SỐNG NĂM THÁNH PHAOLÔ 2008-29.06-2009
Bài 10: Có sách ghi Phaolô là tác giả thư gởi tín hữu Do thái, sao không thấy Giáo hội nói đến?
Một số sách xưa có ghi tên Phaolô là tác giả thư gởi tín hữu Do thái, nhưng ngày này phần lớn các nhà Thánh Kinh không tin như vậy. Trong phụng vụ của Giáo hội, chúng ta để ý là các bài đọc trong thánh lễ không còn để tên Phaolô là tác giả, mà chỉ đọc: “Bài trích thư gởi tín hữu Do thái.”
Việc tìm hiểu tác giả là ai đã có nhiều tranh cải từ những thế kỷ đầu tiên. Giáo phụ Origen (chừng năm 185-254) cũng đã kết luận: “Chỉ có Thiên Chúa biết tác giả thư này là ai.”
Về thời gian, các nhà nghiên cứu chắc chắn rằng thư được viết trước năm 96, vì vào năm đó, Đức Giáo Hoàng Clementê từ Roma gởi thư cho giáo đoàn Corintô có trích một đoạn trong thư gởi tín hữu Do thái này (1 Clement 17:1; 36:2-5). Ngày nay các chuyên gia chỉ đoán thư được viết vào giữa những năm 69-95.
Có vài lý do đưa đến việc nhiều người nghĩ rằng Phaolô là tác gỉa thư này. Trước hết, trong những thế kỷ đầu tiên, nhiều người giàu có hay có quyền thế trong xã hội đôi khi đọc cho người khác viết thư cho mình, hay gợi ý cho người khác viết thư thay mình và nhân danh mình. Một số tin tác giả thư này là những học trò hay một học trò (môn đệ) của Phaolô viết nhân danh Phaolô.
Thứ hai, khi sắp xếp thứ tự các thư trong sách Tân Ước, các nhà Thánh Kinh ngày xưa đã đặt thư gởi tín hữu Do Thái ngay sau thư gởi tín hữu Roma. Việc này làm nhiều người khi tìm hiểu bản quyền của thư gởi Do Thái đã nghĩ đến Phaolô là tác giả, vì thư này được đặt gần với thư gởi tín hữu Roma, mà tác giả thư gởi Roma là Phaolô.
Thứ ba, trong thư có một chi tiết nhỏ nhắc đến tên Timôthê (13:23), mà Timôthê là môn đệ và người đồng hành quen thuộc với Phaolô (Rom 16:21; 1 Cor 4:17). Vì thế, có người cho rằng chính Phaolô là người viết và nhắc đến tên này.
Thứ tư, vì Phaolô nổi tiếng là người viết thư hay, nội dung sâu sắc, thần học thâm thúy nên nhiều người gắn tên Ngài cho thư này vì nội dung súc tích và tính thần học thâm sâu của nó.
Những tín hữu Đông phương (Ai cập và lân cận) thừa nhận Phaolô là tác gỉa thư này. Những tín hữu Tây phương (Roma và lân cận) không công nhận cho đến thế kỷ thứ tư.
Ngày nay, các nhà Kinh Thánh không tin Phaolô là tác giả vì: (1) hình thức và cấu trúc của thư này hoàn toàn khác với những thư khác của Phaolô; (2) những danh từ dùng cũng không trùng hợp với những danh từ Phaolô thường dùng; (3) cách trình bày lá thư giống như một tiểu luận về thần học hơn là một lá thư trình bày những ý kiến hay vấn nạn muốn nói như Phaolô thường viết; và cuối cùng (4) nội dung của thư này trình bày tư tưởng mà người ta không tìm thấy trong bất cứ thư nào của Phaolô (và ngay cả những thư khác của các tông đồ trong Tân Ước), chẳng hạn tư tưởng về chức Thượng tế của Chúa Giêsu Kitô.
Về độc giả của thư, chúng ta cũng không biết chính xác là ai. Điều ta biết chắc là nội dung thư nói và trích nhiều tư tưởng thần học trong Cựu Ước. Vì thế chúng ta có lý do để tin là độc giả của thư là những người Do Thái theo Kitô giáo. Những từ “thư gởi tín hữu Do thái” được các giáo phụ thêm vào cuối thế ký thứ hai, vì tự lá thư không thấy gởi cho ai một cách cụ thể.
Tóm lại, chúng ta không biết ai là tác giả thư này, nhưng thư đã có ảnh hưởng lớn trong tư tưởng thần học của mọi Kitô hữu kể từ cuối thế kỷ thứ nhất.
Nếu bạn có câu hỏi liên hệ, xin viết về các địa chỉ sau đây:
LM Matthew Nguyễn Khắc Hy, S.S. – hnguyen@stmarys.edu
Bài 10: Có sách ghi Phaolô là tác giả thư gởi tín hữu Do thái, sao không thấy Giáo hội nói đến?
Một số sách xưa có ghi tên Phaolô là tác giả thư gởi tín hữu Do thái, nhưng ngày này phần lớn các nhà Thánh Kinh không tin như vậy. Trong phụng vụ của Giáo hội, chúng ta để ý là các bài đọc trong thánh lễ không còn để tên Phaolô là tác giả, mà chỉ đọc: “Bài trích thư gởi tín hữu Do thái.”
Việc tìm hiểu tác giả là ai đã có nhiều tranh cải từ những thế kỷ đầu tiên. Giáo phụ Origen (chừng năm 185-254) cũng đã kết luận: “Chỉ có Thiên Chúa biết tác giả thư này là ai.”
Về thời gian, các nhà nghiên cứu chắc chắn rằng thư được viết trước năm 96, vì vào năm đó, Đức Giáo Hoàng Clementê từ Roma gởi thư cho giáo đoàn Corintô có trích một đoạn trong thư gởi tín hữu Do thái này (1 Clement 17:1; 36:2-5). Ngày nay các chuyên gia chỉ đoán thư được viết vào giữa những năm 69-95.
Có vài lý do đưa đến việc nhiều người nghĩ rằng Phaolô là tác gỉa thư này. Trước hết, trong những thế kỷ đầu tiên, nhiều người giàu có hay có quyền thế trong xã hội đôi khi đọc cho người khác viết thư cho mình, hay gợi ý cho người khác viết thư thay mình và nhân danh mình. Một số tin tác giả thư này là những học trò hay một học trò (môn đệ) của Phaolô viết nhân danh Phaolô.
Thứ hai, khi sắp xếp thứ tự các thư trong sách Tân Ước, các nhà Thánh Kinh ngày xưa đã đặt thư gởi tín hữu Do Thái ngay sau thư gởi tín hữu Roma. Việc này làm nhiều người khi tìm hiểu bản quyền của thư gởi Do Thái đã nghĩ đến Phaolô là tác giả, vì thư này được đặt gần với thư gởi tín hữu Roma, mà tác giả thư gởi Roma là Phaolô.
Thứ ba, trong thư có một chi tiết nhỏ nhắc đến tên Timôthê (13:23), mà Timôthê là môn đệ và người đồng hành quen thuộc với Phaolô (Rom 16:21; 1 Cor 4:17). Vì thế, có người cho rằng chính Phaolô là người viết và nhắc đến tên này.
Thứ tư, vì Phaolô nổi tiếng là người viết thư hay, nội dung sâu sắc, thần học thâm thúy nên nhiều người gắn tên Ngài cho thư này vì nội dung súc tích và tính thần học thâm sâu của nó.
Những tín hữu Đông phương (Ai cập và lân cận) thừa nhận Phaolô là tác gỉa thư này. Những tín hữu Tây phương (Roma và lân cận) không công nhận cho đến thế kỷ thứ tư.
Ngày nay, các nhà Kinh Thánh không tin Phaolô là tác giả vì: (1) hình thức và cấu trúc của thư này hoàn toàn khác với những thư khác của Phaolô; (2) những danh từ dùng cũng không trùng hợp với những danh từ Phaolô thường dùng; (3) cách trình bày lá thư giống như một tiểu luận về thần học hơn là một lá thư trình bày những ý kiến hay vấn nạn muốn nói như Phaolô thường viết; và cuối cùng (4) nội dung của thư này trình bày tư tưởng mà người ta không tìm thấy trong bất cứ thư nào của Phaolô (và ngay cả những thư khác của các tông đồ trong Tân Ước), chẳng hạn tư tưởng về chức Thượng tế của Chúa Giêsu Kitô.
Về độc giả của thư, chúng ta cũng không biết chính xác là ai. Điều ta biết chắc là nội dung thư nói và trích nhiều tư tưởng thần học trong Cựu Ước. Vì thế chúng ta có lý do để tin là độc giả của thư là những người Do Thái theo Kitô giáo. Những từ “thư gởi tín hữu Do thái” được các giáo phụ thêm vào cuối thế ký thứ hai, vì tự lá thư không thấy gởi cho ai một cách cụ thể.
Tóm lại, chúng ta không biết ai là tác giả thư này, nhưng thư đã có ảnh hưởng lớn trong tư tưởng thần học của mọi Kitô hữu kể từ cuối thế kỷ thứ nhất.
Nếu bạn có câu hỏi liên hệ, xin viết về các địa chỉ sau đây:
LM Matthew Nguyễn Khắc Hy, S.S. – hnguyen@stmarys.edu