Đại Hội Di Dân Giáo Phận Thanh Hóa tại miền Nam lần IX
Sau những ngày dài chuẩn bị và mong đợi, ngày truyền thống di dân giáo phận Thanh Hóa miền Nam 01/05 chính thức diễn ra tại nhà thờ Phú Trung – Lạc Long Quân – Quận Tân Bình – Thành phố Sài Gòn vào lúc 9 giờ sáng.
Xem Hình
Quý Đức Cha, quý cha, quý khách tiến vào thánh đường giáo xứ Phú Trung trong tiếng vỗ tay vang dội, những bàn tay vẫy chào thành kính. Điều rất vui và vinh sự cho ĐH khi có sự hiện diện của Đại Diện Bản Quyền Tổng Giáo phận Sài Gòn, Đức Cha Phụ Tá Phêrô Nguyễn Khảm. Tuy không phải là người Thanh Hóa nhưng hình như trong vài năm gần đây, chưa khi di dân Thanh Hóa họp mặt, lại không có sự hiện diện của Đức Cha phụ tá Phêrô. Cùng với Đức Cha Phêrô là cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng – quản xứ Phú Trung, địa điểm diễn ra ngày đại hội.
Về phía giáo phận Thanh Hóa có sự hiện diện đầy tình yêu của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận Thanh Hóa, Chủ tịch Ủy ban Di dân thuộc HĐGMVN. Cha Antôn Vũ Mạnh Hà – tân Giám đốc Trụ sở Giáo phận Thanh Hóa tại Sài Gòn đồng thời trưởng ban di dân Thanh Hóa.
Ngoài ra, ngày họp mặt còn được chào đón đông đảo quý cha quê hương, quý cha gốc Thanh Hóa hiện mục vụ tại khu vực Miền Nam, quý khách xa gần, quý ân nhân, quý hội đồng giáo xứ Phú Trung cùng toàn thể cộng đoàn di dân Thanh Hóa tại Miền Nam.
Chương trình buổi sáng ngày họp mặt gồm có hai phần chính: Phần đầu – Khai mạc ngày truyền thống di dân Thanh Hóa, phần hai – Sám hối cộng đồng, Chầu Thánh Thể.
Với tiết mục trống, một bản sắc riêng của Dòng Mân Côi Chí Hòa – người bạn quen thuộc trong mỗi lần họp mặt di dân Thanh Hóa, ĐH được mở ra với một khí thế hào hùng, sôi động, như sức sống mới đang được kêu gọi để bừng lên. Tiếp nối là tiết mục của Tu hội Nô tì Thiên Chúa và tiết mục “Gia đình yêu thương” của Dòng Mân Côi Chí Hòa.
Sau đó, cha Giám đốc Trụ sở giáo phận Thanh Hóa tại Sài Gòn kiêm Trưởng Ban Di dân Thanh Hóa báo cáo về ngày đại hội. Suy tư và trăn trở của giáo phận trước cảnh đàn chiên xa nhà, những khó khăn, những điều còn bất cập trong đời sống đức tin, đời sống vật chất của bà con di dân được cha khái quát trong báo cáo của mình.
Đức Cha Phêrô cũng ưu ái chia sẻ với ĐH: “Hôm nay tôi cũng trở thành người Thanh Hóa mất rồi”. Năm nay, ngày truyền thống di dân Thanh Hóa có nhiều điểm đặc biệt. Đó là “chức vị” của Đức Cha Thanh Hóa – Chủ tịch UB Di dân thuộc HĐGMVN. Như vậy, di dân Thanh Hóa có trách nhiệm mẫu mực để các hoạt động ý nghĩa của chương trình di dân lan rộng ra xa hơn.
Điều đặc biệt thứ hai đến từ chủ đề của ngày hội ngộ - “Di dân với năm Tân Phúc Âm hóa gia đình”. “Mỗi người chúng ta đều có một gia đình. Nhưng khi chúng ta quy tụ nhau ở đây, chúng ta cũng là một gia đình. Đây là một con đường để đưa Lời Chúa Giêsu vào đời sống gia đình di dân, đó là tình yêu, sự hiệp nhất”.
Xa nhà không có nghĩa là xa một mảnh đất, mà là hy sinh một góc tâm hồn với những gì thân thuộc nhất “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”. Đức Cha Phêrô nhấn mạnh một lần nữa “đây là một sự quy tụ quý giá. Hy vọng rằng hoạt động mục vụ di dân của giáo phận Thanh Hóa ngày càng nâng lên, làm tâm điểm cho một Giáo Hội Việt Nam hiệp nhất”.
Những lời chia sẻ đầy ưu tư của Đức Cha chủ nhà cô đọng cùng lời ca mà Đức Cha dành cho di dân Thanh Hóa qua bài hát “Và con tim đã vui trở lại” do chính Đức Cha hát tặng.
Cha quản xứ Phú Trung cũng trân trọng niềm vui của di dân Thanh Hóa. Thật đặc biệt ngày này cũng chính là ngày đặc biệt của xứ chủ nhà – ngày kỷ niệm cung hiến ngôi thánh đường này. “Xin đừng đến với nhau như là một nơi xa lạ mà hãy coi nơi đây là nhà của mình, là anh em của nhau, là trở về chứ không phải đi đến”.
Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận Thanh Hóa cũng có nhiều những trăn trở. Đức Cha đã vắn gọn những điều mà Đức Cha còn ấp ủ, nỗi buồn khi “lực bất tòng tâm” trước đời sống tha hương của di dân. Đức Cha cũng chỉ mong muốn ngày di dân thế này có thể dịu lại đôi chút nỗi đắng cay trong đời sống di dân và gieo mầm tin yêu, đồng hành với giáo phận quê nhà.
Thánh đường Phú Trung trở nên nhộn nhịp hơn qua các tiết mục của ca sĩ khách mời: Diệu Hiền, Hồng Ân. Đặc biệt là tiết mục góp vui của giới trẻ Phú Trung và sinh viên Thanh Hóa đang học tập tại khu vực phía Nam. Những người trẻ hai nơi xa lạ quây quần bên nhau, nắm tay nhau để “nối vòng tay yêu thương” càng tô điểm thêm cho sự hiệp nhất của một Giáo Hội đầy sức sồng.
Các tiết mục sôi động cũng đã khép lại phần thứ nhất, khai mạc. Bước vào phần tâm linh là lúc các di dân lắng lòng mình để cùng trò chuyện với Chúa Cha, kể lại những nỗi nhọc nhằn, tủi hổ của đời tha phương.
Và cũng chính lúc này đây, lòng người tĩnh lại, trở về với bờ bến yêu thương, sám hối lỗi lầm, làm động lực cải biến bản thân. Mỗi di dân Thanh Hóa cũng chính là một ngọn đuốc để loan truyền Tin Mừng cứu độ. Đuốc không sáng thì con đường sẽ tối tăm. Vậy lúc này đây, chính là lúc tiếp lửa cho các ngọn đuốc ấy, để mỗi ngày di dân biết sống trọn lòng mình với Đấng bảo trợ toàn năng.
Sau giờ Sám hối là giờ Chầu Thánh Thể và giờ cơm trưa.
Chương trình buổi chiều chính là trung tâm điểm của Ngày họp mặt với Thánh Lễ tạ ơn.
Sau những ngày dài chuẩn bị và mong đợi, ngày truyền thống di dân giáo phận Thanh Hóa miền Nam 01/05 chính thức diễn ra tại nhà thờ Phú Trung – Lạc Long Quân – Quận Tân Bình – Thành phố Sài Gòn vào lúc 9 giờ sáng.
Xem Hình
Quý Đức Cha, quý cha, quý khách tiến vào thánh đường giáo xứ Phú Trung trong tiếng vỗ tay vang dội, những bàn tay vẫy chào thành kính. Điều rất vui và vinh sự cho ĐH khi có sự hiện diện của Đại Diện Bản Quyền Tổng Giáo phận Sài Gòn, Đức Cha Phụ Tá Phêrô Nguyễn Khảm. Tuy không phải là người Thanh Hóa nhưng hình như trong vài năm gần đây, chưa khi di dân Thanh Hóa họp mặt, lại không có sự hiện diện của Đức Cha phụ tá Phêrô. Cùng với Đức Cha Phêrô là cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng – quản xứ Phú Trung, địa điểm diễn ra ngày đại hội.
Về phía giáo phận Thanh Hóa có sự hiện diện đầy tình yêu của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận Thanh Hóa, Chủ tịch Ủy ban Di dân thuộc HĐGMVN. Cha Antôn Vũ Mạnh Hà – tân Giám đốc Trụ sở Giáo phận Thanh Hóa tại Sài Gòn đồng thời trưởng ban di dân Thanh Hóa.
Ngoài ra, ngày họp mặt còn được chào đón đông đảo quý cha quê hương, quý cha gốc Thanh Hóa hiện mục vụ tại khu vực Miền Nam, quý khách xa gần, quý ân nhân, quý hội đồng giáo xứ Phú Trung cùng toàn thể cộng đoàn di dân Thanh Hóa tại Miền Nam.
Chương trình buổi sáng ngày họp mặt gồm có hai phần chính: Phần đầu – Khai mạc ngày truyền thống di dân Thanh Hóa, phần hai – Sám hối cộng đồng, Chầu Thánh Thể.
Với tiết mục trống, một bản sắc riêng của Dòng Mân Côi Chí Hòa – người bạn quen thuộc trong mỗi lần họp mặt di dân Thanh Hóa, ĐH được mở ra với một khí thế hào hùng, sôi động, như sức sống mới đang được kêu gọi để bừng lên. Tiếp nối là tiết mục của Tu hội Nô tì Thiên Chúa và tiết mục “Gia đình yêu thương” của Dòng Mân Côi Chí Hòa.
Sau đó, cha Giám đốc Trụ sở giáo phận Thanh Hóa tại Sài Gòn kiêm Trưởng Ban Di dân Thanh Hóa báo cáo về ngày đại hội. Suy tư và trăn trở của giáo phận trước cảnh đàn chiên xa nhà, những khó khăn, những điều còn bất cập trong đời sống đức tin, đời sống vật chất của bà con di dân được cha khái quát trong báo cáo của mình.
Đức Cha Phêrô cũng ưu ái chia sẻ với ĐH: “Hôm nay tôi cũng trở thành người Thanh Hóa mất rồi”. Năm nay, ngày truyền thống di dân Thanh Hóa có nhiều điểm đặc biệt. Đó là “chức vị” của Đức Cha Thanh Hóa – Chủ tịch UB Di dân thuộc HĐGMVN. Như vậy, di dân Thanh Hóa có trách nhiệm mẫu mực để các hoạt động ý nghĩa của chương trình di dân lan rộng ra xa hơn.
Điều đặc biệt thứ hai đến từ chủ đề của ngày hội ngộ - “Di dân với năm Tân Phúc Âm hóa gia đình”. “Mỗi người chúng ta đều có một gia đình. Nhưng khi chúng ta quy tụ nhau ở đây, chúng ta cũng là một gia đình. Đây là một con đường để đưa Lời Chúa Giêsu vào đời sống gia đình di dân, đó là tình yêu, sự hiệp nhất”.
Xa nhà không có nghĩa là xa một mảnh đất, mà là hy sinh một góc tâm hồn với những gì thân thuộc nhất “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”. Đức Cha Phêrô nhấn mạnh một lần nữa “đây là một sự quy tụ quý giá. Hy vọng rằng hoạt động mục vụ di dân của giáo phận Thanh Hóa ngày càng nâng lên, làm tâm điểm cho một Giáo Hội Việt Nam hiệp nhất”.
Những lời chia sẻ đầy ưu tư của Đức Cha chủ nhà cô đọng cùng lời ca mà Đức Cha dành cho di dân Thanh Hóa qua bài hát “Và con tim đã vui trở lại” do chính Đức Cha hát tặng.
Cha quản xứ Phú Trung cũng trân trọng niềm vui của di dân Thanh Hóa. Thật đặc biệt ngày này cũng chính là ngày đặc biệt của xứ chủ nhà – ngày kỷ niệm cung hiến ngôi thánh đường này. “Xin đừng đến với nhau như là một nơi xa lạ mà hãy coi nơi đây là nhà của mình, là anh em của nhau, là trở về chứ không phải đi đến”.
Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận Thanh Hóa cũng có nhiều những trăn trở. Đức Cha đã vắn gọn những điều mà Đức Cha còn ấp ủ, nỗi buồn khi “lực bất tòng tâm” trước đời sống tha hương của di dân. Đức Cha cũng chỉ mong muốn ngày di dân thế này có thể dịu lại đôi chút nỗi đắng cay trong đời sống di dân và gieo mầm tin yêu, đồng hành với giáo phận quê nhà.
Thánh đường Phú Trung trở nên nhộn nhịp hơn qua các tiết mục của ca sĩ khách mời: Diệu Hiền, Hồng Ân. Đặc biệt là tiết mục góp vui của giới trẻ Phú Trung và sinh viên Thanh Hóa đang học tập tại khu vực phía Nam. Những người trẻ hai nơi xa lạ quây quần bên nhau, nắm tay nhau để “nối vòng tay yêu thương” càng tô điểm thêm cho sự hiệp nhất của một Giáo Hội đầy sức sồng.
Các tiết mục sôi động cũng đã khép lại phần thứ nhất, khai mạc. Bước vào phần tâm linh là lúc các di dân lắng lòng mình để cùng trò chuyện với Chúa Cha, kể lại những nỗi nhọc nhằn, tủi hổ của đời tha phương.
Và cũng chính lúc này đây, lòng người tĩnh lại, trở về với bờ bến yêu thương, sám hối lỗi lầm, làm động lực cải biến bản thân. Mỗi di dân Thanh Hóa cũng chính là một ngọn đuốc để loan truyền Tin Mừng cứu độ. Đuốc không sáng thì con đường sẽ tối tăm. Vậy lúc này đây, chính là lúc tiếp lửa cho các ngọn đuốc ấy, để mỗi ngày di dân biết sống trọn lòng mình với Đấng bảo trợ toàn năng.
Sau giờ Sám hối là giờ Chầu Thánh Thể và giờ cơm trưa.
Chương trình buổi chiều chính là trung tâm điểm của Ngày họp mặt với Thánh Lễ tạ ơn.