Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Vụ án Đức Hồng Y George Pell là một vụ án hết sức quái đản. Trong hội thẩm đoàn gồm ba người là Chánh án Anne Ferguson, Thẩm phán Chris Maxwell và Thẩm phán Mark Weinberg. Hai người đầu tiên tin rằng Đức Hồng Y George Pell có tội mặc dù chẳng có bất cứ một chứng cứ nào cả ngoài lời khai vô bằng vô chứng của người khiếu nại. Trong khi đó, Thẩm phán Mark Weinberg lại tuyệt đối tin rằng Đức Hồng Y George Pell vô tội. Với phán quyết này nền công lý Úc sẽ phải chịu một đòn tàn phá mất nhiều thời gian để phục hồi. Và những người suy nghĩ có tình có lý sẽ tự hỏi liệu có an toàn không khi kinh doanh hay đi du lịch ở một quốc gia nơi các phương tiện truyền thông gây sốt và những gã khổng lồ của chủ nghĩa thế tục có khả năng khuynh đảo tiến trình pháp lý, biến nó thành một bức hí họa chế giễu một nền dân chủ trưởng thành.
Tờ The Age, thường không có cảm tình với Công Giáo, thậm chí trong các phiên tòa trước cũng tấn công Đức Hồng Y Pell không kém phần ác liệt, giờ đây cũng nhận thấy bản án này thiếu thuyết phục.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây: Why Justice Mark Weinberg believed George Pell should go free. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Why Justice Mark Weinberg believed George Pell should go free
By Adam Cooper – The Age
Tại sao Thẩm phán Mark Weinberg tin rằng George Pell nên được trắng án
Một trong ba Thẩm phán Tòa phúc thẩm đã nghe kháng cáo của Hồng Y George Pell tin rằng có một “khả năng đáng kể” là vị Hồng Y không hề phạm vào tội lạm dụng tính dục mà ngài đang ngồi tù và lẽ ra ngài phải được trả tự do.
Thẩm phán Mark Weinberg nói rằng ông không cảm thấy thuyết phục trước các chứng cứ của nạn nhân và không thể loại trừ khả năng một số phần trong lời khai của người cựu ca viên trong dàn hợp xướng là “bịa đặt”.
Thẩm phán Weinberg, cựu Thẩm phán Tòa án Liên bang, là người đã chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án James Gargasoulas giết người trên đường Bourke của Melbourne, hồi năm ngoái, cho biết có cả một lô chứng cứ khiến ông “không thể chấp nhận” lời khai của người khiếu nại.
“Từ... lý chứng của người khiếu nại, có thể thấy rằng có nhiều yếu tố trong lời khai của anh ta có thể bị chỉ trích một cách hợp pháp. Có những mâu thuẫn, bất nhất, và một số câu trả lời của anh ta đơn giản là vô nghĩa”, Thẩm phán Weinberg đã viết như trên trong bản án được đưa ra vào hôm thứ Tư.
“Một đặc điểm khác thường của vụ án này là nó phụ thuộc hoàn toàn vào việc chấp nhận lời khai của người khiếu nại, coi anh ta là một nhân chứng đáng tin cậy và xác thực, bất kể sự nghi ngờ hợp lý. Bồi thẩm đoàn đã được kêu gọi chấp nhận chứng cứ của anh ta mà không có bất kỳ sự hỗ trợ độc lập nào khác.”
Sau khi đánh giá các bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa xét xử Hồng Y Pell vào năm ngoái, Thẩm phán Weinberg nói rằng theo ông tòa án nên hủy bỏ năm bản án về tội phạm tình dục trẻ em gán cho Đức Hồng Y.
Nhưng Thẩm phán Weinberg chỉ là thiểu số. Hai đồng nghiệp của ông trong hội thẩm đoàn phúc thẩm - là Chánh án Anne Ferguson và Thẩm phán Chris Maxwell – cho rằng nạn nhân nói sự thật và đơn kháng cáo của Hồng Y Pell nên bị bác bỏ.
Phán quyết chiếm đa số 2-1 có nghĩa là Hồng Y Pell sẽ tiếp tục chấp hành án tù 6 năm vì tội tấn công tình dục hai ca viên trong dàn hợp xướng tại nhà thờ chính tòa St Patrick ở Đông Melbourne vào thập niên 1990, khi ngài còn là tổng giám mục Melbourne.
Người được cho là nạn nhân, hiện là một người cha ở độ tuổi 30, nói với bồi thẩm đoàn trong phiên tòa xét xử Hồng Y Pell rằng ngài đã tấn công anh ta và một ca viên khác trong nhà thờ St. Patrick vào cuối năm 1996, và cũng tấn công riêng anh ta trong một hành lang vào đầu năm sau.
Ca viên khác đã chết sau khi dùng heroin quá liều vào năm 2014, chưa bao giờ tiết lộ việc lạm dụng.
Thẩm phán Weinberg không cảm thấy thuyết phục bởi bằng chứng của nạn nhân còn sống sót, là người đã có lúc thừa nhận tại phiên tòa rằng anh ta không thể “nói dứt khoát năm nào” mà anh ta bị lạm dụng.
Thẩm phán Weinberg coi trọng lời khai của các quan chức Giáo Hội, những người tuyên bố Hồng Y Pell chưa bao giờ bị bỏ lại một mình tại Nhà thờ St Patrick và thường chào đón giáo dân ở lối ra vào khi vụ lạm dụng được cho là đã xảy ra.
“Tất cả những nhân chứng này đều quan trọng, nhưng có một số người mà lời chứng của họ rất quan yếu”, ông viết.
“Hoàn toàn có thể nói rằng lời chứng của họ, nếu được chấp nhận, chắc chắn sẽ dẫn đến sự tha bổng tức khắc.”
“Kết quả tương tự sẽ xảy ra, thậm chí khi kết luận duy nhất có thể được đưa ra là các bằng chứng của họ, liên quan đến các sự kiện được đề cập, là một lời khai 'có thể là hợp lý' về những gì đã xảy ra.”
Trong bản án dài 325 trang do Tòa phúc thẩm đưa ra, lý luận của Thẩm phán Weinberg chiếm tới 200 trang.
“Tôi thấy khó khăn trước thực tế là tôi phải bảo lưu một ý kiến khác biệt với hai đồng nghiệp của mình, là những người mà tôi luôn rất tôn trọng”, ông viết.
“Điều đó đã khiến tôi suy tư thậm chí còn cẩn thận hơn về kết quả đúng đắn của đơn kháng cáo này. Tuy nhiên, sau khi đã làm như vậy, tôi không thể, với lương tâm ngay lành của mình, có thể làm khác hơn là duy trì sự bất đồng quan điểm của tôi.”
Chánh án Tòa án phúc thẩm, Ferguson, trong bản tóm tắt phán quyết của Tòa phúc thẩm, cho biết Thẩm phán Weinberg nhận thấy rằng đôi khi nạn nhân có khuynh hướng thổi phồng các lý chứng của mình, và lời khai của anh ta có những điểm thiếu nhất quán và “những bất cập hiển nhiên”.
“Theo quan điểm của Thẩm phán Weinberg, có một khối lượng đáng kể và, trong một số trường hợp, là các bằng chứng đầy ấn tượng cho thấy rằng lời khai của người khiếu nại, theo nghĩa thực tế, là không thể chấp nhận được”.
“Theo suy nghĩ của ông ấy, có một khả năng rất lớn là vị Hồng Y không hề phạm tội.”
“Trong những trường hợp như thế, Thẩm phán Weinberg tuyên bố rằng theo quan điểm của ông, các bản án không thể đứng vững được.”
Nhưng Chánh án Ferguson và Thẩm phán Maxwell đã chấp nhận yêu cầu của công tố rằng nạn nhân còn sống sót là một nhân chứng thuyết phục, “rõ ràng không phải là kẻ dối trá”, “không phải là một kẻ giả tưởng” và là nhân chứng của sự thật.
“Trong suốt các bằng chứng của mình, người khiếu nại tỏ ra là một người đang nói sự thật”, bà Ferguson nói.
Source:The AgeWhy Justice Mark Weinberg believed George Pell should go free
Tờ The Age, thường không có cảm tình với Công Giáo, thậm chí trong các phiên tòa trước cũng tấn công Đức Hồng Y Pell không kém phần ác liệt, giờ đây cũng nhận thấy bản án này thiếu thuyết phục.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây: Why Justice Mark Weinberg believed George Pell should go free. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Why Justice Mark Weinberg believed George Pell should go free
By Adam Cooper – The Age
Tại sao Thẩm phán Mark Weinberg tin rằng George Pell nên được trắng án
Một trong ba Thẩm phán Tòa phúc thẩm đã nghe kháng cáo của Hồng Y George Pell tin rằng có một “khả năng đáng kể” là vị Hồng Y không hề phạm vào tội lạm dụng tính dục mà ngài đang ngồi tù và lẽ ra ngài phải được trả tự do.
Thẩm phán Mark Weinberg nói rằng ông không cảm thấy thuyết phục trước các chứng cứ của nạn nhân và không thể loại trừ khả năng một số phần trong lời khai của người cựu ca viên trong dàn hợp xướng là “bịa đặt”.
Thẩm phán Weinberg, cựu Thẩm phán Tòa án Liên bang, là người đã chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án James Gargasoulas giết người trên đường Bourke của Melbourne, hồi năm ngoái, cho biết có cả một lô chứng cứ khiến ông “không thể chấp nhận” lời khai của người khiếu nại.
“Từ... lý chứng của người khiếu nại, có thể thấy rằng có nhiều yếu tố trong lời khai của anh ta có thể bị chỉ trích một cách hợp pháp. Có những mâu thuẫn, bất nhất, và một số câu trả lời của anh ta đơn giản là vô nghĩa”, Thẩm phán Weinberg đã viết như trên trong bản án được đưa ra vào hôm thứ Tư.
“Một đặc điểm khác thường của vụ án này là nó phụ thuộc hoàn toàn vào việc chấp nhận lời khai của người khiếu nại, coi anh ta là một nhân chứng đáng tin cậy và xác thực, bất kể sự nghi ngờ hợp lý. Bồi thẩm đoàn đã được kêu gọi chấp nhận chứng cứ của anh ta mà không có bất kỳ sự hỗ trợ độc lập nào khác.”
Sau khi đánh giá các bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa xét xử Hồng Y Pell vào năm ngoái, Thẩm phán Weinberg nói rằng theo ông tòa án nên hủy bỏ năm bản án về tội phạm tình dục trẻ em gán cho Đức Hồng Y.
Nhưng Thẩm phán Weinberg chỉ là thiểu số. Hai đồng nghiệp của ông trong hội thẩm đoàn phúc thẩm - là Chánh án Anne Ferguson và Thẩm phán Chris Maxwell – cho rằng nạn nhân nói sự thật và đơn kháng cáo của Hồng Y Pell nên bị bác bỏ.
Phán quyết chiếm đa số 2-1 có nghĩa là Hồng Y Pell sẽ tiếp tục chấp hành án tù 6 năm vì tội tấn công tình dục hai ca viên trong dàn hợp xướng tại nhà thờ chính tòa St Patrick ở Đông Melbourne vào thập niên 1990, khi ngài còn là tổng giám mục Melbourne.
Người được cho là nạn nhân, hiện là một người cha ở độ tuổi 30, nói với bồi thẩm đoàn trong phiên tòa xét xử Hồng Y Pell rằng ngài đã tấn công anh ta và một ca viên khác trong nhà thờ St. Patrick vào cuối năm 1996, và cũng tấn công riêng anh ta trong một hành lang vào đầu năm sau.
Ca viên khác đã chết sau khi dùng heroin quá liều vào năm 2014, chưa bao giờ tiết lộ việc lạm dụng.
Thẩm phán Weinberg không cảm thấy thuyết phục bởi bằng chứng của nạn nhân còn sống sót, là người đã có lúc thừa nhận tại phiên tòa rằng anh ta không thể “nói dứt khoát năm nào” mà anh ta bị lạm dụng.
Thẩm phán Weinberg coi trọng lời khai của các quan chức Giáo Hội, những người tuyên bố Hồng Y Pell chưa bao giờ bị bỏ lại một mình tại Nhà thờ St Patrick và thường chào đón giáo dân ở lối ra vào khi vụ lạm dụng được cho là đã xảy ra.
“Tất cả những nhân chứng này đều quan trọng, nhưng có một số người mà lời chứng của họ rất quan yếu”, ông viết.
“Hoàn toàn có thể nói rằng lời chứng của họ, nếu được chấp nhận, chắc chắn sẽ dẫn đến sự tha bổng tức khắc.”
“Kết quả tương tự sẽ xảy ra, thậm chí khi kết luận duy nhất có thể được đưa ra là các bằng chứng của họ, liên quan đến các sự kiện được đề cập, là một lời khai 'có thể là hợp lý' về những gì đã xảy ra.”
Trong bản án dài 325 trang do Tòa phúc thẩm đưa ra, lý luận của Thẩm phán Weinberg chiếm tới 200 trang.
“Tôi thấy khó khăn trước thực tế là tôi phải bảo lưu một ý kiến khác biệt với hai đồng nghiệp của mình, là những người mà tôi luôn rất tôn trọng”, ông viết.
“Điều đó đã khiến tôi suy tư thậm chí còn cẩn thận hơn về kết quả đúng đắn của đơn kháng cáo này. Tuy nhiên, sau khi đã làm như vậy, tôi không thể, với lương tâm ngay lành của mình, có thể làm khác hơn là duy trì sự bất đồng quan điểm của tôi.”
Chánh án Tòa án phúc thẩm, Ferguson, trong bản tóm tắt phán quyết của Tòa phúc thẩm, cho biết Thẩm phán Weinberg nhận thấy rằng đôi khi nạn nhân có khuynh hướng thổi phồng các lý chứng của mình, và lời khai của anh ta có những điểm thiếu nhất quán và “những bất cập hiển nhiên”.
“Theo quan điểm của Thẩm phán Weinberg, có một khối lượng đáng kể và, trong một số trường hợp, là các bằng chứng đầy ấn tượng cho thấy rằng lời khai của người khiếu nại, theo nghĩa thực tế, là không thể chấp nhận được”.
“Theo suy nghĩ của ông ấy, có một khả năng rất lớn là vị Hồng Y không hề phạm tội.”
“Trong những trường hợp như thế, Thẩm phán Weinberg tuyên bố rằng theo quan điểm của ông, các bản án không thể đứng vững được.”
Nhưng Chánh án Ferguson và Thẩm phán Maxwell đã chấp nhận yêu cầu của công tố rằng nạn nhân còn sống sót là một nhân chứng thuyết phục, “rõ ràng không phải là kẻ dối trá”, “không phải là một kẻ giả tưởng” và là nhân chứng của sự thật.
“Trong suốt các bằng chứng của mình, người khiếu nại tỏ ra là một người đang nói sự thật”, bà Ferguson nói.
Source:The Age