CHÚA NHẬT XVIII MÙA THƯỜNG NIÊN
Xh 16,2-4.12-15; Ep 4,17.20-24; Ga 6,24-35
ĐỨC KITÔ, BÁNH HẰNG SỐNG
Nếu Chúa Nhật vừa rồi, Lời Chúa đề cập đến phép lạ hóa bánh ra nhiều, do Chúa Giêsu thực hiện, như là hình bóng báo trước về bí tích Thánh Thể, thì Chúa Nhật này, Lời Chúa trực tiếp nói về bí tích Thánh Thể là Bánh ban sự sống đời đời cho chúng ta. Vì thế, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa chủ đề này xuyên qua các bài đọc được chọn trong thánh lễ này.
1. Từ Manna tới Thánh Thể
Trong bài đọc I, sách Xuất Hành kể lại biến cố Thiên Chúa giải thoát dân Do Thái khỏi ách nô lệ ở Ai Cập để tiến về Đất Hứa. Trong hành trình 40 năm qua sa mạc, họ phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách, họ không có thức ăn và nước uống, cuộc sống bất ổn, thiếu thốn mọi đàng với một thời tiết khắc nghiệt ở sa mạc. Bởi thế, họ kêu trách ông Môsê và ông Aaron rằng:
“Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Ai Cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây!” (Xh 16,3).
Họ muốn bỏ cuộc và quay trở lại Ai Cập để được ăn uống no nê dù phải làm kiếp nô lệ. Nhưng khi nhìn thấy cảnh lầm than khốn khổ của dân Do Thái, Thiên Chúa đã can thiệt và ban cho họ Manna và chim cút như là bánh từ trời rơi xuống, để làm lương thực nuôi sống họ và giúp họ tiếp tục lên đường tiến về Đất Hứa (x. Xh 16,16-22).
Thật vậy, manna ở đây là dấu chứng về sự quan phòng và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với Dân Người. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, luôn đồng hành, gần gũi và chở che con cái loài người trong mọi nơi mọi lúc, đặc biệt trong những lúc gian nan túng quẫn nhất, Người vẫn ở bên mỗi người để chăm sóc và nâng đỡ chúng ta.
Đồng thời, Thiên Chúa mời gọi dân Do Thái xưa và cả chúng ta hôm nay cần phải có tầm nhìn xa hơn, phải biết theo đuổi và vươn tới những lý tưởng cao cả hơn mà Người mời gọi, dù phải đối diện với những khó khăn thử thách. Vì con người sống không chỉ lo tìm kiếm của cải vật chất, nhưng còn phải biết tìm kiếm những của cải tinh thần để sống đúng với nhân phẩm của mình. Con người không chỉ đói khát của cải vật chất, nhưng còn đói khát về sự thật, công lý, tư do, nhân quyền, tình yêu và hòa bình. Con người sống không chỉ vì cơm bánh, nhưng còn nhờ đến Lời Chúa và Thánh Thể. Chỉ nơi Chúa Kitô, con người được thoả mãn cơn đói và cơn khát này.
2. Đức Kitô, Manna mới
Dưới ánh sáng của Tân Ước, Manna là hình bóng tiên báo về Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình làm bánh trường sinh cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Thật vậy, Chúa Giêsu trở thành bánh đích thực từ trời xuống để nuôi dưỡng chúng ta. Bởi vì, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, được Chúa Cha sai xuống trần gian, Người đã chết và phục sinh để giải thoát chúng ta khỏi vòng nô lệ tội lỗi và ban cho chúng ta sự sống đời đời. Người tiếp tục hiến mình cho chúng ta nơi bí tích Thánh Thể để trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, Chúa Giêsu trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, Người là “manna mới,” là của ăn nuôi sống dân Chúa trên hành trình dương thế tiến về nhà Cha trên trời. Bởi thế, trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu quả quyết:
“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,51).
Trong lời này, theo nhà thần học nổi tiếng người Đức, Kark Rahner, chúng ta tìm thấy sự mới mẻ của mạc khải Tân Ước: Ở đây Thiên Chúa không phải ban cho chúng ta một cái gì, một ơn gì, nhưng là ban chính mình Người, qua Con Một Người. Chúa Giêsu vừa là quà tặng vừa là Người tặng quà. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu ban thịt và máu mình làm của ăn nuôi sống linh hồn loài người. Điều độc đáo và cao cả của Kitô giáo chúng ta khác với các tôn giáo khác, đó là không phải Thiên Chúa đòi buộc loài người phải nộp mạng mình để được Thiên Chúa cứu độ, nhưng chính Thiên Chúa hiến mình để cứu độ loài người.
3. Hiệu quả và thông điệp từ Thánh Thể
Khi tham dự bí tích Thánh Thể, chúng ta dự phần vào sự sống thần linh và kết hợp với Chúa Kitô Phục Sinh. Chúa Giêsu là bánh hằng sống, bánh tác động nơi chúng ta. Khi chúng ta ăn bánh thông thường, chúng ta tiêu hóa và đồng hóa bánh thành máu thịt của chúng ta, còn khi chúng ta ăn bánh là Mình Chúa Kitô, thì chính bánh này đồng hóa và biến đổi chúng ta nên giống Người. Chúa Kitô biến đổi chúng ta và ban cho chúng ta sự sống của Người, cũng như kết hợp chúng ta nên một với sự sống Thiên Chúa như Chúa nói: “Kẻ ăn Tôi cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống” (Ga 6,57).
Như thế, nhờ bí tích Thánh Thể, chúng ta được gần gũi, gắn bó và trở nên một với Thiên Chúa và với nhau trong Đức Kitô. Thánh Thể ban cho chúng ta chính sự sống của Thiên Chúa, sự tự do và phẩm giá làm con cái Thiên Chúa. Tất cả chúng ta được mời gọi yêu mến bí tích Thánh Thể và năng đến tham dự thánh lễ. Vì Thánh Thể là trung tâm điểm, là sức mạnh và nguồn mạch cho đời sống Kitô hữu chúng ta.
Và để xứng đáng tham dự Thánh Thể, thánh Phaolô ở bài đọc II mời gọi chúng ta:
Tôi khuyên anh em: đừng ăn ở như dân ngoại nữa, vì họ sống theo những tư tưởng phù phiếm của họ.… Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa…, phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa, để thật sự sống công chính và thánh thiện. (Ep 4,17. 22-24)
Để kết thúc bài suy niệm hôm nay, xin kể một câu chuyện cổ tích của người Đức về chàng Bờm Hanz:
“Sau bao năm tháng làm việc mệt nhọc, chủ trả công cho Bờm một thỏi vàng nặng. Và Bờm khệ nệ vác vàng về nhà, trên một quãng đường thật dài. Thỏi vàng quá nặng, lại thêm trời nắng gắt. Khát. Mỏi. Mệt. Thế là vì nhu cầu trước mắt, để được thoải mái, Bờm đã tuần tự đổi vàng để lấy ngựa, bò, ngỗng và cuối cùng là một phiến đá mài. Phiến đá rốt cuộc cũng bị Bờm quẳng luôn xuống nước, để được – như Bờm lý luận – tự do khỏi bị thứ gì ràng buộc cả trên đường về. Cơn mơ của Bờm kéo dài bao lâu và hậu quả đen tối nào đã xảy ra khi Bờm hết mê, câu chuyện không kể tiếp, dành để cho trí tưởng tượng của người đọc.”
Như thế, bài học mà Lời Chúa hôm nay cũng như câu chuyện này muốn nhắn gửi là đừng vì “những lợi lộc thấp hèn trước mắt,” hay vì miếng cơm manh áo mà đánh mất lý tưởng cao đẹp và ý nghĩa cuộc sống, nhưng hãy luôn biết theo đuổi những giá trị cao đẹp và tìm kiếm những lương thực thiêng liêng là Lời Chúa và Thánh Thể để được sống và sống dồi dào như chính Chúa đã dạy chúng ta. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Xh 16,2-4.12-15; Ep 4,17.20-24; Ga 6,24-35
ĐỨC KITÔ, BÁNH HẰNG SỐNG
Nếu Chúa Nhật vừa rồi, Lời Chúa đề cập đến phép lạ hóa bánh ra nhiều, do Chúa Giêsu thực hiện, như là hình bóng báo trước về bí tích Thánh Thể, thì Chúa Nhật này, Lời Chúa trực tiếp nói về bí tích Thánh Thể là Bánh ban sự sống đời đời cho chúng ta. Vì thế, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa chủ đề này xuyên qua các bài đọc được chọn trong thánh lễ này.
1. Từ Manna tới Thánh Thể
Trong bài đọc I, sách Xuất Hành kể lại biến cố Thiên Chúa giải thoát dân Do Thái khỏi ách nô lệ ở Ai Cập để tiến về Đất Hứa. Trong hành trình 40 năm qua sa mạc, họ phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách, họ không có thức ăn và nước uống, cuộc sống bất ổn, thiếu thốn mọi đàng với một thời tiết khắc nghiệt ở sa mạc. Bởi thế, họ kêu trách ông Môsê và ông Aaron rằng:
“Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Ai Cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây!” (Xh 16,3).
Họ muốn bỏ cuộc và quay trở lại Ai Cập để được ăn uống no nê dù phải làm kiếp nô lệ. Nhưng khi nhìn thấy cảnh lầm than khốn khổ của dân Do Thái, Thiên Chúa đã can thiệt và ban cho họ Manna và chim cút như là bánh từ trời rơi xuống, để làm lương thực nuôi sống họ và giúp họ tiếp tục lên đường tiến về Đất Hứa (x. Xh 16,16-22).
Thật vậy, manna ở đây là dấu chứng về sự quan phòng và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với Dân Người. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, luôn đồng hành, gần gũi và chở che con cái loài người trong mọi nơi mọi lúc, đặc biệt trong những lúc gian nan túng quẫn nhất, Người vẫn ở bên mỗi người để chăm sóc và nâng đỡ chúng ta.
Đồng thời, Thiên Chúa mời gọi dân Do Thái xưa và cả chúng ta hôm nay cần phải có tầm nhìn xa hơn, phải biết theo đuổi và vươn tới những lý tưởng cao cả hơn mà Người mời gọi, dù phải đối diện với những khó khăn thử thách. Vì con người sống không chỉ lo tìm kiếm của cải vật chất, nhưng còn phải biết tìm kiếm những của cải tinh thần để sống đúng với nhân phẩm của mình. Con người không chỉ đói khát của cải vật chất, nhưng còn đói khát về sự thật, công lý, tư do, nhân quyền, tình yêu và hòa bình. Con người sống không chỉ vì cơm bánh, nhưng còn nhờ đến Lời Chúa và Thánh Thể. Chỉ nơi Chúa Kitô, con người được thoả mãn cơn đói và cơn khát này.
2. Đức Kitô, Manna mới
Dưới ánh sáng của Tân Ước, Manna là hình bóng tiên báo về Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình làm bánh trường sinh cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Thật vậy, Chúa Giêsu trở thành bánh đích thực từ trời xuống để nuôi dưỡng chúng ta. Bởi vì, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, được Chúa Cha sai xuống trần gian, Người đã chết và phục sinh để giải thoát chúng ta khỏi vòng nô lệ tội lỗi và ban cho chúng ta sự sống đời đời. Người tiếp tục hiến mình cho chúng ta nơi bí tích Thánh Thể để trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, Chúa Giêsu trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, Người là “manna mới,” là của ăn nuôi sống dân Chúa trên hành trình dương thế tiến về nhà Cha trên trời. Bởi thế, trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu quả quyết:
“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,51).
Trong lời này, theo nhà thần học nổi tiếng người Đức, Kark Rahner, chúng ta tìm thấy sự mới mẻ của mạc khải Tân Ước: Ở đây Thiên Chúa không phải ban cho chúng ta một cái gì, một ơn gì, nhưng là ban chính mình Người, qua Con Một Người. Chúa Giêsu vừa là quà tặng vừa là Người tặng quà. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu ban thịt và máu mình làm của ăn nuôi sống linh hồn loài người. Điều độc đáo và cao cả của Kitô giáo chúng ta khác với các tôn giáo khác, đó là không phải Thiên Chúa đòi buộc loài người phải nộp mạng mình để được Thiên Chúa cứu độ, nhưng chính Thiên Chúa hiến mình để cứu độ loài người.
3. Hiệu quả và thông điệp từ Thánh Thể
Khi tham dự bí tích Thánh Thể, chúng ta dự phần vào sự sống thần linh và kết hợp với Chúa Kitô Phục Sinh. Chúa Giêsu là bánh hằng sống, bánh tác động nơi chúng ta. Khi chúng ta ăn bánh thông thường, chúng ta tiêu hóa và đồng hóa bánh thành máu thịt của chúng ta, còn khi chúng ta ăn bánh là Mình Chúa Kitô, thì chính bánh này đồng hóa và biến đổi chúng ta nên giống Người. Chúa Kitô biến đổi chúng ta và ban cho chúng ta sự sống của Người, cũng như kết hợp chúng ta nên một với sự sống Thiên Chúa như Chúa nói: “Kẻ ăn Tôi cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống” (Ga 6,57).
Như thế, nhờ bí tích Thánh Thể, chúng ta được gần gũi, gắn bó và trở nên một với Thiên Chúa và với nhau trong Đức Kitô. Thánh Thể ban cho chúng ta chính sự sống của Thiên Chúa, sự tự do và phẩm giá làm con cái Thiên Chúa. Tất cả chúng ta được mời gọi yêu mến bí tích Thánh Thể và năng đến tham dự thánh lễ. Vì Thánh Thể là trung tâm điểm, là sức mạnh và nguồn mạch cho đời sống Kitô hữu chúng ta.
Và để xứng đáng tham dự Thánh Thể, thánh Phaolô ở bài đọc II mời gọi chúng ta:
Tôi khuyên anh em: đừng ăn ở như dân ngoại nữa, vì họ sống theo những tư tưởng phù phiếm của họ.… Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa…, phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa, để thật sự sống công chính và thánh thiện. (Ep 4,17. 22-24)
Để kết thúc bài suy niệm hôm nay, xin kể một câu chuyện cổ tích của người Đức về chàng Bờm Hanz:
“Sau bao năm tháng làm việc mệt nhọc, chủ trả công cho Bờm một thỏi vàng nặng. Và Bờm khệ nệ vác vàng về nhà, trên một quãng đường thật dài. Thỏi vàng quá nặng, lại thêm trời nắng gắt. Khát. Mỏi. Mệt. Thế là vì nhu cầu trước mắt, để được thoải mái, Bờm đã tuần tự đổi vàng để lấy ngựa, bò, ngỗng và cuối cùng là một phiến đá mài. Phiến đá rốt cuộc cũng bị Bờm quẳng luôn xuống nước, để được – như Bờm lý luận – tự do khỏi bị thứ gì ràng buộc cả trên đường về. Cơn mơ của Bờm kéo dài bao lâu và hậu quả đen tối nào đã xảy ra khi Bờm hết mê, câu chuyện không kể tiếp, dành để cho trí tưởng tượng của người đọc.”
Như thế, bài học mà Lời Chúa hôm nay cũng như câu chuyện này muốn nhắn gửi là đừng vì “những lợi lộc thấp hèn trước mắt,” hay vì miếng cơm manh áo mà đánh mất lý tưởng cao đẹp và ý nghĩa cuộc sống, nhưng hãy luôn biết theo đuổi những giá trị cao đẹp và tìm kiếm những lương thực thiêng liêng là Lời Chúa và Thánh Thể để được sống và sống dồi dào như chính Chúa đã dạy chúng ta. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/