Thứ Bảy T.16 TN:

Cỏ Lùng: Liệu Còn Khả Năng Phân Biệt ?

(Mt 13, 24-30)

Dụ ngôn cỏ lùng một lần nữa cho ta thấy tình thương của Thiên Chúa đối với con người, đầy kiên nhẫn, trung kiên.

Là môn đệ theo Chúa Giêsu, thuộc về gia đình Thiên Chúa, qua dụ ngôn Ngài cũng mời gọi chúng ta hãy biết kiên nhẫn và khiêm nhườn

- Kiên nhẫn: Biết chờ cho đến mùa gặt- kỳ hạn Chúa định.

- Khiêm nhường: Trong thời gian đợi chờ ấy ta đừng nóng vội- đừng than trách khi thấy sự dữ lộng hành, có vẻ đắc thắng, còn người ăn ngay ở lành xem chừng bị thiệt thua. Nhất là ta không được lạm quyền của và chỉ dành riêng cho Thiên Chúa: Phán xét xem ai là người lành người dữ, ai là lúa tốt ai là cỏ lùng.

Nhìn vào thế giới Lúa tốt và cỏ Lùng vẫn đang tồn tại.

Nhì vào Giáo Hội, Lúa tốt- cỏ Lùng cùng hiện diện.

Gần hơn, nhìn vào mảnh đất tâm hồn, Lúa tốt- cỏ Lùng, sự lành và sự dữ như hai mặt đối lập vẫn chung sống.

Vấn đề, ta để cỏ lùng lấn át lúa tốt phát triển hay ta biết dùng ơn Chúa làm giảm ‘mãnh lực’ cỏ Lùng để tạo điều kiện cho Lúa tốt phát triển, không ngừng tăng phát triển, hứa hẹn mùa gặt bội thu ?!

Vấn đề quan trọng hơn, khẩn thiết hơn, ta có còn khả năng nhận ra đâu là Lúa, đâu là cỏ Lùng. Cái nguy hiểm nhất là ta mất khả năng biện phân đâu là Lúa tốt, đâu là cỏ Lùng.

Đức Piô XII, cách đây hơn nửa thế kỷ (1946) đã cảnh cáo: “Tội lớn nhất hôm nay, đó là con người đánh mất đi cảm thức về tội”.

Lời cảnh cáo này ẫn còn nguyện tính thời sự, thậm chí thời nay còn nghiêm trọng- phổ quát hơn, ở mức báo động đỏ. Bằng chứng, ngày càng ít người đến Tòa Hòa giải, càng nhiều tội phạm gia tăng, “vô tư” trong cả những tội ác giết người hàng loạt, phá thai…

Trong môi trường tục hóa như thế, khái niệm tội lỗi xem ra xa lạ, lạc lõng giữa một thế giới văn minh đang sống, nhất là những nơi có nền khoa học kỹ thuật phát triển, những ý thức hệ xem vật chất quyết định tất cả.

Người ta không những đánh mất ý thức về tội- sai lệnh trong việc đánh giá tội, mà dường như còn cho đó là sản phẩm “ấu trĩ”, một mặc cảm bệnh hoạn của tôn giáo, hoặc là một ảo tưởng độc hại làm cản bước thăng tiến của con người.

Đối với họ, tội nếu có chỉ đơn giản là làm hại xã hội, vi phạm pháp luật, hay những cản trở lý tưởng bản thân . Tội lỗi bị tước mất chiều kích tôn giáo, liên quan đến ơn cứu độ. Nói cách khác, họ gạt Thiên Chúa qua bên để tự phán xét đâu là tội lỗi.

Bi kịch là ở chỗ đó. Bởi do sự bất túc tất yếu của con người, nên ta đễ lẫn lộn Lúa tốt là cỏ Lùng, hay ngược lại xem cỏ Lùng là Lúa tốt.

Trở về với dụ ngôn.

Điểm độc đáo dụ ngôn, trước sự gia tăng có phần lấn át của cỏ lùng, thái độ Chủ ruộng vẫn lạc quan và thật lạc quan. Khi nghe đầy tớ báo động có cỏ dại trong ruộng, và đề nghị diệt cỏ, ông chủ xem ra rất bình tâm, chẳng chút ngạc nhiên hay hoảng sợ. Ông tin vào khả năng lúa tốt trước sức mạnh cỏ lùng.

Và Giáo Hội khi nhìn về Tội lỗi cũng đầy lạc quan.

Tội lỗi đem đến cho con người “đêm đen” đau khổ ở mọi chiều kích, nhưng chính trong tội lỗi, vượt trên tội lỗi, nhờ Đức Gisu ta khám phá “tội Hồng Phúc ”.

Thượng Hội Đồng Giam mục 1983 bàn về đề tài Hoà giải và Thống hối, kết quả là Tông huấn “Tình Yêu Lớn Hơn Tội Lỗi” do Đức Chân phước Gioan Phaolô II ban hành, khẳng định: Giáo Hội chỉ có thể nói về tội trong bối cảnh ơn Cứu Độ, lòng thương xót và ân sủng của Thiên Chúa, “màu nhiệm lòng thương xót của Thiên Chúa soi sáng màu nhiệm tội lỗi" (số 21-22).

Thánh Phaolô quả quyết: “Ở đâu tội lỗi lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (x.GLCG 1848).

Không nhìn tội lỗi dưới con mắt bi quan, nên chúng ta dù có phạm tội, dù tội tày trời thế nào vẫn còn hy vọng trở về đón nhận lòng Thương xót của Chúa, biết sám hối làm lại cuộc đời tươi đẹp.

Xin được kết bằng một ‘vụn vặt’ trong cuộc sống

Anh, nhân viên một cây xăng.

Anh có niềm vui và hí hửng khoe: - Tối qua có khách đưa tiền lộn, tờ 500 (năm trăm ngàn) thay vì tờ 20 (hai chục ngàn).

- Rồi sao ?

- Thì cứ bình nhiên cho vào túi… Tự dưng Trời Phật ‘biếu’ không cho mình mấy trăm ngàn, dại gì không lấy.

- Mày không thấy lương tâm áy láy à?

- Họ sai chứ mình có sai đâu mà áy láy. Không chừng họ phải cám ơn mình nữa đấy. Sau ‘vố đau’ này họ tránh được thói cẩu thả, bất cẩn.

Anh Bạn chứng kiến câu truyện nói với tôi: Nếu không có lương tâm, không có lòng tự trọng lại còn nguỵ biện thì, thú thực có làm cho cả Đất Nước này nghèo khổ, kể cả ‘bán Nước’ thì vẫn thấy mình không sai!.

Tôi lại thấy một nguy cơ khác, đang có mức ‘tàn phá’ trên diện rộng và phổ quát: Mất dần khả năng phân biệt đâu là tội lỗi, nguy hiểm không chỉ băng hoại đời này mà có thể mất luôn đời sau.

Dụ ngôn cỏ Lúa Tốt- cỏ Lùng của Chúa Giêsu giúp suy tư- thấy rõ thêm thực trạng xã hội, song không bi quan.

Lm. Đaminh Hương Quất