"Nói thêm về sự truyền phép từ xa".

ROME (Zenit.org).- Giải đáp phụng vụ do cha Edward McNamara, giáo sư phụing vụ tại Đại học Regina Apostolorum.

Thưa Cha, con hiểu rằng không được phép bỏ Kinh Tin Kính trong những ngày Chúa Nhật (trừ trong Mùa Phục Sinh khi giáo dân đươc rảy nước thánh và lập lại lời hứa rửa tội). Tuần qua, một linh mục đã bỏ kinh Tin Kính nhưng đã hỏi những lời hứa rửa tội (không rảy nước thánh). Ví dụ, ngài nói," anh chị em có tin Thiên Chúa Cha Toàn Năng không.....? và cộng đoàn thưa " Có" (cho tới khi sau cùng chúng tôi hiểu ra và đã nhớ nói, "Con tin"). Mặc dầu một sự khác biệt xem ra nhỏ, con tự hỏi làm như thế có được phép không.-F.M., Carthage, North Carolina.

Theo Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma, những số 67-68:

(67) Kinh Tin Kính, cũng gọi là lời tuyên xưng đức tin, nhằm làm cho giáo dân tập hợp đáp lại Lời Chúa, được loan báo trong các bài đọc và giải thích trong bài diễn giãng, đồng thời khi đọc qui luật dức tin theo công thức chấp thuận dùng trong phụng vụ, họ nhớ lại và tuyên xưng những mầu nhiệm chính của đức tin trước khi bắt đầu cử jhành Thánh Thể.

(68) Kinh Tin Kính phải do vị tư tế hát hay đọc chung với giáo dân vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng; cũng có thể đọc trong những lễ đặc biệt khá trọng thể. Nếu hát, thì vị tư tế hay, tùy nghi, một ca viên, hay ca đoàn xướng, rồi mọi người cùng hát tiếp hay dân chúng và ca đoàn hát luân phiên. Nếu không hát, thì mọi người cùng đọc hay chia làm hai để đối đáp.

Số 137 chỉ dẫn cung cách xứng đáng: "Vị tư tế đọc hay hát kinh Tin Kính chung với giáo dân (x. trên, số 68), mọi người đứng. Khi tới câu 'và Người đã nhập thể' (bởi phép Chúa Thánh Thần...đã làm người} mọi người đều cuối mình sâu; nhưng trong Lễ Truyền Tin và lễ Giáng Sinh, thì mọi người quì gối."

Như vậy kinh Tin Kính bình thường không thể bỏ trong bất cứ Thánh Lễ Chúa nhật nào trừ trường hợp như nói dưới đây.

Trong Lễ Vọng Phục Sinh và Chúa Nhật Phục Sinh ( chứ không trong những Chúa Nhật khác Mùa Phục Sinh), việc lập lại những lời hứa rửa tội và việc rảy nước thánh thay thế kinh Tin Kính.

Đó là để nhấn mạnh sự liên kết truyền thống ngày Chúa Nhật Phục Sinh với bí tích rửa tội và bởi vì sự xưng đức tin bao hàm trong những lời hứa rửa tội.

Cũng vậy, khi nào bí tích rửa tội hay thêm sức được cử hành trong Thánh Lễ thì bỏ việc tuyên xưng đức tin, bởi vì những lời hứa rửa tội hoặc đã thực hiện hoặc đã lập lại trong nghi thức.

Văn bản kinh Tin Kính thường là văn bản của kinh Tin Kính được gọi là Nicenô. Theo sách lễ mới Latinh kinh Tin Kính các Tông Đồ có thể được sử dụng trong mùa Chay, Phục Sinh và những lễ cho Trẻ Em Một vài quốc gia đã được phép sử dụng kinh Tin Kính các Tông Đồ mỗi Chúa Nhật.

Không được lẫn lộn nghi thức rảy nước thánh trong lễ Phục Sinh với nghi thức tương tự làm phép và rảy nước thánh có thể thay thế nghi thức sám hối và câu "Xin Chúa thương xót" lúc bắt đầu hầu hết các Thánh Lễ với một cộng đoàn

* * *

Truyền Phép từ xa



Hai chủ đề rõ rệt phát xuất từ những giải thích lần trước của chúng tôi về một sự truyền phép từ xa.

Một số linh mục đã nhắc tới sự các ngài tham dự trong các Thánh Lễ giáo hoàng khi các ngài cầm những bánh sắp truyền phép mặc dầu đứng cách xa bàn thờ.

Điều được nói ở đây không hẳn là khoảng cách thể lý, do bản chất của một số bục có thể tương đối rộng, nhưng do tương quan mà linh mục cầm các bánh để truyền phép với bàn thờ.

Trong đa số trường hợp, các linh mục cầm những bình ciboria trong các Thánh Lễ giáo hoàng, có tương quan trực tiếp nào đó với bàn thờ. Thường không có ai đứng giữa các linh mục và các vị đồng tế tại bàn thờ, và chủ tế ý thức về sự hiện diện các ngài.

Nếu trong vài trường hợp, phương diện này không được tuân giữ, thì có lẽ do hoặc thiếu tổ chức hay là không kinh nghiệm trong việc hoạch định trong cácThánh Lễ giáo hoàng, nhất là trong những năm đầu triều giáo hoàng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II.

Trong trường hợp chúng tôi đã cứu xét không có tương quan nào như thế giữa các bánh cho là đã truyến phép và "bàn thờ"

Một độc giả cẩn trọng từ New Haven, Connecticut, đã không bắt được tính chính xác thần học trong một ví dụ tôi nêu lên liên quan tới sự không thừa nhận sự rửa tội Mormon.

Ông viết: "Tôi nhớ có đọc trong hơn một chỗ là niềm tin như thế, về phía người rửa tội, không cần thiết để ban thành sự bí tích rửa tội, sự trình bày chính xác của sự này là dầu một người vô thần cũng có thể rửa tội. Tuy nhiên, không người vô thần nào tin vào Chúa Ba Ngôi; như tôi đã nhắc tới sự trình bày truyền thống, chính cái ý định của người vô thần muốn làm điều Giáo Hội làm (dầu những lý do mờ ám của người vô thần) làm cho việc ban bí tích có thể thành phép.

"Trong những trường hợp các người Mormon và các Chứng Nhân Jehovah, không phải sự họ không tin vào Chúa Ba Ngôi vì thế làm cho những phép rửa tội của họ bất thành, nhưng đúng hơn hệ quả là, vì họ không tin, họ không có ý định như một qui tắc làm điều Giáo Hội làm khi rửa tội. Bí tích không thành vì thiếu sự chủ tâm.

"Hơn nữa, vì những người vô thần có thể rửa tội mặc dầu họ là vô thần, về mặt kỹ thuật cũng có thể là những người Mormons và những Chứng Nhân Jehowah có thể rửa tội như vậy, mặc cho những xác tín tôn giáo của họ, nếu trong những tường hợp riêng (vì bất cứ lý do gì) họ tự ý chọn liên kết ý định của họ với ý định của Giáo Hội Công Giáo khi rửa tội."



Những nhận xét của độc giả chúng ta cơ bản là đúng liên quan với sư phân biệt giữa niềm tin và ý muốn, và liên quan tới những lý do cho việc không công nhận những phép rửa tội thực thi trong hệ thống niềm tin giáo phái Mormons. Sự không-thành sự của những phép rữa tội này được công khai tuyên bố trong một ghi chú ngắn do Hồng Y Joseph Ratzinger ký với sự phê chuẩn đặc biệt của Đức Gioan Phaolo II ngày 5/6/2001.