hàng Trống vào để yêu cầu gặp lần thứ hai thầy Trần Văn Trác – chủ hộ khẩu Tòa Tổng Giám mục.
Công viên đang thành hình trên đất Tòa Khâm Sứ cũ
Hình ảnh khu Tòa Khâm Sứ cũ đang biến dạng
Hơn 1 ngày sau khi chính quyền cộng sản “phát hỏa” vụ việc biến Tòa Khâm sứ cũ thành công viên, vụ việc này đã và đang thu hút sự quan tâm theo dõi của không chỉ đông đảo bà con giáo dân trong Tổng giáo phận Hà nội mà còn trở nên một chủ đề “nóng” nhất, lôi kéo sự quan tâm rất lớn của đông đảo quần chúng. Đặc biệt, sự có mặt kịp thời của các phóng viên của các hãng truyền thông lớn trên thế giới đã làm hâm nóng sự kiện này. Chiều hôm nay, trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục và cạnh Tòa Khâm sứ, có nhiều đoàn khách đến từ các vùng miền xa như Nam Định, Hà Nam, Lạng sơn, Cao bằng…. để hiệp thông cầu nguyện và theo dõi trực tiếp vụ việc.
Quan sát dòng người tuốn về Tòa Tổng Giám mục, chúng tôi nhận thấy cũng có những công an chìm trà trộn vào, một số tên thỉnh thoảng lại đưa máy quay phim chụp hình sát mặt những giáo dân ở đây để kích động và gây hấn. Có một vài xô xát nhỏ do công an chìm cố ý gây ra với giáo dân.
Tại hiện trường Tòa Khâm Sứ cũ, một công viên đã dần hình thành bởi những bồn hoa tươi và đường đi lối lại trong đó cũng đang dần được lát xong. Công nhân đang làm việc với nhịp độ cao cùng với sự gầm rú của máy móc phá bê tông. Lực lượng an ninh, cảnh sát cùng với chó nghiệp vụ vẫn được bố trí dày đặc và canh gác nghiêm ngặt.
Việc tháo dỡ tòa nhà phía trong sân Tòa Khâm sứ cũ vẫn tiếp diễn. Điều đáng nói: việc phá dỡ diễn ra một cách vô ý thức và hết sức ẩu. Những người có mặt tại hiện trường đều rất bức xúc khi tiến hành phá dỡ tòa nhà lớn như vậy mà không hề có một hàng rào che chắn hay điều gì để bảo đảm an toàn. Ngôi nhà của bà cố Tuyết nằm ngay sát tòa nhà đang bị phá có nguy cơ nứt và nếu việc phá dỡ cứ tiếp tục tiến hành một cách hết sức vô ý thức như hiện nay thì ngôi nhà có thể sẽ nghiêng và sụp đổ bất cứ lúc nào. Khắp khuôn viên Tòa Tổng Giám mục tràn ngập khói, bụi và gạch đá rơi xuống từ phía tòa nhà đang bị phá.
Thánh lễ tại nhà thờ Chính tòa Hoà Nội
Lúc 17g tại thứ Bảy ngày 20/09, Lễ mừng kính Mẹ Sầu Bi được cử hành trọng thể tại Nhà thờ chính tòa Hà nội. Thánh lễ do Cha Laurenxô Chu Văn Minh – giám đốc đại chủng viện – chủ sự cùng với khoảng 20 linh mục đồng tế và sự tham dự của đông đảo bà con giáo dân.
Hình ảnh quang cảnh thắp nến cầu nguyện tối hôm 20/9/2008
Không như thường lệ, tối nay, các nhà thờ xung quanh thành phố im ắng lạ thường. Các linh mục trong thành phố và các linh mục giáo sư Đại chủng Viện thánh Giuse Hà nội quy tụ về nơi đây cùng hiệp dâng thánh lễ phó thác những giờ phút nguy biến của Tổng Giáo phận cho Mẹ Sầu Bi.
Đặc biệt, thánh lễ tối nay có sự hiện diện của Đức Cha Phao-lô Lê đắc Trọng – nguyên giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Hà nội. Vượt qua những khó khăn do tuổi 90 sức yếu, vượt qua chặng đường hàng trăm cây số từ thành phố Nam định lên thủ đô Hà nội để cùng cầu nguyện cho Tổng Giáo phận.
Ngược dòng lịch sử, cách đây hơn 30 năm, trong thời kỳ chiến tranh điêu tàn, Đức cố Tổng Giám mục Giu-se Ma-ri-a Trịnh như Khuê đã dâng Tổng Giáo phận lên cho Trái Tim Mẹ. Giờ đây, khi chiến tranh khói lửa đã không còn, nhưng vẫn còn đó bạo quyền chà đạp lên những quyền cơ bản nhất của con người.
Trong phần chia sẻ lời Chúa, cha chủ tế Lau-ren-xô Chu văn Minh đã kể lại câu nguyện bạo chúa Nê-rôn đàn áp những tín hữu đầu tiên trong thời kì sơ khai của Giáo hội Công giáo. Đã 2000 năm đã trôi qua, Nê-rôn chỉ còn được biết đến một vết nhơ của lịch sử mà Giáo hội của Chúa vẫn không ngừng phát triển.
Thời Tây sơn, vua Cảnh Thịnh ra lệnh cấm đạo, các tín hữu đã phải trốn vào rừng sâu để giữ đạo Chúa. Cơ cực trăm bề: núi rừng độc địa, thú dữ tứ phía, thiếu hụt lương thực, bệnh tật lan tràn. Và Mẹ đã hiện diện che chở cho đoàn con trong lúc khốn cùng. Lịch sử Việt nam cũng ghi nhận, trong thời kỳ bách hại của nhà Nguyễn, hàng vạn đấng tử đạo đã đổ máu đào làm chứng cho đức tin, cho Giáo hội Việt nam trưởng thành. Trong những giờ phút đau thương của Tổng Giáo phận Hà nội, xin Mẹ Sầu Bi cũng thương giữ gìn, che chở cho đoàn con đang nương bóng bên Mẹ.
Kết thúc thánh lễ, trong lòi ca Hòa Bình và nến sáng trên tay mọi người cùng nhau tiến bước sang Tòa Khâm sứ cầu nguyện với Mẹ.
Tượng Đức Mẹ đã được kiệu ra chỗ giáo dân đang cầu nguyện
Lúc này là 22h00 ngày 20 tháng 9 năm 2008. Một tượng Đức Mẹ đã được kiệu ra nơi giáo dân đang cầu nguyện. Khi tượng Đức Mẹ ra đến nơi bà con giáo dân đã nổ những tràng pháo tay không ngớt để chào đón Mẹ. Như vậy giáo dân sẽ thêm vững tin hơn vì Mẹ luôn ở cùng chúng ta, luôn đồng hành cùng chúng ta trên con đường đấu tranh vì công lý.
Và lúc này theo quan sát của chúng tôi thì lượng giáo dân từ nhiều nơi đang tiến về Tòa Khâm sứ rất đông. Và tất nhiên là bên trong khu đất Tòa Khâm sứ thì chính quyền vẫn đang "tích cực" làm việc.
Nguồn tin riêng của chúng tôi cũng được báo động cho biết rằng: hiện nay các nơi có dân lao động ngoại tỉnh ở trọ được lệnh thông báo về kế hoạch quản lý mới những người đang ở trọ. Những ngày tới đây có thể chính quyền hà nội sẽ huy động rất đông dân lao động đưa họ đến công trường "vườn hoa mới" tại số 42 Nhà chung để tạo ra: Ngày Hội Lao Động XHCN, nhằm tạo không khí vui tươi phấn khởi, làm vơi đi tính cách áp đảo mà chính quyền nhanh chóng biến Tòa Khâm Sứ thành công viên. Hơn thế mục tiêu chính là để đối phó với giáo dân cầu nguyện nơi đây, mà chắc chắn sẽ một ngaỳ một tăng số người tới cầu nguyện.
Đức TGM Hà nội đi họp với chính quyền thành phố
Hình ảnh Đức TGM Hà Nội họp với chính quyền
Khoảng gần 13 giờ chiều, đoàn xe Đức Tổng Giám mục đi làm việc với chính quyền thành phố về. Một điều đặc biệt, lúc đi xe của Đức Tổng đàng hoàng đi thẳng ra con phố Nhà Chung đã bị chặn hai đầu, một vị linh mục phải xuống thương thuyết công an mới cho phép mở hàng rào phong tỏa để xe đi qua, khi về, công an cũng đã buộc phải tháo dỡ ba vòng hàng rào thép gai và dây chão kiên cố để xe Đức Tổng đi qua. Ngay khi vừa về tới Tòa Tổng Giám mục, Đức Tổng đã được cộng đồng dân Chúa hân hoan chào đón với những tràng pháo tay rộn rã. Ngài đã dành ít phút để chào thăm và chúc lành cho cộng đoàn, đồng thời kêu gọi khích lệ mọi người kiên trì cầu nguyện trong ôn hòa và nhẫn nại.
Theo nguồn tin chúng tôi nhận được, cuộc họp chính thức giữa phái đoàn Tòa Tổng Giám mục với chính quyền thành phố tuy kéo dài gần 4 giờ đồng hồ nhưng đã không đem lại một giải pháp nào cho vụ việc hiện nay. Phía Tòa Tổng Giám mục đã đưa ra những chứng cớ pháp lý và lịch sử về quyền sở hữu hợp pháp cuả mình đối với khu đất Tòa Khâm sứ cũ, đồng thời luôn nhấn mạnh: Tòa Tổng Giám mục chưa bao giờ hiến, tặng nhà và đất khu Tòa Khâm sứ này cho bất cứ ai, bất cứ tổ chức hay chính quyền nào. Bằng những lý luận sắc bén và với tư cách của những người nắm giữ chính lý và sự thật, Đức Tổng Giám mục và quý Cha đã phân tích một cách đầy đủ và hợp pháp cho những yêu cầu của mình. Trong khi đó, phía chính quyền đã dùng những lý lẽ không dựa trên sự thật để ngụy biện cho những hành vi của mình: họ đã đơn phương phá bỏ cuộc đối thoại với Hội Đồng Giám mục Việt nam và Tòa Tổng Giám mục Hà nội trong khi giải quyết vụ việc này, dùng đến sức mạnh công an, cảnh sát, an ninh… để chèn ép, áp đặt và bảo vệ cho hành vi bất chấp công lý này. Chính quyền với những lý luận “cùn” đã liên tục nhắc đi nhắc lại một điệp khúc “theo nghị quyết 23 của quốc hội thì… không có cơ sở giải quyết”.
Tòa Tổng Giám mục yêu cầu chính quyền nhanh chóng dừng việc thi công trên khu đất thuộc Tòa Khâm sứ cũ đồng thời xóa bỏ lệnh phong tỏa bất hợp pháp Tòa Tổng Giám mục và Dòng Mến Thánh Giá. Lý giải về việc phong tỏa Tòa Tổng Giám mục, ông chủ tịch đã bất chấp sự thật đang diễn ra khi cho rằng: chúng tôi chỉ phân luồng giao thông chứ không cấm hay phong tỏa các lối vào Tòa Tổng Giám mục trong khi đó các lối vào cổng chính Tòa TGM và nhà dòng đều ở trong tình trạng “nội bất xuất ngoại bất nhập”. Như vậy, cuộc họp kết thúc sau 4 giờ làm việc những cũng chưa đem lại một giải pháp thỏa đáng nào cho vụ việc đang xôn xao này.
Vào khoảng 15 giờ chiều, có một đoàn của chính quyền phương Hàng Trống vào để yêu cầu gặp lần thứ hai thầy Trần Văn Trác – chủ hộ khẩu Tòa Tổng Giám mục.
Công viên đang thành hình trên đất Tòa Khâm Sứ cũ
Hình ảnh khu Tòa Khâm Sứ cũ đang biến dạng
Hơn 1 ngày sau khi chính quyền cộng sản “phát hỏa” vụ việc biến Tòa Khâm sứ cũ thành công viên, vụ việc này đã và đang thu hút sự quan tâm theo dõi của không chỉ đông đảo bà con giáo dân trong Tổng giáo phận Hà nội mà còn trở nên một chủ đề “nóng” nhất, lôi kéo sự quan tâm rất lớn của đông đảo quần chúng. Đặc biệt, sự có mặt kịp thời của các phóng viên của các hãng truyền thông lớn trên thế giới đã làm hâm nóng sự kiện này. Chiều hôm nay, trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục và cạnh Tòa Khâm sứ, có nhiều đoàn khách đến từ các vùng miền xa như Nam Định, Hà Nam, Lạng sơn, Cao bằng…. để hiệp thông cầu nguyện và theo dõi trực tiếp vụ việc.
Quan sát dòng người tuốn về Tòa Tổng Giám mục, chúng tôi nhận thấy cũng có những công an chìm trà trộn vào, một số tên thỉnh thoảng lại đưa máy quay phim chụp hình sát mặt những giáo dân ở đây để kích động và gây hấn. Có một vài xô xát nhỏ do công an chìm cố ý gây ra với giáo dân.
Tại hiện trường Tòa Khâm Sứ cũ, một công viên đã dần hình thành bởi những bồn hoa tươi và đường đi lối lại trong đó cũng đang dần được lát xong. Công nhân đang làm việc với nhịp độ cao cùng với sự gầm rú của máy móc phá bê tông. Lực lượng an ninh, cảnh sát cùng với chó nghiệp vụ vẫn được bố trí dày đặc và canh gác nghiêm ngặt.
Việc tháo dỡ tòa nhà phía trong sân Tòa Khâm sứ cũ vẫn tiếp diễn. Điều đáng nói: việc phá dỡ diễn ra một cách vô ý thức và hết sức ẩu. Những người có mặt tại hiện trường đều rất bức xúc khi tiến hành phá dỡ tòa nhà lớn như vậy mà không hề có một hàng rào che chắn hay điều gì để bảo đảm an toàn. Ngôi nhà của bà cố Tuyết nằm ngay sát tòa nhà đang bị phá có nguy cơ nứt và nếu việc phá dỡ cứ tiếp tục tiến hành một cách hết sức vô ý thức như hiện nay thì ngôi nhà có thể sẽ nghiêng và sụp đổ bất cứ lúc nào. Khắp khuôn viên Tòa Tổng Giám mục tràn ngập khói, bụi và gạch đá rơi xuống từ phía tòa nhà đang bị phá.
Thánh lễ tại nhà thờ Chính tòa Hoà Nội
Lúc 17g tại thứ Bảy ngày 20/09, Lễ mừng kính Mẹ Sầu Bi được cử hành trọng thể tại Nhà thờ chính tòa Hà nội. Thánh lễ do Cha Laurenxô Chu Văn Minh – giám đốc đại chủng viện – chủ sự cùng với khoảng 20 linh mục đồng tế và sự tham dự của đông đảo bà con giáo dân.
Hình ảnh quang cảnh thắp nến cầu nguyện tối hôm 20/9/2008
Không như thường lệ, tối nay, các nhà thờ xung quanh thành phố im ắng lạ thường. Các linh mục trong thành phố và các linh mục giáo sư Đại chủng Viện thánh Giuse Hà nội quy tụ về nơi đây cùng hiệp dâng thánh lễ phó thác những giờ phút nguy biến của Tổng Giáo phận cho Mẹ Sầu Bi.
Đặc biệt, thánh lễ tối nay có sự hiện diện của Đức Cha Phao-lô Lê đắc Trọng – nguyên giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Hà nội. Vượt qua những khó khăn do tuổi 90 sức yếu, vượt qua chặng đường hàng trăm cây số từ thành phố Nam định lên thủ đô Hà nội để cùng cầu nguyện cho Tổng Giáo phận.
Ngược dòng lịch sử, cách đây hơn 30 năm, trong thời kỳ chiến tranh điêu tàn, Đức cố Tổng Giám mục Giu-se Ma-ri-a Trịnh như Khuê đã dâng Tổng Giáo phận lên cho Trái Tim Mẹ. Giờ đây, khi chiến tranh khói lửa đã không còn, nhưng vẫn còn đó bạo quyền chà đạp lên những quyền cơ bản nhất của con người.
Trong phần chia sẻ lời Chúa, cha chủ tế Lau-ren-xô Chu văn Minh đã kể lại câu nguyện bạo chúa Nê-rôn đàn áp những tín hữu đầu tiên trong thời kì sơ khai của Giáo hội Công giáo. Đã 2000 năm đã trôi qua, Nê-rôn chỉ còn được biết đến một vết nhơ của lịch sử mà Giáo hội của Chúa vẫn không ngừng phát triển.
Thời Tây sơn, vua Cảnh Thịnh ra lệnh cấm đạo, các tín hữu đã phải trốn vào rừng sâu để giữ đạo Chúa. Cơ cực trăm bề: núi rừng độc địa, thú dữ tứ phía, thiếu hụt lương thực, bệnh tật lan tràn. Và Mẹ đã hiện diện che chở cho đoàn con trong lúc khốn cùng. Lịch sử Việt nam cũng ghi nhận, trong thời kỳ bách hại của nhà Nguyễn, hàng vạn đấng tử đạo đã đổ máu đào làm chứng cho đức tin, cho Giáo hội Việt nam trưởng thành. Trong những giờ phút đau thương của Tổng Giáo phận Hà nội, xin Mẹ Sầu Bi cũng thương giữ gìn, che chở cho đoàn con đang nương bóng bên Mẹ.
Kết thúc thánh lễ, trong lòi ca Hòa Bình và nến sáng trên tay mọi người cùng nhau tiến bước sang Tòa Khâm sứ cầu nguyện với Mẹ.
Tượng Đức Mẹ đã được kiệu ra chỗ giáo dân đang cầu nguyện
Lúc này là 22h00 ngày 20 tháng 9 năm 2008. Một tượng Đức Mẹ đã được kiệu ra nơi giáo dân đang cầu nguyện. Khi tượng Đức Mẹ ra đến nơi bà con giáo dân đã nổ những tràng pháo tay không ngớt để chào đón Mẹ. Như vậy giáo dân sẽ thêm vững tin hơn vì Mẹ luôn ở cùng chúng ta, luôn đồng hành cùng chúng ta trên con đường đấu tranh vì công lý.
Và lúc này theo quan sát của chúng tôi thì lượng giáo dân từ nhiều nơi đang tiến về Tòa Khâm sứ rất đông. Và tất nhiên là bên trong khu đất Tòa Khâm sứ thì chính quyền vẫn đang "tích cực" làm việc.
Nguồn tin riêng của chúng tôi cũng được báo động cho biết rằng: hiện nay các nơi có dân lao động ngoại tỉnh ở trọ được lệnh thông báo về kế hoạch quản lý mới những người đang ở trọ. Những ngày tới đây có thể chính quyền hà nội sẽ huy động rất đông dân lao động đưa họ đến công trường "vườn hoa mới" tại số 42 Nhà chung để tạo ra: Ngày Hội Lao Động XHCN, nhằm tạo không khí vui tươi phấn khởi, làm vơi đi tính cách áp đảo mà chính quyền nhanh chóng biến Tòa Khâm Sứ thành công viên. Hơn thế mục tiêu chính là để đối phó với giáo dân cầu nguyện nơi đây, mà chắc chắn sẽ một ngaỳ một tăng số người tới cầu nguyện.