Phương pháp Tâm Vận Động
2.2.6 Tính Liên Tục
Để trẻ em cảm thấy được an toàn và khởi công xây dựng bản thân và con người của mình, điều quan trọng là chúng ta - người lớn trong môi trường gia đình - tổ chức, xếp đặt cho chúng nó một cuộc sống có nhịp điệu đều đặn. Lúc ban đầu, khi mới sinh ra, nhịp điệu nầy xuất phát một cách rất tự nhiên, từ những nhu cầu cơ bản của đứa bé, như nhu cầu được ăn uống lúc đói khát, nhu cầu được ngủ nghỉ, khi nhọc mệt. Dần dần, những nhịp điệu tự nhiên của đứa bé sẽ ấn định một vài tập quán, cho những người thân trong gia đình. Nhờ sự có mặt thường trực của họ và một vài hình thức tổ chức thời gian được lặp đi lặp lại, một cách khá đều đặn, đứa bé từ từ khám phá được một số điểm mốc rõ ràng và biết định hướng, trong cuộc sống hằng ngày của mình. Sở dĩ trẻ em thâu lượm được những thành quả như vậy, là nhờ người lớn có TÍNH LIÊN TỤC, trong cách thiết lập quan hệ, trong cách làm, cũng như trong cách tổ chức cuộc sống hằng ngày với trẻ em.
Trên cơ sở ấy, trẻ em có thể vui hưởng, dự đoán, chờ đợi, nhận biết và tìm lại những điều mà mình đã kinh qua và trải nghiệm. Cũng nhờ vào đó, trẻ em có khả năng chịu đựng những lần xa mẹ, những lần mẹ vắng mặt, hay là sẵn sàng từ bỏ một vài điều quen thuộc. Nhờ cách làm có tính liên tục như vậy, môi trường thân nhân ngày ngày cung ứng cho trẻ em một cấu trúc hay là một khuôn khổ an toàn. Và trẻ em sẻ từ từ hội nhập khuôn khổ ấy, trong bàn thân của mình.
Cũng trong chiều hướng ấy, trẻ em sẽ dần dần làm quen, hội nhập hay là sở hữu hóa một cơ cấu tổ chức thời gian. Cơ cấu nầy mang đến cho trẻ em một cảm giác từ bên trong là mình có khả năng sống như một con người tự lập, biệt lập đối với người khác, có khả năng ra đi và trở về, như ý mình muốn.
Để chứng nghiệm một phần nào tiến trình hội nhập và sở hữu hóa của trẻ em, như vừa được trình bày, chúng ta hãy khảo sát niềm vui thích và nỗi sung sướng của trẻ em, mỗi khi chúng nó được nghe lại, trước khi đi ngủ, một câu chuyện cỗ tích, mà chúng nó đã gần như thuộc lòng. Và chúng nó vẫn tiếp tục yêu cầu mẹ kể lại câu chuyện ấy, mỗi khi đêm về…như một nghi thức tất yếu, trước khi đi vào giấc ngủ.
2.2.7 Năng động và Vai trò của Vui Thích
Trên đây, chúng ta đã xác định, một cách cụ thể, hai vấn đề liên hệ đến tiến trình phát triển của trẻ em :
Tác giả M. BOUDART ( 1995 ) đã giải thích ý nghĩa của quan hệ đồng sinh nầy như sau :
« Lúc ban đầu, đứa bé sống tùy thuộc hoàn toàn vào những sức mạnh thúc đẩy và những nhịp điệu của đời sống thể lý.
Nó chưa có khả năng phân biệt, một cách rõ rệt, đâu là giới hạn giữa bên ngoài và bên trong, cũng như giữa bản thân mình và môi trường chung quanh.
Khi có những nhu cầu xuất hiện trong bản thân, nó sẽ tiếp nhận từ ngoài, từ người khác, mọi hình thức đáp ứng khả dĩ mang đến cho nó những kinh nghiệm vui thích, hứng thú hay là tạo ra những tình huống khó chịu, bực bội.
Ở vào giai đoạn tăng trưởng đầu tiên nầy, sống có nghĩa là cảm xúc và vận động. Bao nhiêu kinh nghiệm vui buồn, hân hoan hay khó chịu…- còn ở tình trạng Cảm Nghiệm - được ghi lại và tích trử trong các tế bào thuộc nhiều thành phần khác nhau của cơ thể. Những cảm nghiệm của đứa con, trong giai đoạn đầu đời nầy, còn giao thoa, hòa trộn vào những cảm nghiệm của người mẹ. Người mẹ, được nói tới ở đây, có thể chỉ là « người thay thế mẹ », chăm sóc cho đứa con, trong suốt thời thơ ấu ».
Ngoài ra, người mẹ cũng trải qua nhiều lúc vui buồn, lo sợ, tức giận… trong những quan hệ tiếp xúc với đứa con, cũng như với những thành viên khác trong môi trường. Bầu khí của gia đình, với những thăng trầm không thể nào không có, sẽ tạo ra cho bà những điều kiện thuận lợi, hay là những trở ngại, trong công việc thực thi vai trò làm mẹ của mình. Chính vì những lý do nầy, khi bà nhìn con, bà nhìn nó qua một cái khung nhận thức có sẵn, làm bằng nhiều hình ảnh khác nhau như : cách bà nhìn mình, nhìn cha mẹ của mình và nhìn đứa con lý tưởng mà bà đã từng ước mơ.
Chính người mẹ, với bao nhiêu cảm xúc có mặt trong nội tâm, trở thành một tấm gương soi phản chiếu cho đứa bé sơ sinh một hình ảnh về chính mình nó. Nói khác đi, trong đôi mắt của mẹ, trong cách mẹ đưa tay tiếp xúc, va chạm, bồng bế, trong những lời mẹ thốt lên… đứa bé từ từ khám phá và nhận biết mình, ở một mức độ còn rất đại loại và vô thức.
Xuyên qua những nhận định vừa được trình bày, môi trường thân nhân cần có thái độ thích nghi, liên tục và giữ thế quân bình ở giữa hai đối cực : vừa tạo thỏa mãn vừa gây bất mãn, vừa tạo vui thích vừa gây khó chịu. Nhờ đó, trẻ em sẽ có được nhiều điều kiện thuận lợi và dễ dàng, trong việc ngăn chận những cơn lo hãi của mình, và đồng thời có khả năng kiến dựng một cách hữu hiệu một cơ cấu tâm lý vững mạnh. Cơ cấu nầy, cơ hồ một chiếc va li cá nhân, chứa đựng nhiều dụng cụ tâm lý : suy tư, cảm xúc, xúc động và cơ chế tự vệ. Trẻ em sẽ tìm ra, trong kho dự trử nầy, những phương tiện hành động, để có thể vượt qua những cơn lo hãi tâm lý, ở mỗi giai đoạn phát triển của mình.
Ỏ vào giai đoạn trưởng thành, con người có khả năng tư duy, trước khi hành động. Nơi trẻ em, trái lại, hành động là những kinh nghiệm hàn gắn và sửa đổi, có hiệu năng kiến dựng hình ảnh về mình. Thêm vào đó, đối với trẻ em, hành động đang còn đồng hóa với trò chơi. Nhờ trò chơi, trẻ em có khả năng trở về tình trạng an toàn và ổn định, vượt qua được những cơn lo hãi lúc ban đầu, như cảm giác mất đối tượng tình yêu, cảm giác bị bỏ rơi.
Về mặt tích cực, nhờ vào trò chơi, trẻ em sẽ kiến dựng một hình ảnh về mình. Xuyên qua hình ảnh này, chúng nó sẽ ý thức về mình, biết mình là ai. Xuyên qua hình ảnh nầy, chúng nó sẽ có khả năng định hướng trong thời gian và không gian. Xuyên qua hình ảnh nầy, chúng nó sẽ biết khẳng định mình : tôi không phải là đồ vật. Sau hết, cũng xuyên qua hình ảnh nầy, chúng nó sẽ nhận ra sự khác biệt giữa mình và bao nhiêu người khác, bắt đầu từ NGƯỜI KHÁC ĐẦU TIÊN là bà mẹ của mình.
Trong suốt giai đoạn phát triển đầu tiên nầy, nếu môi trường thân nhân có những khiếm khuyết, về mặt lượng cũng như về mặt phẩm, và do đó trẻ em sẽ phải kinh qua nhiều kinh nghiệm khó chịu và khổ đau trầm trọng…chúng nó sẽ có một hình ảnh nghèo nàn và mong manh về bản thân mình. Cho nên, khả năng hình dung thế giới bên ngoài của chúng nó cũng gặp nhiều trắc trở và khó khăn. Hơn ai hết, tác giả BERGER đã đề cập vấn đề nầy, với nhiều minh họa cụ thể, trong tác phẩm « Những rối loạn trong tiến trình phát triển của tư duy » ( 1992 ).
2.2.6 Tính Liên Tục
Để trẻ em cảm thấy được an toàn và khởi công xây dựng bản thân và con người của mình, điều quan trọng là chúng ta - người lớn trong môi trường gia đình - tổ chức, xếp đặt cho chúng nó một cuộc sống có nhịp điệu đều đặn. Lúc ban đầu, khi mới sinh ra, nhịp điệu nầy xuất phát một cách rất tự nhiên, từ những nhu cầu cơ bản của đứa bé, như nhu cầu được ăn uống lúc đói khát, nhu cầu được ngủ nghỉ, khi nhọc mệt. Dần dần, những nhịp điệu tự nhiên của đứa bé sẽ ấn định một vài tập quán, cho những người thân trong gia đình. Nhờ sự có mặt thường trực của họ và một vài hình thức tổ chức thời gian được lặp đi lặp lại, một cách khá đều đặn, đứa bé từ từ khám phá được một số điểm mốc rõ ràng và biết định hướng, trong cuộc sống hằng ngày của mình. Sở dĩ trẻ em thâu lượm được những thành quả như vậy, là nhờ người lớn có TÍNH LIÊN TỤC, trong cách thiết lập quan hệ, trong cách làm, cũng như trong cách tổ chức cuộc sống hằng ngày với trẻ em.
Trên cơ sở ấy, trẻ em có thể vui hưởng, dự đoán, chờ đợi, nhận biết và tìm lại những điều mà mình đã kinh qua và trải nghiệm. Cũng nhờ vào đó, trẻ em có khả năng chịu đựng những lần xa mẹ, những lần mẹ vắng mặt, hay là sẵn sàng từ bỏ một vài điều quen thuộc. Nhờ cách làm có tính liên tục như vậy, môi trường thân nhân ngày ngày cung ứng cho trẻ em một cấu trúc hay là một khuôn khổ an toàn. Và trẻ em sẻ từ từ hội nhập khuôn khổ ấy, trong bàn thân của mình.
Cũng trong chiều hướng ấy, trẻ em sẽ dần dần làm quen, hội nhập hay là sở hữu hóa một cơ cấu tổ chức thời gian. Cơ cấu nầy mang đến cho trẻ em một cảm giác từ bên trong là mình có khả năng sống như một con người tự lập, biệt lập đối với người khác, có khả năng ra đi và trở về, như ý mình muốn.
Để chứng nghiệm một phần nào tiến trình hội nhập và sở hữu hóa của trẻ em, như vừa được trình bày, chúng ta hãy khảo sát niềm vui thích và nỗi sung sướng của trẻ em, mỗi khi chúng nó được nghe lại, trước khi đi ngủ, một câu chuyện cỗ tích, mà chúng nó đã gần như thuộc lòng. Và chúng nó vẫn tiếp tục yêu cầu mẹ kể lại câu chuyện ấy, mỗi khi đêm về…như một nghi thức tất yếu, trước khi đi vào giấc ngủ.
2.2.7 Năng động và Vai trò của Vui Thích
Trên đây, chúng ta đã xác định, một cách cụ thể, hai vấn đề liên hệ đến tiến trình phát triển của trẻ em :
- Trẻ em đã ra đời trong một khuôn khổ hay là cấu trúc như thế nào ?
- Từ những ngày đầu tiên, yếu tố nào đã can thiệp vào công cuộc xây dựng bản thân và con người của trẻ em ?
Tác giả M. BOUDART ( 1995 ) đã giải thích ý nghĩa của quan hệ đồng sinh nầy như sau :
« Lúc ban đầu, đứa bé sống tùy thuộc hoàn toàn vào những sức mạnh thúc đẩy và những nhịp điệu của đời sống thể lý.
Nó chưa có khả năng phân biệt, một cách rõ rệt, đâu là giới hạn giữa bên ngoài và bên trong, cũng như giữa bản thân mình và môi trường chung quanh.
Khi có những nhu cầu xuất hiện trong bản thân, nó sẽ tiếp nhận từ ngoài, từ người khác, mọi hình thức đáp ứng khả dĩ mang đến cho nó những kinh nghiệm vui thích, hứng thú hay là tạo ra những tình huống khó chịu, bực bội.
Ở vào giai đoạn tăng trưởng đầu tiên nầy, sống có nghĩa là cảm xúc và vận động. Bao nhiêu kinh nghiệm vui buồn, hân hoan hay khó chịu…- còn ở tình trạng Cảm Nghiệm - được ghi lại và tích trử trong các tế bào thuộc nhiều thành phần khác nhau của cơ thể. Những cảm nghiệm của đứa con, trong giai đoạn đầu đời nầy, còn giao thoa, hòa trộn vào những cảm nghiệm của người mẹ. Người mẹ, được nói tới ở đây, có thể chỉ là « người thay thế mẹ », chăm sóc cho đứa con, trong suốt thời thơ ấu ».
Ngoài ra, người mẹ cũng trải qua nhiều lúc vui buồn, lo sợ, tức giận… trong những quan hệ tiếp xúc với đứa con, cũng như với những thành viên khác trong môi trường. Bầu khí của gia đình, với những thăng trầm không thể nào không có, sẽ tạo ra cho bà những điều kiện thuận lợi, hay là những trở ngại, trong công việc thực thi vai trò làm mẹ của mình. Chính vì những lý do nầy, khi bà nhìn con, bà nhìn nó qua một cái khung nhận thức có sẵn, làm bằng nhiều hình ảnh khác nhau như : cách bà nhìn mình, nhìn cha mẹ của mình và nhìn đứa con lý tưởng mà bà đã từng ước mơ.
Chính người mẹ, với bao nhiêu cảm xúc có mặt trong nội tâm, trở thành một tấm gương soi phản chiếu cho đứa bé sơ sinh một hình ảnh về chính mình nó. Nói khác đi, trong đôi mắt của mẹ, trong cách mẹ đưa tay tiếp xúc, va chạm, bồng bế, trong những lời mẹ thốt lên… đứa bé từ từ khám phá và nhận biết mình, ở một mức độ còn rất đại loại và vô thức.
- Hình ảnh tạo vui thích nầy là hình ảnh đầu tiên, trong cuộc đời của nó, từ ngày nó ra đời.
- Chính hình ảnh ấy làm nền tảng, để đứa bé dần dần xây dựng trên đó, trong suốt thời gian 6 năm đầu tiên, một hình ảnh về mình.
- Hình ảnh đầu tiên nầy - làm bằng nhiều vết tích hoài niệm - sẽ tạo nên một thực thể thống nhất khả dĩ bảo vệ đứa bé, khi phải trải qua một cuộc sống tán loạn, rời rạc, chắp nối lộn xộn lúc ban đầu… cũng như khi cảm nghiệm những cơn lo hãi xa xưa, bắt nguồn từ « sự cố sinh ra » và đang còn tồn đọng đến ngày hôm nay.
- Hình ảnh nầy được đứa bé nhận thức như những cảm giác vui thích hoặc khó chịu.
- Những lúc bà mẹ vắng mặt, đứa bé sẽ làm cho hình ảnh nầy xuất hiện, một cách cụ thể, nhờ vào một số động tác được lặp đi lặp lại như : đụng chạm vào mình, đu đưa qua lại, bú mút một mình, bi bô trầm trồ.
Xuyên qua những nhận định vừa được trình bày, môi trường thân nhân cần có thái độ thích nghi, liên tục và giữ thế quân bình ở giữa hai đối cực : vừa tạo thỏa mãn vừa gây bất mãn, vừa tạo vui thích vừa gây khó chịu. Nhờ đó, trẻ em sẽ có được nhiều điều kiện thuận lợi và dễ dàng, trong việc ngăn chận những cơn lo hãi của mình, và đồng thời có khả năng kiến dựng một cách hữu hiệu một cơ cấu tâm lý vững mạnh. Cơ cấu nầy, cơ hồ một chiếc va li cá nhân, chứa đựng nhiều dụng cụ tâm lý : suy tư, cảm xúc, xúc động và cơ chế tự vệ. Trẻ em sẽ tìm ra, trong kho dự trử nầy, những phương tiện hành động, để có thể vượt qua những cơn lo hãi tâm lý, ở mỗi giai đoạn phát triển của mình.
Ỏ vào giai đoạn trưởng thành, con người có khả năng tư duy, trước khi hành động. Nơi trẻ em, trái lại, hành động là những kinh nghiệm hàn gắn và sửa đổi, có hiệu năng kiến dựng hình ảnh về mình. Thêm vào đó, đối với trẻ em, hành động đang còn đồng hóa với trò chơi. Nhờ trò chơi, trẻ em có khả năng trở về tình trạng an toàn và ổn định, vượt qua được những cơn lo hãi lúc ban đầu, như cảm giác mất đối tượng tình yêu, cảm giác bị bỏ rơi.
Về mặt tích cực, nhờ vào trò chơi, trẻ em sẽ kiến dựng một hình ảnh về mình. Xuyên qua hình ảnh này, chúng nó sẽ ý thức về mình, biết mình là ai. Xuyên qua hình ảnh nầy, chúng nó sẽ có khả năng định hướng trong thời gian và không gian. Xuyên qua hình ảnh nầy, chúng nó sẽ biết khẳng định mình : tôi không phải là đồ vật. Sau hết, cũng xuyên qua hình ảnh nầy, chúng nó sẽ nhận ra sự khác biệt giữa mình và bao nhiêu người khác, bắt đầu từ NGƯỜI KHÁC ĐẦU TIÊN là bà mẹ của mình.
Trong suốt giai đoạn phát triển đầu tiên nầy, nếu môi trường thân nhân có những khiếm khuyết, về mặt lượng cũng như về mặt phẩm, và do đó trẻ em sẽ phải kinh qua nhiều kinh nghiệm khó chịu và khổ đau trầm trọng…chúng nó sẽ có một hình ảnh nghèo nàn và mong manh về bản thân mình. Cho nên, khả năng hình dung thế giới bên ngoài của chúng nó cũng gặp nhiều trắc trở và khó khăn. Hơn ai hết, tác giả BERGER đã đề cập vấn đề nầy, với nhiều minh họa cụ thể, trong tác phẩm « Những rối loạn trong tiến trình phát triển của tư duy » ( 1992 ).