CHÚA NHẬT XIX MÙA THƯỜNG NIÊN
1 V 19,4-8; EP 4,30-5,2; GA 6,41-51
– NÀY LÀ MÌNH VÀ MÁU THẦY
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay tiếp tục giới thiệu với chúng ta trích đoạn từ chương 6 của Tin Mừng Gioan. Chúa Giêsu nói:
“Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn Manna trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,41-51).
Trong diễn từ Bánh Hằng Sống, Chúa Giêsu thêm vào một yếu tố mới mẻ, đó là Thịt và Máu Người qua biểu tượng bánh và rượu. Nhờ đó, Thánh Thể đạt tới tột đỉnh và viên mãn của nó.
Để hiểu ý nghĩa của bí tích Thánh Thể, chúng ta cần phải bắt đầu tìm hiểu những dấu chỉ mà Chúa Giêsu chọn. Điều này thật quan trọng. Ở đây, bánh là thức ăn, đồng thời là biểu tượng của hiệp thông giữa người đồng bàn với nhau; chúng ta dâng lên Chúa bánh là biểu tượng cho lao công con người, như là sự đóng góp, hy sinh và cố gắng của mình cho Chúa, để Chúa biến thành nguồn ơn cứu độ cho chúng ta.
Giờ đây chúng ta hãy chuyển sang tìm hiểu ý nghĩa của máu mà Chúa nói đến. Máu có nghĩa là gì đối với chúng ta? Nó gợi lên điều gì? Trước hết, máu gợi lên mọi đau khổ hiện diện trong thế giới này. Vì thế, nếu bánh biểu tượng cho lao công con người tiến dâng lên Chúa, thì máu biểu tượng mọi đau khổ mà con người chịu trong cuộc sống này. Chúng ta mang đến với Chúa đau khổ của mình và của người khác, cùng với bánh rượu, chúng ta dâng lên Chúa những đau khổ này, nhờ đó chúng ta được kết hợp với đau khổ của Chúa Kitô như nước hòa chung với rượu trở nên của uống thiêng liêng cho chúng ta.
Nhưng một cách chính xác tại sao Chúa Giêsu đã chọn rượu để diễn tả máu Người? Có phải vì rượu nho có màu đỏ giống máu hay không? Rượu muốn nói lên điều gì đối với con người? Xin trả lời rượu diễn tả niềm vui và để cử hành niềm vui; rượu không diễn tả nhiều lợi ích như bánh, nhưng diễn tả niềm vui. Rượu được sản xuất không chỉ để uống, nhưng còn để chúc mừng. Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều bởi vì dân chúng đang đói, nhưng tại Cana, Chúa làm phép lạ nước biến thành rượu để niềm vui tiệc cưới được trọn vẹn. Như Kinh Thánh nói rằng: “Chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người” (Tv 104,15).
Nếu Chúa Giêsu đã chọn bánh và nước làm dấu chỉ cho bí tích Thánh Thể, Người muốn nói về việc thánh hóa mọi đau khổ (bánh và nước là từ đồng nghĩa với việc ăn chay, hãm mình và đền tội). Khi chọn bánh và rượu, Người cũng muốn nói đến việc thánh hóa niềm vui của chúng ta. Thật là tuyệt vời nếu chúng ta rút ra bài học để sống niềm vui của người Kitô hữu theo cách thức được diễn tả từ bí tích Thánh Thể. Nghĩa là chúng ta luôn sống trong tâm tình tạ ơn đối với Thiên Chúa. Sự hiện diện và cái nhìn của Thiên Chúa không lấy đi hoặc giảm thiểu niềm vui chân thành của chúng ta; ngược lại, Thiên Chúa muốn gia tăng niềm vui cho chúng ta trong đời sống này.
Liên quan đến việc uống rượu, ngày hôm nay vấn đề nghiện rượu cũng trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Trong bài đọc II, chúng ta nghe lời cảnh báo của thánh Phaolô:
“Chớ say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới truỵ lạc, nhưng hãy thấm nhuần Thần Khí” (Ep 5,18).
Ngài muốn nói rằng sự say sưa rượu chè có thể làm tổn thương “sự say mê và hoan lạc trong Thánh Thần.”
Hiện nay, có rất nhiều sáng kiến để đưa những người nghiện rượu bỏ rượu. Người ta sử dụng những phương tiện mà khoa học và khoa tâm lý để giúp những người không có niềm tin bỏ rượu. Đối với những người có niềm tin, họ còn được nâng đỡ và trợ giúp nhờ những phương tiện tinh thần, đó là lời cầu nguyện, các bí tích và suy niệm Lời Chúa.
Trong một tác phẩm Người Nga Hành Hương kể lại câu chuyện có thật sau đây. Một ngày nọ có một người lính bị chứng nghiện rượu, khi đang ở trong tình trạng say xỉn, anh đến gõ cửa nhà một thầy dòng đạo đức để xin thầy khuyên giúp anh bỏ rượu. Thầy liền truyền cho anh đọc một chương Tin Mừng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Anh ta về mua một cuốn Tin Mừng và bắt đầu chăm chỉ đọc. Nhưng sau đó, anh trở lại quấy rầy thầy và nói với: “Thưa Thầy, con rất dốt, con đọc nhưng con không hiểu gì cả! Thầy hãy đổi cho con làm việc gì đó khác.”
Thầy trả lời: “Cứ tiếp tục đọc. Con không hiểu, nhưng ma quỷ hiểu và run sợ.” Vâng lời thầy, anh về làm như thế và nhờ đó anh được thoát khỏi tật xấu nghiện rượu. Tại sao chúng ta không làm như vậy nếu chúng ta có những tật xấu tương tự như vậy? Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
1 V 19,4-8; EP 4,30-5,2; GA 6,41-51
– NÀY LÀ MÌNH VÀ MÁU THẦY
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay tiếp tục giới thiệu với chúng ta trích đoạn từ chương 6 của Tin Mừng Gioan. Chúa Giêsu nói:
“Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn Manna trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,41-51).
Trong diễn từ Bánh Hằng Sống, Chúa Giêsu thêm vào một yếu tố mới mẻ, đó là Thịt và Máu Người qua biểu tượng bánh và rượu. Nhờ đó, Thánh Thể đạt tới tột đỉnh và viên mãn của nó.
Để hiểu ý nghĩa của bí tích Thánh Thể, chúng ta cần phải bắt đầu tìm hiểu những dấu chỉ mà Chúa Giêsu chọn. Điều này thật quan trọng. Ở đây, bánh là thức ăn, đồng thời là biểu tượng của hiệp thông giữa người đồng bàn với nhau; chúng ta dâng lên Chúa bánh là biểu tượng cho lao công con người, như là sự đóng góp, hy sinh và cố gắng của mình cho Chúa, để Chúa biến thành nguồn ơn cứu độ cho chúng ta.
Giờ đây chúng ta hãy chuyển sang tìm hiểu ý nghĩa của máu mà Chúa nói đến. Máu có nghĩa là gì đối với chúng ta? Nó gợi lên điều gì? Trước hết, máu gợi lên mọi đau khổ hiện diện trong thế giới này. Vì thế, nếu bánh biểu tượng cho lao công con người tiến dâng lên Chúa, thì máu biểu tượng mọi đau khổ mà con người chịu trong cuộc sống này. Chúng ta mang đến với Chúa đau khổ của mình và của người khác, cùng với bánh rượu, chúng ta dâng lên Chúa những đau khổ này, nhờ đó chúng ta được kết hợp với đau khổ của Chúa Kitô như nước hòa chung với rượu trở nên của uống thiêng liêng cho chúng ta.
Nhưng một cách chính xác tại sao Chúa Giêsu đã chọn rượu để diễn tả máu Người? Có phải vì rượu nho có màu đỏ giống máu hay không? Rượu muốn nói lên điều gì đối với con người? Xin trả lời rượu diễn tả niềm vui và để cử hành niềm vui; rượu không diễn tả nhiều lợi ích như bánh, nhưng diễn tả niềm vui. Rượu được sản xuất không chỉ để uống, nhưng còn để chúc mừng. Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều bởi vì dân chúng đang đói, nhưng tại Cana, Chúa làm phép lạ nước biến thành rượu để niềm vui tiệc cưới được trọn vẹn. Như Kinh Thánh nói rằng: “Chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người” (Tv 104,15).
Nếu Chúa Giêsu đã chọn bánh và nước làm dấu chỉ cho bí tích Thánh Thể, Người muốn nói về việc thánh hóa mọi đau khổ (bánh và nước là từ đồng nghĩa với việc ăn chay, hãm mình và đền tội). Khi chọn bánh và rượu, Người cũng muốn nói đến việc thánh hóa niềm vui của chúng ta. Thật là tuyệt vời nếu chúng ta rút ra bài học để sống niềm vui của người Kitô hữu theo cách thức được diễn tả từ bí tích Thánh Thể. Nghĩa là chúng ta luôn sống trong tâm tình tạ ơn đối với Thiên Chúa. Sự hiện diện và cái nhìn của Thiên Chúa không lấy đi hoặc giảm thiểu niềm vui chân thành của chúng ta; ngược lại, Thiên Chúa muốn gia tăng niềm vui cho chúng ta trong đời sống này.
Liên quan đến việc uống rượu, ngày hôm nay vấn đề nghiện rượu cũng trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Trong bài đọc II, chúng ta nghe lời cảnh báo của thánh Phaolô:
“Chớ say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới truỵ lạc, nhưng hãy thấm nhuần Thần Khí” (Ep 5,18).
Ngài muốn nói rằng sự say sưa rượu chè có thể làm tổn thương “sự say mê và hoan lạc trong Thánh Thần.”
Hiện nay, có rất nhiều sáng kiến để đưa những người nghiện rượu bỏ rượu. Người ta sử dụng những phương tiện mà khoa học và khoa tâm lý để giúp những người không có niềm tin bỏ rượu. Đối với những người có niềm tin, họ còn được nâng đỡ và trợ giúp nhờ những phương tiện tinh thần, đó là lời cầu nguyện, các bí tích và suy niệm Lời Chúa.
Trong một tác phẩm Người Nga Hành Hương kể lại câu chuyện có thật sau đây. Một ngày nọ có một người lính bị chứng nghiện rượu, khi đang ở trong tình trạng say xỉn, anh đến gõ cửa nhà một thầy dòng đạo đức để xin thầy khuyên giúp anh bỏ rượu. Thầy liền truyền cho anh đọc một chương Tin Mừng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Anh ta về mua một cuốn Tin Mừng và bắt đầu chăm chỉ đọc. Nhưng sau đó, anh trở lại quấy rầy thầy và nói với: “Thưa Thầy, con rất dốt, con đọc nhưng con không hiểu gì cả! Thầy hãy đổi cho con làm việc gì đó khác.”
Thầy trả lời: “Cứ tiếp tục đọc. Con không hiểu, nhưng ma quỷ hiểu và run sợ.” Vâng lời thầy, anh về làm như thế và nhờ đó anh được thoát khỏi tật xấu nghiện rượu. Tại sao chúng ta không làm như vậy nếu chúng ta có những tật xấu tương tự như vậy? Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/