Thuyết Nhị nguyên Xác-Hồn phá hỏng, nhà tâm lý nói

WASHINTON, D. C 24/12/2002 (Zenit org). - Một nhà tâm lý Công Giáo nói cuộc cách mạng tình dục những năm 1960 và văn hóa sự chết mà nó giúp nuôi dưỡng, đã gây nên sự thiệt hại tâm lý nặng nề--trên các người nữ cách riêng.

Gladys Sweeney, chủ nhiệm khoa Đại học Arlington, Học viện đặt căn cứ tại Virginia, chuyên các Khoa học Tâm lý, đã thực hiện vụ này trong bài diễn văn trình bày Văn hóa sự Sống ngày 17/4 tại Thư viện Đại hội. Bản văn này cũng được phổ biến trong những nghi thức hội nghị của Cơ sở Văn hóa sự Sống.

* * *
Có nhiều cuộc tranh cãi, trong các phương tiện truyền thông, bên trong những giới phò-sự sống, và cả giữa những người ủng hộ thuyết nam nữ bình quyền và những kẻ bênh vực sự phá thai, về điều những hậu quả tâm lý được kinh nghiệm bởi những người nữ trải qua những lần phá thai, chung chạ tình dục, hay là phải viện đến những kỹ thuật sinh sản cuối cùng hầu mang thai một đứa con.

Điều gì thật sự là những hậu quả tâm lý, cách riêng đối với những người nữ, do những thực hành sức khỏe xúc phạm phẩm giá sự sống con người?

Điều kỳ diệu là nếu những nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ vấn đề. Nhưng, tương đối có ít báo cáo như vậy, và những báo cáo rõ ràng còn ít hơn. Tôi sẽ trình bày một số những nghiên cứu khoa học này, nhưng quan trọng nhất, tôi sẽ cố gắng trong trình bày của tôi nêu lên cho quí vị một ý nghĩa của những vấn đề tâm lý mà các nhà chuyên nghiệp về sức khỏe tâm thần thấy trong sự sống thật.

Chúng ta là một xã hội bị thương tích về mặt tâm lý bởi văn hóa sự chết. Những người nữ, cách riêng, gặt hái sự tổn hại và đau khổ tâm lý không tương xứng như là hậu quả của những thực hành liên quan - sức khỏe đối nghịch với văn hóa sự sống.

Văn hóa sự chết đã mở ra trong xã hội châu Mỹ khi có cuộc cách mạng tình dục trong những năm 1960 và 1970. Cuộc cách mạng tình dục đã hứa hẹn một quyền tự do mới và sự tái khám phá bản thân--đó là một thời gian khi khoa tâm lý trở thành xu hướng chủ đạo và những ý niệm về sự lớn lên tâm lý, quyền tự do, và sự khảo sát cá nhân đã đến tuổi trưởng thành.

Để theo đuổi sự tự do, các người nữ đã tìm sự buông tuồng và sự tự trị không hạn chế. Để theo đuổi sự vui sướng tình dục, các người nữ tách sự diễn tả tình dục khỏi ý nghĩa thật của nó trong hôn nhân và sự liên hệ của nó với việc sinh sản. Để theo đuổi sự bình đẳng vời người nam, những người nữ dâng nộp phẩm giá nữ tính và loại bỏ giá trị thiên chức mẹ.
Trong hy vọng "liên lạc với những bản thân nội tại của mình" các người nữ ôm lấy khoa tâm lý, sự ưu tiên của những cảm xúc hơn lý trí, và loại bỏ những bó buộc của nền luân lý khách quan. Điều đặc biệt mỉa mai là thế hệ ôm khoa khoa tâm lý đã chấp nhận một kiểu sống và xây dựng một văn hóa gây nên rất nhiều vết thương tâm lý và đau khổ!

Điều mà cách mạng tình dục và thuyết nam nữ bình quyền triệt để đã hứa, là sự đi tìm tự do, sự bình đẳng tình dục, sự vui sướng tình dục và sự loại bỏ nên luân lý truyền thống, sẽ mang lại hạnh phúc cá nhân và xây dựng một xã hội thật sự nhân bản.

Ngược lại, những thực hành sức khỏe sinh sản do cách mạng tình dục và phong trào giải phóng phụ nữ bày ra, dẫn đến: tỷ lệ ly dị tăng vọt, những gia đình ít bền vững, sự chung chạ tình dục bừa bãi ở lứa tuổi thanh thiếu niên, sự mang thai ở lứa tuổi thanh thiếu niên, sự phá thai dễ dàng, một nền văn hóa thuộc chủ nghĩa cá nhân và tính ích kỷ, sự hạ giá nữ tính và thiên chức làm mẹ, sự cô độc, và xu hướng sử dụng những kẻ khác như phương tiện hoàn thành những mục đích ích kỷ của chính mình. Bây giờ chúng ta có một xã hội bị thương tích về mặt tâm lý do những thực hành văn hóa sự chết với những người nữ phải chịu sự mất mát tâm lý lớn nhất.

Thường những khó khăn tâm lý có thể đoán trước được và được nhận ra là hậu quả bên cạnh của một số điều trị y khoa thù địch với sự sống.

Ví dụ, nhiều thuốc ngừa thai, gòm một số thuốc phá thai, sinh ra sự chán nản và âu lo như là những hậu quả bên cạnh. Sự ngừa thai như một lựa chọn đối với những đôi có hôn thú là một dấu chỉ chủ tâm cách mạng tình dục: con cái là một gánh nặng và là một sự phiền phức, sự sinh sản là một thứ bệnh cần phải điều trị thay vì là một ân huệ phái quí yêu, và sự vui sướng tình dục phải được tháo khỏi việc tạo dựng một sự sống mới.

Những thanh thiếu niên và những kẻ trưởng thành có quyền theo đuổi sự vui sướng tình dục, theo đường hướng lý luận đó, nhưng những hậu quả của khả năng sinh sản, của nam tính và nữ tính, phải được xử lý như những chứng bịnh cần chữa trị.

Do đó, chúng ta có những nhà chuyên nghiệp y khoa và những kẻ lao động xã hội quyết định rằng thà cho những người nữ trẻ Norplant, thuốc ngừa thai cấy vào tử cung có hiệu nghiệm tới ba năm, còn hơn là học kiểm soát những xung lực tình dục.

Đồng thời, họ cho rằng những chán nản thuộc việc điều trị, những âu lo hay những rối loạn gây hốt hoảng có thể đi theo việc sử dụng thuốc ngừa thai này, (họ cho rằng) như những hậu quả bên lề. Những nhật báo y khoa không thể bị tấn công đã báo cáo sự kết hiệp giữa Norplant và những vấn đề tâm lý cho nhiều năm [1]

Trong tất cả các ngành y khoa chúng ta phải xử lý với những kết quả bên lề do những sự điều trị y khoa cần thiết. Ví dụ, sự chán nản có thể là một hậu quả bên lề của những chữa trị nhiều thuốc cho những bịnh xếp hạng từ áp huyết cao tới nhiều sự xơ cứng. Sự khác biệt ở đây là chúng ta, như một xã hội, đang chọn chấp nhận sự rủi ro thuộc những hậu quả tâm lý bên lề hầu chữa tri cái gì không phải là chứng bịnh, như sự sinh sản. Vấn đề--mang thai của tuổi thanh thiếu niên--có thể xa lánh cách đơn giản và không gây ra những hậu qủa bên lề. Giái pháp này gọi là sự tiết dục.

Khi một số thực hành xâm phạm phẩm giá con người và bản chất nội tại của nữ tính và thiên chức mẹ, chúng gây nên những vấn đề tâm lý dựa trên sự chối bỏ chân lý thuộc nhân vị. Lãnh vực thường hơn mà còn tinh tế hơn của sự thiệt hại tâm lý, xảy ra không như một hậu quả y khoa bên lề do một sự chữa trị đặc biệt. Đúng hơn, những vấn đề tâm lý có thể nổi lên như một câu trả lời cho một số phương diện làm mất tính người do chính sự chữa trị.


Nói cách khác, những vấn đề tâm lý xảy ra không như những hậu quả bên lề của việc chữa trị y khoa, nhưng như là một hậu quả của chính những thực hành sức khỏe. Ví dụ, một thực hành ngày càng tăng trong khoa sản là khuyên phá thai khi có một "cơ may" là đứa bé có thể bị "khuyết tật. "

Hay là, khi một người mẹ đang mang ba hay bốn em bé như là một hậu quả của những chữa trị sự không sinh sản, các bác sĩ có thể khuyên giết một số nhưng không phải hết những em bé, qua một quá trình được gọi cách uyển ngữ là "sự giảm có lựa chọn. "Khuynh hướng tự nhiên của một bà me là ôm lấy sự sống mới trong mình và bảo vệ và nuôi dưỡng tất cả con cái mình, chớ không phải là một đôi đứa.

Thay vào đó bà bị ép buộc "chọn" giết, cho là vì lợi ích của một số con bà hay là vì có sự hiểu lầm rằng thà không sinh ra còn hơn là sinh ra mà ít được hoàn bị. Nếu những hành động đó mà ngược lại với bản tính nội tại của một người nữ, thì những hành động đó có thể sinh ra hậu quả tâm lý nào?

B. Blumberg, M. Golbus và K. Hanson (x. American Journal of Obstetrics and Gynecology, 1975, Volume 122, 799-808) chứng tỏ rằng mức độ sự chán nản theo sau sự phá thai có lựa chọn vì nghi ngờ có khuyết điểm di truyền, cao tới 92% giữa những người nữ và cao tới 82% giữa những người nam. Tỷ lệ phần trăm cao hơn tỷ lệ thường được kết hợp với sự phá thai có chọn lựa hay với sự sinh một đứa con chết yểu. . Những cuộc nghiên cứu biện luận rằng điều cần là những dịch vụ cố vấn tốt hơn để giúp cha mẹ xử lý tội lỗi đã bày tỏ

Văn hóa sự chết nhấn mạnh tới sự cố vấn tâm lý để làm nhẹ bớt tội lỗi cho người ta. . Tội lỗi này, dâu sao, là sự bày tỏ tự nhiên của luật Chua đã in sâu trong lòng họ. Nó không thể bị khuyên bỏ. Nó phải được nhìn nhận và bấy giờ nó sẽ được tha thứ. Sự thiệt hại tâm lý do văn hóa sự chết chế tác chỉ có thể được xử lý bằng cách trước hết thừa nhận sự thật--sự thật là một số việc là đúng và một số việc luôn luon là sai--hầu tìm kiếm sự tha thứ, và gặp được hạnh phúc trong việc phục hồi một sự sống sống theo chương trình Chúa an bài cho tất cả chúng ta.

Hôm nay giáo sư Robert George đã nói về thuyết nhị nguyên của nhân vị được cổ võ bởi văn hóa đời. Trong cuốn sách của ông "Sự va chạm của những Tình trạng Chính thống" (ISI Books, Wilmington, Delaware, 2001), giáo sư George chỉ rõ rằng hiện nây có một khuynh hướng coi bản thân mình theo từ ngữ nhị nguyên--chia cắt sự suy nghĩ, sự ước muốn, cái "bản thân" ý thức khỏi bản thân sinh vật của một nhân vị.

Quan điểm này được phản chiếu trong sự tiếp cận cuả thế hệ-MTV, tân thời với hoạt động tình dục, coi thân xác như là một dụng cu, một "vật" chiếm hữu để mua vui nhưng tách rời khỏi cá tính của mình: " Điều gì tôi làm với thân xác tôi là chính nhiệm vụ của tôi. "Quan điểm đó cũng được diễn tả trong sự phi-cá nhân hóa tình dục: "Điều này không phải là của anh hay của tôi... đó đúng là tình dục. "

Cách tương tự, người nào đã hấp thụ tính nhị nguyên nầy sẽ không cảm thấy tội lỗi khi bán những tế bào trứng của mình để làm tiền. Một quảng cáo mới trong một trường tại California hứa trả $100. 000 mua những trứng của một nữ sinh lực sĩ, được giáo dục tại trường. Một người nữ được đào tạo theo quan điểm này cũng không ngại ngùng kết liễu sự sống sinh vật thân xác bởi vì thân xác không thể cung cấp cái bản thân ý thức với một sự sống đáng vui thích.

Thuyết nhị nguyên này hiện diện trong những kỹ thuật sinh sản mới phi-cá nhân hóa khả năng làm cha một đứa con hay làm mẹ. Thuyết này được gặp trong những ky thuật rút tinh trùng từ người chết, trả lương những sinh viên cung cấp tinh trùng hay trứng cho "những ngân hàng" sẽ hiến chúng cho người trả giá cao nhất, hay cho việc thúc đẩy tạo ra những tử cung nhân tạo.

Điều khá đáng chú ý, từ một quan điểm tâm lý viễn tượng nhị nguyên là không hoàn mỹ chút nào, một thực tại được minh chứng bởi những kinh nghiệm sự sống thật tế. Con người là một nhân vị có xác. Con người không phải là một linh hồn cầm tù trong một thân xác. Bằng trực giác, tất cả chúng ta biết điều này.

Thân xác của một con người là thành phần của và diễn tả thực tại họ là ai. Những kẻ thừa nhận một quan điểm nhị nguyên về con người chỉ cần nghĩ tới hoàn cảnh kinh khủng bị cưỡng hiếp hầu hỏi những giả định của mình. Khi một người nữ bị cưỡng hiếp, thì toàn diện con người nữ đó đau khổ, chớ không phải thân xác sinh vật mà thôi. Tâm trí phản ứng, cách ý thức hay không ý thức, và linh hồn cũng vậy. Chữa lành những ký ức, tâm trí và tinh thần thường lâu dài hơn là chữa lành thân xác bị thương tích. Thường sự hướng dẫn thiêng liêng được tìm kiếm và là cần thiết để chữa lành sự vi phạm hữu thể của người nữ.

Để phác họa hơn nữa điểm này, chúng ta hãy xem xét trường hợp sự rối loạn có tính phân ly. Sự rối loạn có tính phân ly là một việc chẩn đoán bệnh tâm thần được chứng minh trong Quyển Chẩn đoán và Thống kê của những Rối loạn Tâm thần do Hiệp hội thuộc bịnh tâm thần American. Sự đó được xem như là câu trả lời của con người cho một sự chấn thương tuổi trẻ cực kỳ gian khổ, tiếp diễn, sớm và nghiêm trọng.

Theo "The Oxford Textbook of Psychopathology" (1999, p. 472), những rối loạn có tính phân ly dùng làm mục đích tâm lý học, mục đích cách ly bản thân "quản trị" khỏi ảnh hưởng trọn vẹn của lạm dụng, nhờ đó bảo vệ chức năng và sự phát triển điều hòa.

Trong quá trình này những yếu tố khác nhau của chấn thương được chia thành từng phần để phân ly những bản thân. Trong hình thức nghiêm khắc của nó có nhiều rối loạn cá tính, những bản năng không kết nối với nhau nhờ những rào cản của chứng quên có tính xốp trong thiên nhiên--và có khả năng nổ ra bởi những biến cố sự sống sau này.

Thường quá trình tán mỏng ra không hoàn toàn và nó có thể bao hàm những phương diện liên quan tới nhận thức, như sự quên có tính phân ly, hay những phương diện ứng xử, như mô thức phức tạp có tính phân ly, hay những phương diện tình cảm, như sự rối loạn do phi-cá nhân hóa.

Trong trường hợp này có một thuyết nhị nguyên được thành lập giữa bản thân ý thức hay quản trị và thân xác hay các phần của thân xác. Dầu sao, sự đó được coi như một rối loạn chớ không phải là một tình trạng bình thường cửa những sự việc, nó có bệnh căn dễ nhận dạng, bệnh căn bệnh hoạn trong bản chất, và sự điều trị hệ tại sự hiệp nhất hóa bản thân như một đơn vị hợp nhất.

Văn hóa sự chết liên lỉ thông truyền sứ điệp của tính nhị nguyên này, nó hợp lý hóa những tương quan chung chạ, sụ phá thai, sự triệt sản, sự cho - trứng, và nhiều việc thực hành khác nghịch với văn hóa sự sống.

Nếu chúng ta muốn làm trật bánh khuyn hhướng nhị nguyên trong xã hội, chúng ta phải nói rõ, cổ võ và sống theo một quan điểm hợp nhất về con người--một sự hiễu biết con người là ai và phẩm giá thiết yếu con người. Nhiệm vụ này là thiết yếu không những để chấm dứt những xúc phạm đến phẩm giá con người xảy ra hằng ngày trong văn hóa sự chết; nhiệm vụ đó cũng thiết yếu trong việc xây dựng văn hóa sự sống --- --- ---

1 Wagner, K. , Journal of Clinical Psychiatry, 1996, Volume 57, pp. 152-157; Wagner, K. , Berenson, A. , Journal of Clinical Psychiatry, 1994, pp. 478-480; Meirik, P. , Farley, T. , Sivin, I. , Obstetrics & Gynecology, 2001, 97, pp. 539-547.