DẠ, CON ĐÂY!
“Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta?”; “Dạ, con đây, xin sai con đi!”.
Thế kỷ 19, một tờ báo Paris đăng quảng cáo tuyển người đi truyền giáo hải ngoại thế này: “Chúng tôi sẽ cống hiến cho các bạn không lương bổng, không bảo hiểm, không người chỉ dẫn, không chế độ hưu trí; nhưng phải làm rất nhiều công việc nặng nhọc, chỗ ở tồi tàn, rất ít ủi an, nhiều thất vọng, đau ốm thường xuyên, một cái chết đớn đau trong cô đơn và một nấm mồ vô danh!”. Vậy mà đã có rất nhiều người “điên” đã ghi danh xuống tàu đi truyền giáo. Các thừa sai Việt Nam đầu tiên vào những thời kỳ đầu thuộc số điên này.
Kính thưa Anh Chị em,
Ngày nay, dẫu không đến nỗi phải cảnh “một nấm mồ vô danh”, nhưng có lẽ Thiên Chúa cũng đang thực sự lúng túng khi Ngài không biết phải “sai ai đây”. Vì thế, Lời Chúa nói với Isaia - bài đọc một - nói với các nhà thừa sai ngày nào vẫn đang ngỏ với chúng ta, “Ta sẽ sai ai đây?”.
Trình thuật về ơn gọi của Isaia truyền tải một cảm giác về sự khác biệt và uy nghi của Thiên Chúa. Isaia nhìn thấy Chúa “ngự trên ngai rất cao; tà áo của Người bao phủ Đền Thờ” lấp đầy nơi thánh. Nhà tiên tri có một ý thức sâu sắc về sự bất xứng của mình khi đứng trước sự hiện diện của Đấng Thánh Khiết.
Ngược lại, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói về một Thiên Chúa liên quan mật thiết đến các chi tiết trong công trình sáng tạo của Ngài. Không con chim sẻ nào rơi xuống đất mà Cha trên trời không biết; Ngài là Đấng đếm từng sợi tóc trên đầu mỗi con cái. Nếu con chim sẻ nhỏ bé - hai con có thể mua được một hào ở chợ - là quý trước mặt Chúa Cha thì bạn và tôi quý trọng hơn biết bao, “Các con còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ”.
Không có sự xung đột giữa Thiên Chúa của Isaia và Thiên Chúa của Chúa Giêsu. Ngài là một Thiên Chúa vừa ở bên ngoài chúng ta một cách vô cùng, vừa can thiệp sâu sắc vô hạn các chi tiết bên trong cuộc sống mỗi người. Chính vì Ngài là Cha của chúng ta, nên chúng ta không sợ hãi khi làm chứng cho Chúa Giêsu, tuyên xưng Ngài trước mặt người khác. Hãy nói với Ngài, “Dạ, con đây!” và ‘xuống tàu!’.
Anh Chị em,
“Dạ, con đây!”. Với Isaia, bạn và tôi có thể thưa lên như thế khi biết Đấng sai chúng ta đang đồng hành với chúng ta trên mọi bước đường. Hãy nhớ, “Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung tín, và Ngài sẽ trung tín đến cùng!” - Phaolô. Như Isaia, chúng ta có thể cự nự với lý do này lý do khác, “Khốn thân tôi! Vì tôi là một người môi miệng ô uế”. Và còn hơn thế, “Tay con ô uế, trí con ô uế… Con đang sống giữa một xã hội ô uế”. Nhưng Chúa nói, “Hãy nhìn xem, than hồng đã chạm đến lưỡi ngươi, lỗi ngươi được xoá, tội ngươi được tha!”; “Mỗi ngày các Bí tích chạm đến con, Bí tích Hoà Giải tẩy sạch con, chữa lành con; Bí tích Thánh Thể bổ sức con, nuôi dưỡng con!”. Và khi Thiên Chúa nói xong, Isaia không tài nào cưỡng lại, để rồi ậm ự như bạn và tôi cũng sẽ ậm ự, “Dạ, con đây, xin sai con đi!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dạ, con đây! Chỉ xin cho con hiểu rằng, mức độ con nhận ra sự quan phòng của Chúa ‘tuỳ thuộc’ mức độ con ném mọi âu lo vào lòng thương xót của Ngài!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta?”; “Dạ, con đây, xin sai con đi!”.
Thế kỷ 19, một tờ báo Paris đăng quảng cáo tuyển người đi truyền giáo hải ngoại thế này: “Chúng tôi sẽ cống hiến cho các bạn không lương bổng, không bảo hiểm, không người chỉ dẫn, không chế độ hưu trí; nhưng phải làm rất nhiều công việc nặng nhọc, chỗ ở tồi tàn, rất ít ủi an, nhiều thất vọng, đau ốm thường xuyên, một cái chết đớn đau trong cô đơn và một nấm mồ vô danh!”. Vậy mà đã có rất nhiều người “điên” đã ghi danh xuống tàu đi truyền giáo. Các thừa sai Việt Nam đầu tiên vào những thời kỳ đầu thuộc số điên này.
Kính thưa Anh Chị em,
Ngày nay, dẫu không đến nỗi phải cảnh “một nấm mồ vô danh”, nhưng có lẽ Thiên Chúa cũng đang thực sự lúng túng khi Ngài không biết phải “sai ai đây”. Vì thế, Lời Chúa nói với Isaia - bài đọc một - nói với các nhà thừa sai ngày nào vẫn đang ngỏ với chúng ta, “Ta sẽ sai ai đây?”.
Trình thuật về ơn gọi của Isaia truyền tải một cảm giác về sự khác biệt và uy nghi của Thiên Chúa. Isaia nhìn thấy Chúa “ngự trên ngai rất cao; tà áo của Người bao phủ Đền Thờ” lấp đầy nơi thánh. Nhà tiên tri có một ý thức sâu sắc về sự bất xứng của mình khi đứng trước sự hiện diện của Đấng Thánh Khiết.
Ngược lại, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói về một Thiên Chúa liên quan mật thiết đến các chi tiết trong công trình sáng tạo của Ngài. Không con chim sẻ nào rơi xuống đất mà Cha trên trời không biết; Ngài là Đấng đếm từng sợi tóc trên đầu mỗi con cái. Nếu con chim sẻ nhỏ bé - hai con có thể mua được một hào ở chợ - là quý trước mặt Chúa Cha thì bạn và tôi quý trọng hơn biết bao, “Các con còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ”.
Không có sự xung đột giữa Thiên Chúa của Isaia và Thiên Chúa của Chúa Giêsu. Ngài là một Thiên Chúa vừa ở bên ngoài chúng ta một cách vô cùng, vừa can thiệp sâu sắc vô hạn các chi tiết bên trong cuộc sống mỗi người. Chính vì Ngài là Cha của chúng ta, nên chúng ta không sợ hãi khi làm chứng cho Chúa Giêsu, tuyên xưng Ngài trước mặt người khác. Hãy nói với Ngài, “Dạ, con đây!” và ‘xuống tàu!’.
Anh Chị em,
“Dạ, con đây!”. Với Isaia, bạn và tôi có thể thưa lên như thế khi biết Đấng sai chúng ta đang đồng hành với chúng ta trên mọi bước đường. Hãy nhớ, “Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung tín, và Ngài sẽ trung tín đến cùng!” - Phaolô. Như Isaia, chúng ta có thể cự nự với lý do này lý do khác, “Khốn thân tôi! Vì tôi là một người môi miệng ô uế”. Và còn hơn thế, “Tay con ô uế, trí con ô uế… Con đang sống giữa một xã hội ô uế”. Nhưng Chúa nói, “Hãy nhìn xem, than hồng đã chạm đến lưỡi ngươi, lỗi ngươi được xoá, tội ngươi được tha!”; “Mỗi ngày các Bí tích chạm đến con, Bí tích Hoà Giải tẩy sạch con, chữa lành con; Bí tích Thánh Thể bổ sức con, nuôi dưỡng con!”. Và khi Thiên Chúa nói xong, Isaia không tài nào cưỡng lại, để rồi ậm ự như bạn và tôi cũng sẽ ậm ự, “Dạ, con đây, xin sai con đi!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dạ, con đây! Chỉ xin cho con hiểu rằng, mức độ con nhận ra sự quan phòng của Chúa ‘tuỳ thuộc’ mức độ con ném mọi âu lo vào lòng thương xót của Ngài!”, Amen.
(Tgp. Huế)