SỐNG NĂM THÁNH PHAOLÔ 2008-29.06-2009
Bài 15: Thánh Phaolô được xem là người thành lập nhiều cộng đoàn Kitô hữu, vậy Ngài đi rao giảng và thành lập những cộng đoàn ấy thế nào?
Sách Công Vụ Tông đồ (Cvtd) và những thư thánh Phaolô cho ta ấn tượng Phaolô là một nhà thuyết giảng di động và một người xây dựng nhiều cộng đoàn trên đường Ngài đi truyền giáo. Ngài cũng thường xuyên liên lạc, lo lắng đến đời sống mục vụ và tinh thần những cộng đoàn này bằng những thư từ hay gởi lời hỏi thăm khi có điều kiện, nhất là sau khi Ngài rời khỏi những cộng đoàn này.
Về địa lý, thường thì thánh Phaolô tập trung rao giảng tin mừng ở những thành phố lớn vùng Tiểu Á và Hi Lạp như Antiokia, Cilicia, Athens, Corintô, Galata, Thessalonica… Về thời gian, có nơi Ngài ở lại chừng vài tuần lễ, có nơi Ngài ở lại lâu hơn như hơn 2 năm ở Ephêsô và chừng 18 tháng ở Corintô. Về mục vụ, thánh Phaolô quan tâm đến những cộng đoàn Ngài thành lập (như Corintô, Galata…) cũng như cộng đoàn Ngài không thành lập (như Roma).
Khi nói đến những cộng đoàn thánh Phaolô thành lập, chúng ta cũng không bỏ qua những cộng đoàn nhỏ, bắt đầu với vài ba gia đình họp nhau, việc thờ phượng và giảng dạy được tiến hành trong các nhà ở của họ.
Các nhà Kinh Thánh cho rằng những cộng đoàn tiên khởi sinh hoạt trong hai hình thức. Vì một số những Kitô hữu đầu tiên là người Do Thái nên họ họp nhau với những tín hữu Do Thái giáo mộ đạo khác trong các Hội Đường để nghe các thầy Rabbi đọc và nghe giải thích Thánh Kinh (thường là Ngũ Kinh hay Luật Môisê). Sách Công Vụ Tông Đồ cũng kể chuyện Phaolô đến giảng ở các Hội Đường (Cvtđ 14:1; 17:1-2).
Sau đó, họ về nhà riêng để cử hành Bữa Ăn Của Chúa, mà chúng ta hiểu là Thánh Lễ ngày nay. Trong thư thứ nhất Corintô, thánh Phaolô miêu tả cho ta thấy Bữa Ăn (Thánh Lễ) trong nhà có những chia rẽ của người giàu kẻ nghèo, và thánh Phaolô quở trách như thế là làm nhục Hội Thánh Chúa, không xứng đáng để ăn Bánh và uống Chén của Chúa (1 Cor 11:17-22; xem thêm Cvtđ 18:7-8).
Thường những nhà này là của những người khá giả, rộng lớn đủ để dung nạp chừng 50-60 người. Trong thư gởi Roma, Phaolô gởi thư từ nhà của “anh Gaiô, người tiếp rước tôi và tiếp rước cả Hội Thánh trong nhà của anh” (Rom 16:23). Trong thư thứ nhất Corintô, Phaolô viết: “Aquila và Priscilla cùng với Hội Thánh họp tại nhà họ gửi lời chào anh em trong Chúa” (1 Cor 16:19; xem thêm 16:5). Khi viết thư trong tù để gởi đến thăm Philêmon, thánh Phaolô nhắc đến “Hội Thánh họp tại nhà anh” (Phile 1:2). Cuối cùng, trong thư gởi tín hữu Côlôsê mà có lẽ Phaolô viết trước khi chịu chết, Ngài “gửi lời chào các anh em ở Laođikia, chị Nympha và Hội Thánh vẫn họp tại nhà chị ấy” (Col 4:15).
Nhiều nhà Kinh Thánh cho rằng thánh Phaolô thành lập nhiều cộng đoàn Kitô hữu, nhưng không thành lập những “Hội Thánh họp trong nhà” tại vùng Colôsê và Laodicea, kể cả “Hội Thánh họp trong nhà” của Philêmon và Nympha. Còn hai vợ chồng Priscilla và Aquila ở Roma có “Hội Thánh họp trong nhà” họ thời gian khá lâu trưóc khi Phaolô đến Roma.
Tóm lại, chúng ta khó nói chính xác con số bao nhiêu cộng đoàn Phaolô đã thành lập hay đã thăm viếng, một phần vì hình thái thành lập của các cộng đoàn tiên khởi thường có tính cách gia đình, một phần ta không có những tài liệu chính xác để làm việc này.
Nếu bạn có câu hỏi liên hệ, xin viết về các địa chỉ sau đây:
LM Matthew Nguyễn Khắc Hy, S.S. – hnguyen@stmarys.edu
Bài 15: Thánh Phaolô được xem là người thành lập nhiều cộng đoàn Kitô hữu, vậy Ngài đi rao giảng và thành lập những cộng đoàn ấy thế nào?
Sách Công Vụ Tông đồ (Cvtd) và những thư thánh Phaolô cho ta ấn tượng Phaolô là một nhà thuyết giảng di động và một người xây dựng nhiều cộng đoàn trên đường Ngài đi truyền giáo. Ngài cũng thường xuyên liên lạc, lo lắng đến đời sống mục vụ và tinh thần những cộng đoàn này bằng những thư từ hay gởi lời hỏi thăm khi có điều kiện, nhất là sau khi Ngài rời khỏi những cộng đoàn này.
Về địa lý, thường thì thánh Phaolô tập trung rao giảng tin mừng ở những thành phố lớn vùng Tiểu Á và Hi Lạp như Antiokia, Cilicia, Athens, Corintô, Galata, Thessalonica… Về thời gian, có nơi Ngài ở lại chừng vài tuần lễ, có nơi Ngài ở lại lâu hơn như hơn 2 năm ở Ephêsô và chừng 18 tháng ở Corintô. Về mục vụ, thánh Phaolô quan tâm đến những cộng đoàn Ngài thành lập (như Corintô, Galata…) cũng như cộng đoàn Ngài không thành lập (như Roma).
Khi nói đến những cộng đoàn thánh Phaolô thành lập, chúng ta cũng không bỏ qua những cộng đoàn nhỏ, bắt đầu với vài ba gia đình họp nhau, việc thờ phượng và giảng dạy được tiến hành trong các nhà ở của họ.
Các nhà Kinh Thánh cho rằng những cộng đoàn tiên khởi sinh hoạt trong hai hình thức. Vì một số những Kitô hữu đầu tiên là người Do Thái nên họ họp nhau với những tín hữu Do Thái giáo mộ đạo khác trong các Hội Đường để nghe các thầy Rabbi đọc và nghe giải thích Thánh Kinh (thường là Ngũ Kinh hay Luật Môisê). Sách Công Vụ Tông Đồ cũng kể chuyện Phaolô đến giảng ở các Hội Đường (Cvtđ 14:1; 17:1-2).
Sau đó, họ về nhà riêng để cử hành Bữa Ăn Của Chúa, mà chúng ta hiểu là Thánh Lễ ngày nay. Trong thư thứ nhất Corintô, thánh Phaolô miêu tả cho ta thấy Bữa Ăn (Thánh Lễ) trong nhà có những chia rẽ của người giàu kẻ nghèo, và thánh Phaolô quở trách như thế là làm nhục Hội Thánh Chúa, không xứng đáng để ăn Bánh và uống Chén của Chúa (1 Cor 11:17-22; xem thêm Cvtđ 18:7-8).
Thường những nhà này là của những người khá giả, rộng lớn đủ để dung nạp chừng 50-60 người. Trong thư gởi Roma, Phaolô gởi thư từ nhà của “anh Gaiô, người tiếp rước tôi và tiếp rước cả Hội Thánh trong nhà của anh” (Rom 16:23). Trong thư thứ nhất Corintô, Phaolô viết: “Aquila và Priscilla cùng với Hội Thánh họp tại nhà họ gửi lời chào anh em trong Chúa” (1 Cor 16:19; xem thêm 16:5). Khi viết thư trong tù để gởi đến thăm Philêmon, thánh Phaolô nhắc đến “Hội Thánh họp tại nhà anh” (Phile 1:2). Cuối cùng, trong thư gởi tín hữu Côlôsê mà có lẽ Phaolô viết trước khi chịu chết, Ngài “gửi lời chào các anh em ở Laođikia, chị Nympha và Hội Thánh vẫn họp tại nhà chị ấy” (Col 4:15).
Nhiều nhà Kinh Thánh cho rằng thánh Phaolô thành lập nhiều cộng đoàn Kitô hữu, nhưng không thành lập những “Hội Thánh họp trong nhà” tại vùng Colôsê và Laodicea, kể cả “Hội Thánh họp trong nhà” của Philêmon và Nympha. Còn hai vợ chồng Priscilla và Aquila ở Roma có “Hội Thánh họp trong nhà” họ thời gian khá lâu trưóc khi Phaolô đến Roma.
Tóm lại, chúng ta khó nói chính xác con số bao nhiêu cộng đoàn Phaolô đã thành lập hay đã thăm viếng, một phần vì hình thái thành lập của các cộng đoàn tiên khởi thường có tính cách gia đình, một phần ta không có những tài liệu chính xác để làm việc này.
Nếu bạn có câu hỏi liên hệ, xin viết về các địa chỉ sau đây:
LM Matthew Nguyễn Khắc Hy, S.S. – hnguyen@stmarys.edu