61. TIẾC CHO NHÂN PHẨM
Có một ông quan tư khấu giảng dạy giỏi, tiếng đồn vang xa.
Một hôm, ông ta nhận được một lá thư từ phương xa gởi đến, sau khi đọc xong thì bi thương chảy nước mắt.
Có một học sinh trẻ tuổi hỏi nguyên nhân, tư khấu trả lời:
- “Ông thầy giáo già nọ đã chết rồi, không phài ta đau buồn cho cái chức quan của ông ta, nhưng ta chỉ tiếc là nhân phẩm của ông ta rất tốt”.
Anh học sinh trẻ nói:
- “Không phải đâu, xưa nay hể làm quan lớn thì nhân phẩm tự nhiên là phải tốt thôi”.
Tư khấu câm miệng không đáp lại được.
(Hài sử)
Suy tư 61:
Ở đời không có gì quý cho bằng nhân phẩm, nhân phẩm tức là phẩm chất của một con người, mà phẩm chất chính là cái đạo đức nhân bản làm người của chúng ta vậy. Người sống có nhân phẩm dù có chết đi thì tiếng tốt vẫn còn lưu danh mãi, cho nên nhân phẩm chính là cái bất diệt của con người nếu chúng ta biết quý trọng nó.
Không tiếc cái chức vụ của người chết mà chỉ tiếc cái nhâm phẩm của họ là chuyện hiếm có của người đời, bởi vì rất ít người để ý đến nhân phẩm của người khác sau khi họ chết, mà chỉ nghĩ đến cái chức vụ, cái quyền uy rồi tiếc cho họ mà thôi.
Người Ki-tô hữu cũng như những người khác luôn coi trọng nhân phẩm của mình, nhưng nhân phẩm càng được quý giá hơn khi chúng ta đem ánh sáng Tin Mừng áp dụng vào trong cuộc sống của mình, bởi vì nhân phẩm vốn là những đức tính nhân bản phải có của con người, mà nếu không đem lời của Đức Chúa Giê-su áp dụng vào, thì nhân bản sẽ dần dần mai một hoặc chỉ là chuyện khách sáo bên ngoài cho đến khi không còn nhân phẩm nữa mà thôi.
Hổ chết để da, còn người Ki-tô hữu chết thì để lại đức hạnh và tiếc thương trong lòng mọi người.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một ông quan tư khấu giảng dạy giỏi, tiếng đồn vang xa.
Một hôm, ông ta nhận được một lá thư từ phương xa gởi đến, sau khi đọc xong thì bi thương chảy nước mắt.
Có một học sinh trẻ tuổi hỏi nguyên nhân, tư khấu trả lời:
- “Ông thầy giáo già nọ đã chết rồi, không phài ta đau buồn cho cái chức quan của ông ta, nhưng ta chỉ tiếc là nhân phẩm của ông ta rất tốt”.
Anh học sinh trẻ nói:
- “Không phải đâu, xưa nay hể làm quan lớn thì nhân phẩm tự nhiên là phải tốt thôi”.
Tư khấu câm miệng không đáp lại được.
(Hài sử)
Suy tư 61:
Ở đời không có gì quý cho bằng nhân phẩm, nhân phẩm tức là phẩm chất của một con người, mà phẩm chất chính là cái đạo đức nhân bản làm người của chúng ta vậy. Người sống có nhân phẩm dù có chết đi thì tiếng tốt vẫn còn lưu danh mãi, cho nên nhân phẩm chính là cái bất diệt của con người nếu chúng ta biết quý trọng nó.
Không tiếc cái chức vụ của người chết mà chỉ tiếc cái nhâm phẩm của họ là chuyện hiếm có của người đời, bởi vì rất ít người để ý đến nhân phẩm của người khác sau khi họ chết, mà chỉ nghĩ đến cái chức vụ, cái quyền uy rồi tiếc cho họ mà thôi.
Người Ki-tô hữu cũng như những người khác luôn coi trọng nhân phẩm của mình, nhưng nhân phẩm càng được quý giá hơn khi chúng ta đem ánh sáng Tin Mừng áp dụng vào trong cuộc sống của mình, bởi vì nhân phẩm vốn là những đức tính nhân bản phải có của con người, mà nếu không đem lời của Đức Chúa Giê-su áp dụng vào, thì nhân bản sẽ dần dần mai một hoặc chỉ là chuyện khách sáo bên ngoài cho đến khi không còn nhân phẩm nữa mà thôi.
Hổ chết để da, còn người Ki-tô hữu chết thì để lại đức hạnh và tiếc thương trong lòng mọi người.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info