QUÀ TẶNG NĂNG QUYỀN
“Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời!”.
“Chìa khoá cuối cùng trong chùm chìa khoá thường mở được ổ khoá!” - Paul Dickson.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay không nói đến chìa khoá cuối cùng mở được ổ khoá, nhưng nói đến chìa khoá đầu tiên mở được Nước Trời, một ‘quà tặng năng quyền’ đáng kinh ngạc mà Chúa Giêsu trao cho Phêrô, “Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời!”.
Chúa Giêsu nói rất rõ, “Dưới đất, anh ràng buộc điều gì, trên trời cũng ràng buộc” và ngược lại! Đây không phải là một quà tặng bình thường, nhưng là một cam kết ‘theo nghĩa đen’ giữa Chúa Giêsu và Phêrô - Giáo Hoàng tiên khởi. Thoạt đầu, hẳn Phêrô không hiểu hết ý nghĩa của món quà vô giá này, nhưng khi Giáo Hội bắt đầu vào những năm đầu tiên, các tông đồ và Phêrô sẽ được Chúa Thánh Thần nhắc nhở rằng, Chúa Giêsu đã nói điều đó. Để rồi, với thời gian, các ngài hiểu rõ ý nghĩa của nó hơn. Thẩm quyền này được áp dụng lần đầu tiên rõ nét nhất tại Công Đồng Giêrusalem khi trong Giáo Hội có sự bất đồng về việc cắt bì. Sau nhiều cuộc tranh luận, Phêrô đứng lên, tuyên bố với thẩm quyền của mình và những người khác vâng theo. Vấn đề được giải quyết.
Từ đó, các tông đồ tiếp tục công việc giảng dạy, chăn dắt và thánh hoá. Phêrô, cuối cùng, đã đến Rôma để rao giảng và trở thành Giám mục đầu tiên ở đây. Tại Rôma, Phêrô đã chết và những người kế vị ngài đã thừa kế món quà đáng kinh ngạc này. Bởi lẽ, Chúa Giêsu không có ý định giới hạn ‘quà tặng năng quyền’ này chỉ khi Phêrô còn sống nhưng nó được truyền lại cho tất cả những người kế vị Phêrô là các Giám mục Rôma. Đó là lý do tại sao Giáo Hội Chúa Kitô là Giáo Hội Công Giáo Rôma. Thật thú vị, nếu Phêrô đã đến Malta, hoặc Giêrusalem, hoặc Châu Á thì ngày nay rất có thể sẽ có một tên gọi khác như Giáo Hội Malta, Giêrusalem hoặc Giáo Hội Công Giáo Châu Á. Vì thế, Giáo Hội Chúa Kitô là Giáo Hội Công Giáo Rôma, nơi Phêrô đã đến, cũng là nơi đặt ngai toà của ngài.
Qua nhiều thế kỷ, năng quyền tối cao của quà tặng này được định nghĩa và chúng ta hiểu được ý nghĩa của nó. Điều đó có nghĩa là Phêrô và tất cả các đấng kế vị được ‘toàn quyền và tức thì’ để giảng dạy một cách dứt khoát về đức tin và luân lý cũng như cai quản, hoặc chăn dắt, theo tâm trí và ý muốn của Chúa Kitô. Vì vậy, nếu Giáo Hoàng nói một điều gì đó là đúng về đức tin hoặc luân lý thì - khá thẳng thắn - đó là sự thật. Và nếu Giáo Hoàng đưa ra một quyết định về việc quản trị Giáo Hội thì - khá đơn giản - đó là điều Chúa Kitô muốn thực hiện. Nó đơn giản đến như vậy!
Anh Chị em,
“Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời!”. Lời Chúa mời gọi chúng ta sống trong tâm tình tạ ơn và yêu mến khi đón nhận những giáo huấn của Mẹ Hội Thánh; đồng thời, cầu nguyện cách riêng cho Đức Thánh Cha, người đón nhận trực tiếp ‘quà tặng năng quyền’ của Chúa Kitô. Bởi lẽ, quà tặng yêu thương này - liên quan đến việc giảng dạy về đức tin và luân lý cho dân Chúa, cho chúng ta - được gọi là “không thể sai lầm” của đấng kế vị Phêrô. Hãy yêu mến Đức Thánh Cha, cầu nguyện cho Ngài, và nhất là lắng nghe ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, thật dễ dàng để con tiếp cận những giáo huấn của Mẹ Hội Thánh, đừng để con sử dụng các phương tiện để đọc và nghe những gì nhảm nhí, vô bổ!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời!”.
“Chìa khoá cuối cùng trong chùm chìa khoá thường mở được ổ khoá!” - Paul Dickson.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay không nói đến chìa khoá cuối cùng mở được ổ khoá, nhưng nói đến chìa khoá đầu tiên mở được Nước Trời, một ‘quà tặng năng quyền’ đáng kinh ngạc mà Chúa Giêsu trao cho Phêrô, “Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời!”.
Chúa Giêsu nói rất rõ, “Dưới đất, anh ràng buộc điều gì, trên trời cũng ràng buộc” và ngược lại! Đây không phải là một quà tặng bình thường, nhưng là một cam kết ‘theo nghĩa đen’ giữa Chúa Giêsu và Phêrô - Giáo Hoàng tiên khởi. Thoạt đầu, hẳn Phêrô không hiểu hết ý nghĩa của món quà vô giá này, nhưng khi Giáo Hội bắt đầu vào những năm đầu tiên, các tông đồ và Phêrô sẽ được Chúa Thánh Thần nhắc nhở rằng, Chúa Giêsu đã nói điều đó. Để rồi, với thời gian, các ngài hiểu rõ ý nghĩa của nó hơn. Thẩm quyền này được áp dụng lần đầu tiên rõ nét nhất tại Công Đồng Giêrusalem khi trong Giáo Hội có sự bất đồng về việc cắt bì. Sau nhiều cuộc tranh luận, Phêrô đứng lên, tuyên bố với thẩm quyền của mình và những người khác vâng theo. Vấn đề được giải quyết.
Từ đó, các tông đồ tiếp tục công việc giảng dạy, chăn dắt và thánh hoá. Phêrô, cuối cùng, đã đến Rôma để rao giảng và trở thành Giám mục đầu tiên ở đây. Tại Rôma, Phêrô đã chết và những người kế vị ngài đã thừa kế món quà đáng kinh ngạc này. Bởi lẽ, Chúa Giêsu không có ý định giới hạn ‘quà tặng năng quyền’ này chỉ khi Phêrô còn sống nhưng nó được truyền lại cho tất cả những người kế vị Phêrô là các Giám mục Rôma. Đó là lý do tại sao Giáo Hội Chúa Kitô là Giáo Hội Công Giáo Rôma. Thật thú vị, nếu Phêrô đã đến Malta, hoặc Giêrusalem, hoặc Châu Á thì ngày nay rất có thể sẽ có một tên gọi khác như Giáo Hội Malta, Giêrusalem hoặc Giáo Hội Công Giáo Châu Á. Vì thế, Giáo Hội Chúa Kitô là Giáo Hội Công Giáo Rôma, nơi Phêrô đã đến, cũng là nơi đặt ngai toà của ngài.
Qua nhiều thế kỷ, năng quyền tối cao của quà tặng này được định nghĩa và chúng ta hiểu được ý nghĩa của nó. Điều đó có nghĩa là Phêrô và tất cả các đấng kế vị được ‘toàn quyền và tức thì’ để giảng dạy một cách dứt khoát về đức tin và luân lý cũng như cai quản, hoặc chăn dắt, theo tâm trí và ý muốn của Chúa Kitô. Vì vậy, nếu Giáo Hoàng nói một điều gì đó là đúng về đức tin hoặc luân lý thì - khá thẳng thắn - đó là sự thật. Và nếu Giáo Hoàng đưa ra một quyết định về việc quản trị Giáo Hội thì - khá đơn giản - đó là điều Chúa Kitô muốn thực hiện. Nó đơn giản đến như vậy!
Anh Chị em,
“Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời!”. Lời Chúa mời gọi chúng ta sống trong tâm tình tạ ơn và yêu mến khi đón nhận những giáo huấn của Mẹ Hội Thánh; đồng thời, cầu nguyện cách riêng cho Đức Thánh Cha, người đón nhận trực tiếp ‘quà tặng năng quyền’ của Chúa Kitô. Bởi lẽ, quà tặng yêu thương này - liên quan đến việc giảng dạy về đức tin và luân lý cho dân Chúa, cho chúng ta - được gọi là “không thể sai lầm” của đấng kế vị Phêrô. Hãy yêu mến Đức Thánh Cha, cầu nguyện cho Ngài, và nhất là lắng nghe ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, thật dễ dàng để con tiếp cận những giáo huấn của Mẹ Hội Thánh, đừng để con sử dụng các phương tiện để đọc và nghe những gì nhảm nhí, vô bổ!”, Amen.
(Tgp. Huế)