Ngoại trưởng Ý xác nhận rằng một trong bốn con tin người Ý bị bắt cóc ở Iraq đã bị giết chết.
Iraq -- Người bị giết chết được xác định là ông Fabrizio Quattrocchi, 36 tuổi.
Đài truyền hình Ả Rập Al-Jazeera nói họ có cuốn băng video quay cảnh giết người, nhưng không phát đi vì những hình ảnh đó quá kinh tởm.
Thủ tướng Silvio Berlusconi của Ý nói vụ giết người này - vụ đầu tiên được xác nhận trong số các con tin bị bắt cóc ở Iraq - sẽ không làm ảnh hưởng đến cố gắng hoà bình.
"Họ đã phá hủy một sinh mạng, nhưng họ không làm tổn thương các giá trị của chúng ta cũng như những cố gắng cho hòa bình," thủ tướng đã nói vậy trong một tuyên bố đọc trên truyền hình.
Ông Frattini trước đó tuyên bố, những kẻ bắt cóc này là "một nhóm ăn cướp, không có liên hệ trực tiếp với một tổ chức nào cả".
Tổng thống George W. Bush cũng đã thề sẽ tiếp tục giữ vững lập trường mặc dầu các đe doạ bắt con thêm nữa.
Chuyển giao quyền lực
Trước đó, đặc sứ Liên Hiệp Quốc tới Iraq, Lakdar Brahimi, nói ông tin tưởng rằng chuyện chuyển giao quyền lực tại Iraq vào hạn chót là ngày 30/6 sẽ được thực hiện.
Thế nhưng ông nói tình hình an ninh tại đây phải thực sự cải thiện thì các cuộc bầu cử mới được tổ chức vào tháng Giêng năm tới.
Ông Lakhdar Brahimi nói có vẻ hơi mơ hồ về một chính phủ mà sẽ có sự hỗ trợ của một hội đồng cố vấn. Hội đồng cố vấn này sẽ do Quốc hội chọn ra.
Thế nhưng ông nhấn mạnh rằng không chính phủ Iraq nào có thể có được sự hợp pháp nếu như không được lựa chọn bởi các cuộc bầu cử tự do và công bằng, dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng Giêng năm sau.
Trong khi tỏ ra tự tin về hạn chót vào ngày 30/6 này, ông lại không tỏ vẻ lạc quan gì về triển vọng bầu cử.
Đột phá?
Có thể có một bước đột phá nào đó tại một trong hai trận tuyến mà lực lượng chiếm đóng do Mỹ cầm đầu đang phải đối mặt tại Iraq: đó là thành phố miền nam Najaf.
Giáo sĩ người Shia, Moqtada al-Sadr, đề nghị bỏ đi các điều kiện có các cuộc thương thuyết chính trị.
Chính các nhóm dân quân của ông ta tuần trước đã có cuộc nổi dậy tại Baghdad và miền nam Iraq.
Trước đó, ông ta đã khẳng định rằng quân lính của lực lượng chiếm đóng phải rời các thành phố Iraq và phải thả các tù nhân.
Việc xuống nước một cách rõ ràng này có vẻ như là nhờ có sự can thiệp của tổ chức tôn giáo Shia đầy sức mạnh và cũng có thể là nhờ sự can thiệp của một người ủng hộ lớn trong khu vực là Iran.
Trên trận tuyến thứ hai tại thành phố ở miền trung Falluja, một cuộc ngừng bắn đã được nới rộng thêm 48 giờ, cho dù vẫn có những trận đụng độ trong đêm làm vài người Iraq thiệt mạng.
Lệnh ngừng bắn này được nới rộng để cho phép các thường dân được tới các bệnh viện.
Thành phố này đang hết sức cần trợ giúp của y tế; chỉ trong vòng một tuần trước, hơn 600 người thiệt mạng và tới 1200 người bị thương.
Cũng có những tin tức khá lẫn lộn về cuộc khủng hoảng con tin đang nổ ra tại Iraq.
Một phóng viên người Pháp được biết đã được thả ra vào hôm thứ Tư, thế nhưng hàng chục người khác vẫn đang bị giam giữ hoặc bị mất tích.
Và tin tức mới nhất là một trong bốn con tin người Ý đã bị giết chết.(BBC)
Iraq -- Người bị giết chết được xác định là ông Fabrizio Quattrocchi, 36 tuổi.
Đài truyền hình Ả Rập Al-Jazeera nói họ có cuốn băng video quay cảnh giết người, nhưng không phát đi vì những hình ảnh đó quá kinh tởm.
Thủ tướng Silvio Berlusconi của Ý nói vụ giết người này - vụ đầu tiên được xác nhận trong số các con tin bị bắt cóc ở Iraq - sẽ không làm ảnh hưởng đến cố gắng hoà bình.
"Họ đã phá hủy một sinh mạng, nhưng họ không làm tổn thương các giá trị của chúng ta cũng như những cố gắng cho hòa bình," thủ tướng đã nói vậy trong một tuyên bố đọc trên truyền hình.
Ông Frattini trước đó tuyên bố, những kẻ bắt cóc này là "một nhóm ăn cướp, không có liên hệ trực tiếp với một tổ chức nào cả".
Tổng thống George W. Bush cũng đã thề sẽ tiếp tục giữ vững lập trường mặc dầu các đe doạ bắt con thêm nữa.
Chuyển giao quyền lực
Trước đó, đặc sứ Liên Hiệp Quốc tới Iraq, Lakdar Brahimi, nói ông tin tưởng rằng chuyện chuyển giao quyền lực tại Iraq vào hạn chót là ngày 30/6 sẽ được thực hiện.
Thế nhưng ông nói tình hình an ninh tại đây phải thực sự cải thiện thì các cuộc bầu cử mới được tổ chức vào tháng Giêng năm tới.
Ông Lakhdar Brahimi nói có vẻ hơi mơ hồ về một chính phủ mà sẽ có sự hỗ trợ của một hội đồng cố vấn. Hội đồng cố vấn này sẽ do Quốc hội chọn ra.
Thế nhưng ông nhấn mạnh rằng không chính phủ Iraq nào có thể có được sự hợp pháp nếu như không được lựa chọn bởi các cuộc bầu cử tự do và công bằng, dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng Giêng năm sau.
Trong khi tỏ ra tự tin về hạn chót vào ngày 30/6 này, ông lại không tỏ vẻ lạc quan gì về triển vọng bầu cử.
Đột phá?
Có thể có một bước đột phá nào đó tại một trong hai trận tuyến mà lực lượng chiếm đóng do Mỹ cầm đầu đang phải đối mặt tại Iraq: đó là thành phố miền nam Najaf.
Giáo sĩ người Shia, Moqtada al-Sadr, đề nghị bỏ đi các điều kiện có các cuộc thương thuyết chính trị.
Chính các nhóm dân quân của ông ta tuần trước đã có cuộc nổi dậy tại Baghdad và miền nam Iraq.
Trước đó, ông ta đã khẳng định rằng quân lính của lực lượng chiếm đóng phải rời các thành phố Iraq và phải thả các tù nhân.
Việc xuống nước một cách rõ ràng này có vẻ như là nhờ có sự can thiệp của tổ chức tôn giáo Shia đầy sức mạnh và cũng có thể là nhờ sự can thiệp của một người ủng hộ lớn trong khu vực là Iran.
Trên trận tuyến thứ hai tại thành phố ở miền trung Falluja, một cuộc ngừng bắn đã được nới rộng thêm 48 giờ, cho dù vẫn có những trận đụng độ trong đêm làm vài người Iraq thiệt mạng.
Lệnh ngừng bắn này được nới rộng để cho phép các thường dân được tới các bệnh viện.
Thành phố này đang hết sức cần trợ giúp của y tế; chỉ trong vòng một tuần trước, hơn 600 người thiệt mạng và tới 1200 người bị thương.
Cũng có những tin tức khá lẫn lộn về cuộc khủng hoảng con tin đang nổ ra tại Iraq.
Một phóng viên người Pháp được biết đã được thả ra vào hôm thứ Tư, thế nhưng hàng chục người khác vẫn đang bị giam giữ hoặc bị mất tích.
Và tin tức mới nhất là một trong bốn con tin người Ý đã bị giết chết.(BBC)