Cha Felix Varela sanh tại Havana năm 1788 và được chịu chức linh mục tại nhà thờ chánh tòa Havana ở tuổi 23. Ngài nổi tiếng là một người cổ võ cho nhân quyền, tự do của người nô lệ và độc lập cho Cuba khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha.
Bi trục xuất ra khỏi Cuba, ngài đã di cư sang Hoa Kỳ. Năm 1837, ngài được bổ nhiệm làm cha tổng đại diện của tổng giáo phận New York. Tuy nhiên, bị bệnh xuyễn, ngài sống những ngày cuối đời tại St. Augustine, Florida, và mất tại đây năm 1853. Xương cốt ngài được gửi về Cuba năm 1911.
Cha Felix Varela được coi là cha đẻ của nền văn học hiện đại Cuba.
Trong diễn từ với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
Các bạn thân mến,
Tôi rất vui được hiện diện với các bạn tại đây ở Trung Tâm Văn Hóa này, nơi quan trọng xiết bao đối với lịch sử Cuba. Tôi tạ ơn Thiên Chúa vì dịp may này, được gặp mặt rất nhiều bạn trẻ, những người, qua việc làm, việc học hành và huấn luyện của họ, đang mơ về và đang thực sự tạo ra tương lai cho Cuba.
Tôi cám ơn Leonardo vì những lời chào mừng của bạn, và nhất là vì, dù nói tới biết bao nhiêu điều quan trọng và cụ thể như các khó khăn, các mối lo sợ, các niềm hoài nghi của chúng ta, có tính vừa thực chất vừa nhân bản, bạn vẫn đề cập với ta về hy vọng. Bạn ấy đã nói với chúng ta về các giấc mơ và khát vọng từng bén rễ vững chắc trong tâm hồn người trẻ Cuba, vượt lên trên các dị biệt của họ về giáo dục, văn hóa, niềm tin và ý nghĩ. Leonardo thân mến, xin cám ơn bạn, vì khi tôi nhìn tất cả các bạn, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí tôi cũng là chữ "hy vọng". Tôi không thể tưởng tượng được việc một người trẻ lại không có sức sống, không có giấc mơ hay lý tưởng, không khát mong một điều gì đó vĩ đại hơn.
Nhưng ở giờ phút lịch sử này, một người trẻ Cuba nên có loại hy vọng nào? Không có gì hơn hay kém niềm hy vọng của bất cứ người trẻ nào tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Vì hy vọng nói với ta về một điều gì đó bén rễ sâu trong mọi trái tim con người, độc lập với các hoàn cảnh cụ thể và điều kiện lịch sử của ta. Hy vọng nói với chúng ta về nỗi khát mong, niềm hoài bão, lòng mong mỏi có được một cuộc đời thành toàn, niềm khát vọng hoàn thành những điều cao cả, những điều làm tâm hồn ta ngập tràn và nâng tinh thần ta lên những thực tại cao thượng như chân, thiện, mỹ, công lý và tình yêu. Nhưng nó cũng bao gồm việc chấp nhận rủi ro. Nghĩa là sẵn sàng không để mình bị quyến rũ bởi những lời hứa hẹn hạnh phúc mau qua, giả dối, lạc thú tức khắc và vị kỷ, bởi cuộc sống tầm thường và tự lấy mình làm trung tâm, một cuộc sống chỉ có thể đổ đầy lòng ta bằng buồn bã và đắng đót. Không, hy vọng phải mạnh dạn; nó phải biết nhìn quá bên kia tiện ích bản thân, những an toàn và bù đắp nhỏ mọn chỉ giới hạn chân trời ta; nó phải mở lòng ta cho những lý tưởng lớn lao giúp làm cho đời ta nên tươi đẹp và đáng sống hơn. Tôi muốn hỏi mỗi người trong các bạn: Điều gì lên khuôn đời các bạn? Điều gì đang nằm sâu trong trái tim các bạn? Các hy vọng và khát vọng của các bạn đặt ở đâu? Các bạn có sẵn sàng đặt mình lên tuyến phục vụ một điều gì đó lớn lao hơn không?
Có lẽ các bạn sẽ thưa: "có, thưa cha, con được các lý tưởng đó lôi cuốn mạnh mẽ. Con cảm nhận được lời mời gọi của chúng, vẻ đẹp của chúng, ánh sáng rạng rỡ của chúng trong trái tim con. Nhưng con thấy mình yếu đuối quá, con chưa sẵn sàng quyết định đi theo con đường hy vọng. Mục tiêu thì cao cả đấy nhưng sức con thì yếu quá đi. Tốt nhất là bằng lòng với những điều nhỏ mọn, không cao cả gì nhưng thực tiễn hơn, trong vòng với hơn". Tôi có thể hiểu được phản ứng này; cảm thấy bị trĩu nặng bởi khó khăn và các điều quá đòi hỏi là chuyện thông thường thôi. Nhưng các bạn hãy ý tứ đừng để mình bị cám dỗ mà nhụt chí là thứ làm tê liệt lý trí và ý chí ta, hay lãnh cảm là hình thức bi quan triệt để trước tương lai. Các thái độ này kết thúc ở chỗ một là trốn chạy khỏi thực tế mà sa vào ảo tưởng vô ích, hai là ích kỷ tự cô lập hóa và hoài nghi bịt tai trước tiếng kêu than đòi công lý, sự thật và tình người đang nổi lên giữa ta và trong chính ta.
Nhưng ta phải làm gì? Làm thế nào tìm thấy các nẻo đường hy vọng ngay trong các hoàn cảnh ta đang sống? Làm thế nào biến các niềm hy vọng thành toàn, chân thực, công lý và chân lý trở thành một thực tại trong cuộc sống bản thân của ta, trong đất nước ta và trong thế giới ta? Tôi nghĩ: có ba ý tưởng có thể giúp duy trì niềm hy vọng của ta luôn sống động:
Hy vọng là một con đường gồm cả ký ức lẫn biện phân. Hy vọng là nhân đức để đi khắp nơi. Nó không đơn thuần là nẻo đường ta theo vì thích nó, nhưng nó có một cùng đích, một mục tiêu rất thực tế và soi dẫn đường ta đi. Hy vọng cũng được nuôi dưỡng bằng ký ức; nó không chỉ nhìn tương lai mà còn nhìn cả dĩ vãng và hiện tại nữa. Để luôn tiến tới trong đời, ngoài việc biết mình muốn đi đâu, ta cũng cần biết ta là ai và ta từ đâu đến. Các cá nhân hay các dân tộc nào không có ký ức và xóa bỏ dĩ vãng của mình đều liều mình đánh mất bản sắc và tiêu diệt tương lai của mình. Thành thử ta cần nhớ ta là ai, và di sản thiêng liêng và luân lý của ta bao gồm những gì. Tôi tin rằng điều này chính là kinh nghiệm và cái nhìn thông sáng của Cha Félix Varela, người Cuba vĩ đại. Biện phân cũng cần thiết, vì điều chủ yếu là cởi mở đối với thực tại và biết giải thích thực tại này mà không sợ thiên kiến. Các giải thích phiến diện và có tính ý thức hệ là điều vô ích; chúng chỉ làm méo mó thực tại bằng cách cố gắng nhét nó vào những khuôn khổ tiên kiến, chỉ tổ gây thất vọng và tuyệt vọng. Ta cần biện phân và ký ức, vì biện phân không mù quáng; nó được xây dựng trên các tiêu chuẩn đạo đức và luân lý vững chắc, giúp ta nhìn thấy điều thiện và điều chính đáng.
Hy vọng là con đường ta cùng người khác tiếp nhận. Một tục ngữ Phi Châu nói rằng: "Muốn đi nhanh, thì đi một mình; muốn đi xa, thì đi với người khác". Cô lập và sống xa cách không bao giờ phát sinh được hy vọng; nhưng gần gũi và gặp gỡ người khác thì có. Để một mình, ta sẽ không đi tới đâu cả. Mà với loại trừ, ta cũng không thể xây dựng tương lai cho ai được, cho cả ta cũng không. Đường hy vọng đòi phải có nền văn hóa gặp gỡ, đối thoại, một nền văn hóa vốn có khả năng thắng vượt tranh chấp và kình chống khô cằn. Muốn tạo ra nền văn hóa này, điều sinh tử là coi các phương thức suy nghĩ khác nhau không hẳn là nguy cơ mà là phong phú và phát triển. Thế giới cần nền văn hóa gặp gỡ này. Nó cần những người trẻ biết tìm cách biết nhau và yêu nhau, cùng nhau đồng hành trong việc xây dựng xứ sở, một cuộc hành trình mà José Martí từng mơ ước: “với mọi người, và vì lợi ích mọi người".
Hy vọng là con đường liên đới. Nền văn hóa gặp gỡ tự nhiên sẽ dẫn ta tới nền văn hóa liên đới. Tôi rất thán phục trước điều Leonardo nói lúc đầu, khi bạn ấy đề cập tới tình liên đới, coi nó như nguồn tạo sức mạnh để lướt thắng mọi trở ngại. Không có liên đới, không nước nào có tương lai cả. Vượt lên trên các tính toán và tư lợi khác, ta không những phải quan tâm tới những người có thể là bằng hữu ta, người đồng hành với ta, mà cả những ai suy nghĩ khác với ta, những ai có ý nghĩ riêng nhưng không kém nhân bản và có tính Cuba như ta. Khoan dung không thôi chưa đủ; ta còn phải đi xa hơn thế, từ thái độ nghi ngờ và phòng ngự phải tiến qua thái độ chấp nhận, hợp tác, phục vụ cụ thể và giúp đỡ hữu hiệu. Đừng sợ liên đới, phục vụ và giúp một tay, để không ai bị loại trừ khỏi con đường này.
Con đường sống trên đươc soi sáng bởi một niềm hy vọng cao hơn: đó là niềm hy vọng phát sinh từ đức tin vào Chúa Kitô. Ngưòi tự làm Người trở thành người đồng hành với ta. Không những Người khuyến khích ta, Người còn đồng hành với ta nữa; Người ở bên cạnh ta và giơ bàn tay thân hữu của Người cho ta. Là Con Thiên Chúa, Người muốn trở thành một người như ta, đồng hành với ta trên đường. Niềm tin vào sự hiện diện của Người, vào tình bạn và tình yêu của Người làm sáng lên mọi hy vọng và mọi giấc mơ của ta. Với người cạnh bên, ta học được cách biện phân điều có thực, gặp gỡ và phục vụ người khác, và bước theo con đường liên đới.
Các bạn trẻ Cuba thân mến, nếu chính Thiên Chúa đã bước vào lịch sử ta và trở thành nhục thể nơi Chúa Giêsu, nếu Người đỡ lấy các yếu đuối và tội lỗi của ta, thì các bạn không nên sợ hy vọng, hay tương lai, vì Thiên Chúa ở cạnh bên ta. Người tin tưởng các bạn và Người hy vọng nơi các bạn.
Các bạn thân mến, tôi xin cám ơn các bạn vì cuộc gặp gỡ này. Xin niềm hy vọng nơi Chúa Kitô, người bạn của các bạn, luôn hướng dẫn các bạn trên đường đời của các bạn. Và xin các bạn nhớ cầu nguyện cho tôi. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả các bạn.
Bi trục xuất ra khỏi Cuba, ngài đã di cư sang Hoa Kỳ. Năm 1837, ngài được bổ nhiệm làm cha tổng đại diện của tổng giáo phận New York. Tuy nhiên, bị bệnh xuyễn, ngài sống những ngày cuối đời tại St. Augustine, Florida, và mất tại đây năm 1853. Xương cốt ngài được gửi về Cuba năm 1911.
Cha Felix Varela được coi là cha đẻ của nền văn học hiện đại Cuba.
Trong diễn từ với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
Các bạn thân mến,
Tôi rất vui được hiện diện với các bạn tại đây ở Trung Tâm Văn Hóa này, nơi quan trọng xiết bao đối với lịch sử Cuba. Tôi tạ ơn Thiên Chúa vì dịp may này, được gặp mặt rất nhiều bạn trẻ, những người, qua việc làm, việc học hành và huấn luyện của họ, đang mơ về và đang thực sự tạo ra tương lai cho Cuba.
Tôi cám ơn Leonardo vì những lời chào mừng của bạn, và nhất là vì, dù nói tới biết bao nhiêu điều quan trọng và cụ thể như các khó khăn, các mối lo sợ, các niềm hoài nghi của chúng ta, có tính vừa thực chất vừa nhân bản, bạn vẫn đề cập với ta về hy vọng. Bạn ấy đã nói với chúng ta về các giấc mơ và khát vọng từng bén rễ vững chắc trong tâm hồn người trẻ Cuba, vượt lên trên các dị biệt của họ về giáo dục, văn hóa, niềm tin và ý nghĩ. Leonardo thân mến, xin cám ơn bạn, vì khi tôi nhìn tất cả các bạn, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí tôi cũng là chữ "hy vọng". Tôi không thể tưởng tượng được việc một người trẻ lại không có sức sống, không có giấc mơ hay lý tưởng, không khát mong một điều gì đó vĩ đại hơn.
Nhưng ở giờ phút lịch sử này, một người trẻ Cuba nên có loại hy vọng nào? Không có gì hơn hay kém niềm hy vọng của bất cứ người trẻ nào tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Vì hy vọng nói với ta về một điều gì đó bén rễ sâu trong mọi trái tim con người, độc lập với các hoàn cảnh cụ thể và điều kiện lịch sử của ta. Hy vọng nói với chúng ta về nỗi khát mong, niềm hoài bão, lòng mong mỏi có được một cuộc đời thành toàn, niềm khát vọng hoàn thành những điều cao cả, những điều làm tâm hồn ta ngập tràn và nâng tinh thần ta lên những thực tại cao thượng như chân, thiện, mỹ, công lý và tình yêu. Nhưng nó cũng bao gồm việc chấp nhận rủi ro. Nghĩa là sẵn sàng không để mình bị quyến rũ bởi những lời hứa hẹn hạnh phúc mau qua, giả dối, lạc thú tức khắc và vị kỷ, bởi cuộc sống tầm thường và tự lấy mình làm trung tâm, một cuộc sống chỉ có thể đổ đầy lòng ta bằng buồn bã và đắng đót. Không, hy vọng phải mạnh dạn; nó phải biết nhìn quá bên kia tiện ích bản thân, những an toàn và bù đắp nhỏ mọn chỉ giới hạn chân trời ta; nó phải mở lòng ta cho những lý tưởng lớn lao giúp làm cho đời ta nên tươi đẹp và đáng sống hơn. Tôi muốn hỏi mỗi người trong các bạn: Điều gì lên khuôn đời các bạn? Điều gì đang nằm sâu trong trái tim các bạn? Các hy vọng và khát vọng của các bạn đặt ở đâu? Các bạn có sẵn sàng đặt mình lên tuyến phục vụ một điều gì đó lớn lao hơn không?
Có lẽ các bạn sẽ thưa: "có, thưa cha, con được các lý tưởng đó lôi cuốn mạnh mẽ. Con cảm nhận được lời mời gọi của chúng, vẻ đẹp của chúng, ánh sáng rạng rỡ của chúng trong trái tim con. Nhưng con thấy mình yếu đuối quá, con chưa sẵn sàng quyết định đi theo con đường hy vọng. Mục tiêu thì cao cả đấy nhưng sức con thì yếu quá đi. Tốt nhất là bằng lòng với những điều nhỏ mọn, không cao cả gì nhưng thực tiễn hơn, trong vòng với hơn". Tôi có thể hiểu được phản ứng này; cảm thấy bị trĩu nặng bởi khó khăn và các điều quá đòi hỏi là chuyện thông thường thôi. Nhưng các bạn hãy ý tứ đừng để mình bị cám dỗ mà nhụt chí là thứ làm tê liệt lý trí và ý chí ta, hay lãnh cảm là hình thức bi quan triệt để trước tương lai. Các thái độ này kết thúc ở chỗ một là trốn chạy khỏi thực tế mà sa vào ảo tưởng vô ích, hai là ích kỷ tự cô lập hóa và hoài nghi bịt tai trước tiếng kêu than đòi công lý, sự thật và tình người đang nổi lên giữa ta và trong chính ta.
Nhưng ta phải làm gì? Làm thế nào tìm thấy các nẻo đường hy vọng ngay trong các hoàn cảnh ta đang sống? Làm thế nào biến các niềm hy vọng thành toàn, chân thực, công lý và chân lý trở thành một thực tại trong cuộc sống bản thân của ta, trong đất nước ta và trong thế giới ta? Tôi nghĩ: có ba ý tưởng có thể giúp duy trì niềm hy vọng của ta luôn sống động:
Hy vọng là một con đường gồm cả ký ức lẫn biện phân. Hy vọng là nhân đức để đi khắp nơi. Nó không đơn thuần là nẻo đường ta theo vì thích nó, nhưng nó có một cùng đích, một mục tiêu rất thực tế và soi dẫn đường ta đi. Hy vọng cũng được nuôi dưỡng bằng ký ức; nó không chỉ nhìn tương lai mà còn nhìn cả dĩ vãng và hiện tại nữa. Để luôn tiến tới trong đời, ngoài việc biết mình muốn đi đâu, ta cũng cần biết ta là ai và ta từ đâu đến. Các cá nhân hay các dân tộc nào không có ký ức và xóa bỏ dĩ vãng của mình đều liều mình đánh mất bản sắc và tiêu diệt tương lai của mình. Thành thử ta cần nhớ ta là ai, và di sản thiêng liêng và luân lý của ta bao gồm những gì. Tôi tin rằng điều này chính là kinh nghiệm và cái nhìn thông sáng của Cha Félix Varela, người Cuba vĩ đại. Biện phân cũng cần thiết, vì điều chủ yếu là cởi mở đối với thực tại và biết giải thích thực tại này mà không sợ thiên kiến. Các giải thích phiến diện và có tính ý thức hệ là điều vô ích; chúng chỉ làm méo mó thực tại bằng cách cố gắng nhét nó vào những khuôn khổ tiên kiến, chỉ tổ gây thất vọng và tuyệt vọng. Ta cần biện phân và ký ức, vì biện phân không mù quáng; nó được xây dựng trên các tiêu chuẩn đạo đức và luân lý vững chắc, giúp ta nhìn thấy điều thiện và điều chính đáng.
Hy vọng là con đường ta cùng người khác tiếp nhận. Một tục ngữ Phi Châu nói rằng: "Muốn đi nhanh, thì đi một mình; muốn đi xa, thì đi với người khác". Cô lập và sống xa cách không bao giờ phát sinh được hy vọng; nhưng gần gũi và gặp gỡ người khác thì có. Để một mình, ta sẽ không đi tới đâu cả. Mà với loại trừ, ta cũng không thể xây dựng tương lai cho ai được, cho cả ta cũng không. Đường hy vọng đòi phải có nền văn hóa gặp gỡ, đối thoại, một nền văn hóa vốn có khả năng thắng vượt tranh chấp và kình chống khô cằn. Muốn tạo ra nền văn hóa này, điều sinh tử là coi các phương thức suy nghĩ khác nhau không hẳn là nguy cơ mà là phong phú và phát triển. Thế giới cần nền văn hóa gặp gỡ này. Nó cần những người trẻ biết tìm cách biết nhau và yêu nhau, cùng nhau đồng hành trong việc xây dựng xứ sở, một cuộc hành trình mà José Martí từng mơ ước: “với mọi người, và vì lợi ích mọi người".
Hy vọng là con đường liên đới. Nền văn hóa gặp gỡ tự nhiên sẽ dẫn ta tới nền văn hóa liên đới. Tôi rất thán phục trước điều Leonardo nói lúc đầu, khi bạn ấy đề cập tới tình liên đới, coi nó như nguồn tạo sức mạnh để lướt thắng mọi trở ngại. Không có liên đới, không nước nào có tương lai cả. Vượt lên trên các tính toán và tư lợi khác, ta không những phải quan tâm tới những người có thể là bằng hữu ta, người đồng hành với ta, mà cả những ai suy nghĩ khác với ta, những ai có ý nghĩ riêng nhưng không kém nhân bản và có tính Cuba như ta. Khoan dung không thôi chưa đủ; ta còn phải đi xa hơn thế, từ thái độ nghi ngờ và phòng ngự phải tiến qua thái độ chấp nhận, hợp tác, phục vụ cụ thể và giúp đỡ hữu hiệu. Đừng sợ liên đới, phục vụ và giúp một tay, để không ai bị loại trừ khỏi con đường này.
Con đường sống trên đươc soi sáng bởi một niềm hy vọng cao hơn: đó là niềm hy vọng phát sinh từ đức tin vào Chúa Kitô. Ngưòi tự làm Người trở thành người đồng hành với ta. Không những Người khuyến khích ta, Người còn đồng hành với ta nữa; Người ở bên cạnh ta và giơ bàn tay thân hữu của Người cho ta. Là Con Thiên Chúa, Người muốn trở thành một người như ta, đồng hành với ta trên đường. Niềm tin vào sự hiện diện của Người, vào tình bạn và tình yêu của Người làm sáng lên mọi hy vọng và mọi giấc mơ của ta. Với người cạnh bên, ta học được cách biện phân điều có thực, gặp gỡ và phục vụ người khác, và bước theo con đường liên đới.
Các bạn trẻ Cuba thân mến, nếu chính Thiên Chúa đã bước vào lịch sử ta và trở thành nhục thể nơi Chúa Giêsu, nếu Người đỡ lấy các yếu đuối và tội lỗi của ta, thì các bạn không nên sợ hy vọng, hay tương lai, vì Thiên Chúa ở cạnh bên ta. Người tin tưởng các bạn và Người hy vọng nơi các bạn.
Các bạn thân mến, tôi xin cám ơn các bạn vì cuộc gặp gỡ này. Xin niềm hy vọng nơi Chúa Kitô, người bạn của các bạn, luôn hướng dẫn các bạn trên đường đời của các bạn. Và xin các bạn nhớ cầu nguyện cho tôi. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả các bạn.