Khoảng 75 ngàn người chống toàn cầu hóa đại diện cho 2500 tổ chức phi chính phủ chuẩn bị gặp nhau tại Diễn đàn Xã hội thế giới, khai mạc ngày hôm qua.
Hội nghị diễn ra tại thành phố Mumbai, là đô thị lớn nhất và cũng là thủ phủ tài chính của Ấn Độ.
Đây là lần đầu tiên Diễn đàn Xã hội thế giới tổ chức ở châu Á và dự định sẽ có hàng trăm cuộc thảo luận về các vấn đề như toàn cầu hóa, an ninh quốc tế và quyền dân sự.
Chống toàn cầu hóa
Diễn đàn Xã hội thế giới chủ yếu là một tổ chức gồm các nhà hoạt động công đoàn, tổ chức phi chính phủ và các đảng cánh tả.
Nó được xem là một diễn đàn quốc tế chống lại xu hướng toàn cầu hóa kinh tế.
Bắt đầu từ năm 2001, ba cuộc họp thường niên đầu tiên của tổ chức này diễn ra ở Brazil. Đất nước Mỹ Latin này là một lựa chọn nghiễm nhiên.
Đất nước này không chỉ minh họa tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế mà cả các tầng lớp khác nhau trong xã hội Brazil cũng chống lại các lực đẩy của toàn cầu hóa.
Tìm đến châu Á
Đây là lần đầu tiên diễn đàn đến châu Á và Ấn Độ. Một lý do là nhu cầu đưa phong trào, mà chủ yếu toàn người châu Âu và Mỹ Latin, mang tính đại diện hơn và bao gồm những nước thuộc hàng nghèo nhất thế giới.
Cũng có nỗ lực mở rộng nghị trình của diễn đàn, để các cuộc tranh luận không còn chỉ tập trung vào cái mà diễn đàn gọi là chủ nghĩa đế quốc về kinh tế của các nước giàu.
Cũng được diễn đàn chú trọng tới là việc phản đối Mỹ đóng quân tại Iraq và những vấn đề như thực phẩm cải biến gene và phân biệt chủng tộc.
Những người phản chiến được nói là hoan nghênh các động tác nhằm tìm hòa bình gần đây giữa Ấn Độ và Pakistan, nhưng có vẻ đó chỉ là tin an ủi cho chính phủ Ấn Độ.
Tại hội nghị Mumbai, các nhà hoạt động chống toàn cầu hóa có thể hướng sự chú ý vào chế độ đẳng cấp kéo dài hàng thế kỷ của đạo Hindu, theo đó, một phần sáu dân số của Ấn Độ bị coi là thuộc đẳng cấp thấp.
Nói cách khác, họ cũng là người bị áp bức. Và đây không phải vấn đề duy nhất.
Việc nêu ra những vấn đề như lao động trẻ em và khoảng cách giàu nghèo có thể sẽ càng làm cho chính phủ Ấn Độ rơi vào thế bẽ bàng.(BBC)
Hội nghị diễn ra tại thành phố Mumbai, là đô thị lớn nhất và cũng là thủ phủ tài chính của Ấn Độ.
Đây là lần đầu tiên Diễn đàn Xã hội thế giới tổ chức ở châu Á và dự định sẽ có hàng trăm cuộc thảo luận về các vấn đề như toàn cầu hóa, an ninh quốc tế và quyền dân sự.
Chống toàn cầu hóa
Diễn đàn Xã hội thế giới chủ yếu là một tổ chức gồm các nhà hoạt động công đoàn, tổ chức phi chính phủ và các đảng cánh tả.
Nó được xem là một diễn đàn quốc tế chống lại xu hướng toàn cầu hóa kinh tế.
Bắt đầu từ năm 2001, ba cuộc họp thường niên đầu tiên của tổ chức này diễn ra ở Brazil. Đất nước Mỹ Latin này là một lựa chọn nghiễm nhiên.
Đất nước này không chỉ minh họa tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế mà cả các tầng lớp khác nhau trong xã hội Brazil cũng chống lại các lực đẩy của toàn cầu hóa.
Tìm đến châu Á
Đây là lần đầu tiên diễn đàn đến châu Á và Ấn Độ. Một lý do là nhu cầu đưa phong trào, mà chủ yếu toàn người châu Âu và Mỹ Latin, mang tính đại diện hơn và bao gồm những nước thuộc hàng nghèo nhất thế giới.
Cũng có nỗ lực mở rộng nghị trình của diễn đàn, để các cuộc tranh luận không còn chỉ tập trung vào cái mà diễn đàn gọi là chủ nghĩa đế quốc về kinh tế của các nước giàu.
Cũng được diễn đàn chú trọng tới là việc phản đối Mỹ đóng quân tại Iraq và những vấn đề như thực phẩm cải biến gene và phân biệt chủng tộc.
Những người phản chiến được nói là hoan nghênh các động tác nhằm tìm hòa bình gần đây giữa Ấn Độ và Pakistan, nhưng có vẻ đó chỉ là tin an ủi cho chính phủ Ấn Độ.
Tại hội nghị Mumbai, các nhà hoạt động chống toàn cầu hóa có thể hướng sự chú ý vào chế độ đẳng cấp kéo dài hàng thế kỷ của đạo Hindu, theo đó, một phần sáu dân số của Ấn Độ bị coi là thuộc đẳng cấp thấp.
Nói cách khác, họ cũng là người bị áp bức. Và đây không phải vấn đề duy nhất.
Việc nêu ra những vấn đề như lao động trẻ em và khoảng cách giàu nghèo có thể sẽ càng làm cho chính phủ Ấn Độ rơi vào thế bẽ bàng.(BBC)