68. MAU ĐI QUA HẺM NHỎ
Có một chủ nợ đi đòi nợ, đi đã nhiều lần mà không thấy con nợ đâu cả nên nổi trận lôi đình, ra lệnh cho đầy tớ đến nhà con nợ và đợi ở đó, nếu thấy con nợ thì lập tức khiêng về cho chủ nợ.
Đầy tớ tuân lệnh đi phía trước, lúc đầy tớ trói con nợ và khiêng qua đầu phố, thì con nợ lớn tiếng nói:
- “Mau đi qua con hẻm nhỏ kia, nếu bị người khác cướp cáng, thì mọi việc không can gì đến chuyện của tôi đấy nhé !”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 68:
Thời nay có nhiều kiểu đòi nợ theo kiểu giang hồ: thuê những tên ma cô, băng nhóm đòi nợ mướn họ đi đòi nợ, nếu không trả là a lê hấp đập phá tan tành và còn hăm dọa đến tính mạng của con nợ, đó là phường gian ác và đáng nguyền rủa.
Đã cho người khác vay nợ tức là bày tỏ một tấm lòng bác ái, lòng bác ái này còn kéo dài mãi trong lòng con nợ sau khi họ đã trả hết nợ, đó là tình cảm và là sự biết ơn của họ. Nhưng nếu cho người khác vay nợ mà đi đòi nợ như đòi mạng và như quân ăn cướp thì không ai thấy lòng bác ái của mình đâu cả, họ chỉ thấy ông chủ nợ là một kẻ đại gian ác làm giàu trên sự nghèo khổ của người khác mà thôi.
Người Ki-tô hữu biết rất rõ rằng: khi giúp đỡ cho người nghèo có vốn làm ăn thì họ thay mặt Thiên Chúa giúp đỡ người nghèo, cho nên họ không thuê ma cô, băng đảng đòi nợ đi đòi nợ giống như quân ăn cướp, nhưng họ luôn thăm hỏi và chờ đợi cho đến khi người cần giúp đỡ có tiền hoàn trả lại, đó chính là lòng bác ái đích thực vậy.
Trên đời mọi người đều mắc nợ nhau, cho nên đừng lấy cái tâm ác để đối xử với tha nhân, nhưng lấy lòng khoan nhân để kéo tình thương ân sủng của Thiên Chúa xuống trên họ và trên chúng ta, bởi vì tất cả chúng ta đều mắc nợ với nhau, nhưng hãy là nợ ân tình, bởi vì chúng ta đều là những con nợ rất cần đến tình thương của chủ nợ là Thiên Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một chủ nợ đi đòi nợ, đi đã nhiều lần mà không thấy con nợ đâu cả nên nổi trận lôi đình, ra lệnh cho đầy tớ đến nhà con nợ và đợi ở đó, nếu thấy con nợ thì lập tức khiêng về cho chủ nợ.
Đầy tớ tuân lệnh đi phía trước, lúc đầy tớ trói con nợ và khiêng qua đầu phố, thì con nợ lớn tiếng nói:
- “Mau đi qua con hẻm nhỏ kia, nếu bị người khác cướp cáng, thì mọi việc không can gì đến chuyện của tôi đấy nhé !”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 68:
Thời nay có nhiều kiểu đòi nợ theo kiểu giang hồ: thuê những tên ma cô, băng nhóm đòi nợ mướn họ đi đòi nợ, nếu không trả là a lê hấp đập phá tan tành và còn hăm dọa đến tính mạng của con nợ, đó là phường gian ác và đáng nguyền rủa.
Đã cho người khác vay nợ tức là bày tỏ một tấm lòng bác ái, lòng bác ái này còn kéo dài mãi trong lòng con nợ sau khi họ đã trả hết nợ, đó là tình cảm và là sự biết ơn của họ. Nhưng nếu cho người khác vay nợ mà đi đòi nợ như đòi mạng và như quân ăn cướp thì không ai thấy lòng bác ái của mình đâu cả, họ chỉ thấy ông chủ nợ là một kẻ đại gian ác làm giàu trên sự nghèo khổ của người khác mà thôi.
Người Ki-tô hữu biết rất rõ rằng: khi giúp đỡ cho người nghèo có vốn làm ăn thì họ thay mặt Thiên Chúa giúp đỡ người nghèo, cho nên họ không thuê ma cô, băng đảng đòi nợ đi đòi nợ giống như quân ăn cướp, nhưng họ luôn thăm hỏi và chờ đợi cho đến khi người cần giúp đỡ có tiền hoàn trả lại, đó chính là lòng bác ái đích thực vậy.
Trên đời mọi người đều mắc nợ nhau, cho nên đừng lấy cái tâm ác để đối xử với tha nhân, nhưng lấy lòng khoan nhân để kéo tình thương ân sủng của Thiên Chúa xuống trên họ và trên chúng ta, bởi vì tất cả chúng ta đều mắc nợ với nhau, nhưng hãy là nợ ân tình, bởi vì chúng ta đều là những con nợ rất cần đến tình thương của chủ nợ là Thiên Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info