SỐNG NĂM THÁNH PHAOLÔ 2008-29.06-2009
Bài 14: Thánh Phaolô bắt bớ Kitô hữu khi nào, và tại sao?
Sự kiện thánh Phaolô gặp Chúa Giêsu trên đường Damascus có thể đã xảy ra chừng ba năm sau khi Chúa Giêsu sống lại, nhưng việc thánh Phaolô tham gia quấy nhiễu, gây khó khăn cho Kitô hữu chắc chắn đã bắt đầu trước đó.
Trong Công Vụ Tông Đồ ghi lại là khi Stephanô bị ném đá chết, Phaolô có mặt ở đó, và “các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Saolô” (Cvtđ 7:58). Không chỉ tham gia một cách thụ động, Phaolô còn “tán thành việc giết ông Stêphanô” (Cvtd 8:1). Sau này, khi rao giảng trước triều đình vua Acrippa, Phaolô đã tự nhận: “Về phần tôi, trước kia tôi nghĩ rằng phải dùng mọi cách để chống lại danh Giêsu người Nadarét. Đó là điều tôi đã làm tại Giê-ru-sa-lem. Được các thượng tế uỷ quyền, chính tôi đã bỏ tù nhiều người trong dân thánh; và khi họ bị xử tử, tôi đã bỏ phiếu tán thành. Nhiều lần tôi đã rảo khắp các hội đường, dùng cực hình cưỡng bức họ phải nói lộng ngôn. Tôi đã giận dữ quá mức đến nỗi sang cả các thành nước ngoài mà bắt bớ họ” (Cvtđ 26:10-11).
Câu hỏi “tại sao Phaolô bắt bớ các Kitô hữu?” có nhiều lý do để cắt nghĩa. Về phương diện tôn giáo, Phaolô là một tín đồ Do Thái giáo nhiệt thành, theo gương cha ông, muốn bảo vệ đạo mình và chống lại tất cả những tổ chức gây nguy hại cho Do Thái giáo (Gal 1:13-14; Phil 3:6). Về phương diện chính trị (mà chính trị không thể tách ra khỏi tôn giáo với nhiều người Do Thái thời đó), Phaolô tỏ ra yêu dân tộc Do Thái qua việc bảo vệ Do Thái giáo chống lại ảnh hưởng của một giáo phái mới (là Kitô giáo) chấp nhận sự có mặt của người ngoại (Roma, Hi Lạp…) sinh hoạt chung với người Do Thái. Phaolô cũng như những người yêu nước khác sợ rằng nếu nhiều người Roma theo giáo phái mới này, dần dà ảnh hưởng của Kitô sẽ mạnh hơn, vì về chính trị người Roma là những kẻ nắm quyền đô hộ.
Phaolô, cũng như nhiều thanh niên nhiệt thành Do Thái đương thời, đề cao gương sống anh hùng của 3 vị: Pinkhát (cháu Aharon), tiên tri Elia, và tư tế Mattítgia. Ba vị này ảnh hưởng đời sống Phaolô cũng như nhiều thanh niên đương thời.
Pinkhát, vì nhiệt thành với đạo của Giavê Thiên Chúa, giết chết Dimri vì Dimri tuyên truyền tà thần khác ngoài Giavê và quảng bá đời sống sa đoạ cho dân Do Thái (Dân số 25:7-13). Việc ông giết Dimri được xem là đẹp lòng Chúa (Dân số 25:10-13), và được dân Do Thái khen tặng (Tv 106:30-31).
Tiên tri Elia, vì lòng nhiệt thành với Giavê, đã thách thức hơn 450 ngôn sứ của thần Baal trong cuộc đấu sức trên núi Carmen để xem Giavê hay Baal đích thực là thần. Sau khi thắng cuộc thi, Elia đã ra lệnh giết chết các tiên tri này (1 Các Vua 18:17-40; 19: 10).
Theo chân của Elia và Pinkhát, Mattítgia “nhiệt tình với luật Chúa” nên đã giết một người đồng hương Do Thái khi người này dám nghe theo vua Antiochus IV để cúng ngoại tà thần (1 Macabê 2:23-28).
Như những cha ông này, Phaolô có lòng nhiệt thành với Chúa Giavê, với dân Israel, và với Luật Môisê.
Về phương diện thần học, lý do Phaolô cưỡng bức Kitô giáo vì: (1) những người theo Đức Giêsu Kitô coi nhẹ Luật Môisê; (2) họ có thái độ coi thường Đền Thờ vì họ không còn thờ phượng Thiên Chúa trong đền thờ; (3) họ (Kitô hữu) dám nhận người ngoại vào trong cộng đoàn chung với những người Do Thái. Vì thế người Do Thái lúc này ngồi ăn cùng bàn với những người không chịu phép cắt bì; (4) và điều khó công nhận nhất là trong khi những nhà lãnh đạo tôn giáo (thượng tế, luật sĩ, biệt phái…) kết án Đức Giêsu là người phạm thánh, và bị giết chết treo như một ác nhân (mà theo Do thái giáo, Thiên Chúa lên án chết cho kẻ phạm tội - xem Đệ Nhị Luật 21:23), thì những Kitô hữu tôn thờ và công bố Đức Giêsu được Thiên Chúa cho chỗi dậy từ cõi chết, là Đấng Mêsia của Israel. Đây là điều phạm thánh không chấp nhận được.
Tóm lại, có thể có lý do này quan trọng hơn lý do kia, nhưng tính tổng hợp của tất cả những lý do trên đã khiến con người Phaolô nhiệt thành trở nên người bắt bớ Kitô hữu.
Nếu bạn có câu hỏi liên hệ, xin viết về các địa chỉ sau đây:
LM Matthew Nguyễn Khắc Hy, S.S. – hnguyen@stmarys.edu
Bài 14: Thánh Phaolô bắt bớ Kitô hữu khi nào, và tại sao?
Sự kiện thánh Phaolô gặp Chúa Giêsu trên đường Damascus có thể đã xảy ra chừng ba năm sau khi Chúa Giêsu sống lại, nhưng việc thánh Phaolô tham gia quấy nhiễu, gây khó khăn cho Kitô hữu chắc chắn đã bắt đầu trước đó.
Trong Công Vụ Tông Đồ ghi lại là khi Stephanô bị ném đá chết, Phaolô có mặt ở đó, và “các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Saolô” (Cvtđ 7:58). Không chỉ tham gia một cách thụ động, Phaolô còn “tán thành việc giết ông Stêphanô” (Cvtd 8:1). Sau này, khi rao giảng trước triều đình vua Acrippa, Phaolô đã tự nhận: “Về phần tôi, trước kia tôi nghĩ rằng phải dùng mọi cách để chống lại danh Giêsu người Nadarét. Đó là điều tôi đã làm tại Giê-ru-sa-lem. Được các thượng tế uỷ quyền, chính tôi đã bỏ tù nhiều người trong dân thánh; và khi họ bị xử tử, tôi đã bỏ phiếu tán thành. Nhiều lần tôi đã rảo khắp các hội đường, dùng cực hình cưỡng bức họ phải nói lộng ngôn. Tôi đã giận dữ quá mức đến nỗi sang cả các thành nước ngoài mà bắt bớ họ” (Cvtđ 26:10-11).
Câu hỏi “tại sao Phaolô bắt bớ các Kitô hữu?” có nhiều lý do để cắt nghĩa. Về phương diện tôn giáo, Phaolô là một tín đồ Do Thái giáo nhiệt thành, theo gương cha ông, muốn bảo vệ đạo mình và chống lại tất cả những tổ chức gây nguy hại cho Do Thái giáo (Gal 1:13-14; Phil 3:6). Về phương diện chính trị (mà chính trị không thể tách ra khỏi tôn giáo với nhiều người Do Thái thời đó), Phaolô tỏ ra yêu dân tộc Do Thái qua việc bảo vệ Do Thái giáo chống lại ảnh hưởng của một giáo phái mới (là Kitô giáo) chấp nhận sự có mặt của người ngoại (Roma, Hi Lạp…) sinh hoạt chung với người Do Thái. Phaolô cũng như những người yêu nước khác sợ rằng nếu nhiều người Roma theo giáo phái mới này, dần dà ảnh hưởng của Kitô sẽ mạnh hơn, vì về chính trị người Roma là những kẻ nắm quyền đô hộ.
Phaolô, cũng như nhiều thanh niên nhiệt thành Do Thái đương thời, đề cao gương sống anh hùng của 3 vị: Pinkhát (cháu Aharon), tiên tri Elia, và tư tế Mattítgia. Ba vị này ảnh hưởng đời sống Phaolô cũng như nhiều thanh niên đương thời.
Pinkhát, vì nhiệt thành với đạo của Giavê Thiên Chúa, giết chết Dimri vì Dimri tuyên truyền tà thần khác ngoài Giavê và quảng bá đời sống sa đoạ cho dân Do Thái (Dân số 25:7-13). Việc ông giết Dimri được xem là đẹp lòng Chúa (Dân số 25:10-13), và được dân Do Thái khen tặng (Tv 106:30-31).
Tiên tri Elia, vì lòng nhiệt thành với Giavê, đã thách thức hơn 450 ngôn sứ của thần Baal trong cuộc đấu sức trên núi Carmen để xem Giavê hay Baal đích thực là thần. Sau khi thắng cuộc thi, Elia đã ra lệnh giết chết các tiên tri này (1 Các Vua 18:17-40; 19: 10).
Theo chân của Elia và Pinkhát, Mattítgia “nhiệt tình với luật Chúa” nên đã giết một người đồng hương Do Thái khi người này dám nghe theo vua Antiochus IV để cúng ngoại tà thần (1 Macabê 2:23-28).
Như những cha ông này, Phaolô có lòng nhiệt thành với Chúa Giavê, với dân Israel, và với Luật Môisê.
Về phương diện thần học, lý do Phaolô cưỡng bức Kitô giáo vì: (1) những người theo Đức Giêsu Kitô coi nhẹ Luật Môisê; (2) họ có thái độ coi thường Đền Thờ vì họ không còn thờ phượng Thiên Chúa trong đền thờ; (3) họ (Kitô hữu) dám nhận người ngoại vào trong cộng đoàn chung với những người Do Thái. Vì thế người Do Thái lúc này ngồi ăn cùng bàn với những người không chịu phép cắt bì; (4) và điều khó công nhận nhất là trong khi những nhà lãnh đạo tôn giáo (thượng tế, luật sĩ, biệt phái…) kết án Đức Giêsu là người phạm thánh, và bị giết chết treo như một ác nhân (mà theo Do thái giáo, Thiên Chúa lên án chết cho kẻ phạm tội - xem Đệ Nhị Luật 21:23), thì những Kitô hữu tôn thờ và công bố Đức Giêsu được Thiên Chúa cho chỗi dậy từ cõi chết, là Đấng Mêsia của Israel. Đây là điều phạm thánh không chấp nhận được.
Tóm lại, có thể có lý do này quan trọng hơn lý do kia, nhưng tính tổng hợp của tất cả những lý do trên đã khiến con người Phaolô nhiệt thành trở nên người bắt bớ Kitô hữu.
Nếu bạn có câu hỏi liên hệ, xin viết về các địa chỉ sau đây:
LM Matthew Nguyễn Khắc Hy, S.S. – hnguyen@stmarys.edu