Chia sẻ với linh mục tu sĩ: Điều gì làm cho linh mục cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ?
(LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn CGVNHK, đã chủ tế và chia sẻ trong Thánh Lễ với các Linh Mục & Tu Sĩ, vào lúc 7:30am ngày thứ Bảy, 9 tháng 8, 2008, tại Đền Thánh Chi Dòng Đồng Công, Missouri)
Sau đây là toàn văn bài chia sẻ:
"Thầy bảo thật các con, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, con cái, đồng ruộng vì thầy và vì Phúc Âm, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, cha mẹ, con cái và ruộng nương cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu" (Marco10:28-30)
Quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ rất thân mến,
Trong thời gian qua, có dịp đi thăm viếng gặp gỡ nhiều Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ nhất là các vị đang nghỉ hưu, dưỡng bệnh, con hỏi các ngài đã chuẩn bị sẵn sàng gặp Chúa chưa, để nhận lãnh những phần thưởng Chúa hứa thưởng ban, nhất là 'ở đời sau được sự sống vĩnh cửu', cho những hy sinh, những cống hiến suốt cuộc đời qua?
Có Soeur đáng kính kia, tuổi đời tám chục bó có dư, tuổi đạo thì mừng kim khánh là... chuyện nhỏ, mỗi ngày ăn thuốc, uống thuốc còn nhiều hơn ăn cơm, nuốt cháo, lại đi 'hầu' bác sĩ hằng tuần, hằng tháng rất đứng giờ, đúng phút, đúng giây, trả lời con với giọng nói thều thào, run rẩy nhưng cũng rất ư thành thật, và rất ư là đáng kính:
- Vâng, nếu Chúa gọi ra trình diện thì đành... 'Xin Vâng' thôi! Nhưng bảo chuẩn bị thì chưa chuẩn bị, và cũng không hề có ý muốn sẵn sàng!
Có Đức Ông rất đáng kính kia, năm nay cũng xấp xỉ gần bảy chục bó, thì phán 1 câu rất ư là thánh thiện, và nghe ra cũng rất ư là thậm chí lý:
- Gặp mặt Chúa thì cũng thích thật đấy, nhưng nghĩ đến thì cũng khiếp...lắm lắm! Thôi thì... chúng mình hẵn cứ từ từ...!
Mỗi người chúng ta nơi đây, được Chúa mời gọi để 'bỏ mọi sự mà theo Thầy', và tùy theo khả năng mà được phân công những sứ vụ khác nhau. Tình hình Ơn Gọi Chung ra sao? Tâm tình sống Ơn Gọi của mỗi người chúng ta lúc này so với ngày đầu tiên được thánh hiến ra sao? Vui? Buồn? Hạnh Phúc? hay Thất Vọng? Làm cách nào để những đóng góp, hy sinh, phục vụ của cá nhân mình là những làn gió hòa với cơn gió chung làm thuận buồm xuôi sóng, để con thuyền Giáo Hội ra khơi mỗi ngày mỗi thu bắt về nhiều mẻ lưới lớn - nhiều cá Người - về cho Chúa? Dưới đây, con xin lần lượt chia sẻ các ý tưởng đó.
Đức Ông Rossetti, Chủ Tịch và cũng là Giám Đốc của viện St. Luke Institute ở Silver Spring, Maryland, một Trung Tâm Hồi Phục chuyên giúp đỡ cho những Giáo Sĩ và nam nữ Tu Sĩ có vấn đề, hay khủng hoảng trong ơn gọi, trong công việc mục vụ, hay bị vướng vào những chứng bệnh nghiện nặng: bài bạc, rượu chè vv... cách đây vài tháng, đã chia sẻ ở St. Patrick College, Dublin, về đề tài 'Cốt lõi của Thiên Chức Linh Mục', và cho biết, sau nhiều cuộc nghiên cứu, và làm thống kê:
- Tình trạng Ơn Gọi Linh Mục: Nói chung trong Giáo Hội càng ngày càng sa sút, hiếm đi.
- Khi nói tới 'Linh Mục' ngày nay: người ta liên tưởng tới những điều không tốt như sự cô độc, cô đơn, và có một thời gian danh dự bị xúc phạm, bị tai tiếng do chỉ vì một ít Linh Mục có vấn đề xâm phạm tình dục với trẻ vị thành niên.
- Có vị lấy làm thất vọng sau khi chịu chức và sau một thời gian làm việc vì không lý tưởng như mình nghĩ. Khi đi tu, ước mơ và mong muốn đem tài sức ra phục vụ, họ mong làm điều đó để thay đổi cơ cấu, sửa chữa những điều sai trái, những điều dạy dỗ có vẻ 'cổ hủ', không hợp thời trong Giáo Hội. Họ mong muốn Giáo Hội, hay giáo xứ, cộng đoàn mình phụ trách mỗi ngày mỗi bành trướng, phát triển, và nhiều quyền lực hơn, và họ thất vọng khi không thấy điều đó xảy ra.
Cần nói ngay, đó chỉ là thước đo của con người, của trung tâm quyền lực thương mại Wall street, chứ không phải là chuẩn mực của Kitô hữu, và là thước đo thành bại trong kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa.
Trong tình hình chung có vẻ bi quan, nhưng cũng có 'ánh sáng cuối đường hầm', đó là sau khi làm một cuộc thăm hỏi ý kiến liên tục trong ba năm, 2003-2005, với 1,286 Linh Mục, Đức Ông thống kê:
90.2% Linh Mục cho biết rất hài lòng, hạnh phúc với ơn gọi.
81.6% Linh Mục cho biết, nếu được chọn lựa lại, thì cũng sẽ chọn làm Linh Mục.
Không thấy một thống kê về các Tu Sĩ nam nữ trong vấn đề này, hy vọng nếu có, kết quả cũng cao như vậy!
Trong năm vừa qua, có dịp đi thăm viếng và gặp gỡ một số Linh Mục, Phó Tế, nam nữ tu sĩ Việt Nam ở các Miền, con cũng nhận thấy:
- Sự tận tâm, hy sinh, đầy tinh thần trách nhiệm của các Linh mục, Phó Tế, nam nữ Tu Sĩ trong việc phục vụ.
- Tuyệt đại đa số tỏ ra rất hạnh phúc, vui vẻ và hài lòng trong sứ vụ của mình.
- Sự liên hệ giữa Linh Mục và giáo dân rất gắn bó, gần gũi, thân thiện. Giáo dân rất quý mến, tôn trọng và cộng tác tích cực với các vị chủ chăn của mình, nhờ đó Giáo Xứ, Cộng Đoàn và chính gia đình của họ cũng được hạnh phúc, thánh thiện.
Điều gì làm cho Linh Mục cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ? Thưa trong 5 lãnh vực sau:
1- Linh Mục hạnh phúc khi có mối quan hệ tốt đẹp với bề trên của mình.
Đa số Linh Mục hài lòng với Giám Mục của mình cũng như các chức sắc khác trong Giáo Hội. Một số vị được khuyên, cũng nên cảm thông cho và với Giám Mục của mình, các vị ấy cũng là con người, có những bất toàn và khuyết điểm. Họ cũng cần được tha thứ và yêu thương, khi có những quyết định đôi khi làm thương tổn đến danh dự, quyền lợi của cá nhân mình. Nhất là trong vụ lạm dụng tính dục trẻ em, đồng tính luyến ái... không ít Linh Mục bị hàm oan, và cũng là nạn nhân của những vụ vu khống, cáo gian, và cay đắng nhất, là bị kỷ luật, bị khai trừ... từ đấng bản quyền của mình.
2- Linh Mục hạnh phúc khi có mối quan hệ tốt với Thiên Chúa và đời sống tâm linh.
Biết xem và đặt Chúa Giêsu là tâm điểm của cuộc sống. Chúa như một trục, để con người và mọi việc chúng ta làm hằng ngày chỉ xoay quanh trục đó. Cầu nguyện, dâng Lễ, viếng Thánh Thể, là những nguồn mạch quý báu giúp các Linh Mục thêm sức mạnh và an bình để mỗi ngày tiếp tục và trung thành với sứ vụ của mình.
3- Linh Mục hạnh phúc khi có mối quan hệ tốt đẹp với anh em Linh Mục khác.
Có một số bạn bè Linh Mục thân thiết cùng chia sẻ những buồn vui đời tu hành và khuyến khích, nâng đỡ tinh thần lẫn nhau trong các buổi gặp gỡ, chia sẻ, đi tĩnh tâm, đi chơi chung, hay cùng ăn trưa, ăn tối với nhau.
Cần mở ngoặc nơi đây, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng đã và đang nỗ lực tổ chức các khóa Tĩnh Tâm, Tu Nghiệp, tổ chức các sinh hoạt tâm linh, Đại Hội và Hành Hương cũng nhằm mục đích đó.
Các Miền cũng thường tổ chức các buổi gặp gỡ nhau, và càng ngày càng có nhiều Linh Mục tham dự, tình nghĩa anh em càng thắm thiết hơn. Những vị nào chưa từng tham gia, xin hãy xem lại, và thu xếp mọi việc để đến với anh em.
Đức Thánh Cha Benedict XVI chia sẻ với các Giám Mục Hoa Kỳ về Linh Mục, trong dịp tông du thăm Hoa Kỳ vừa qua, ngài nói:
'Cần có sự đoàn kết hiệp nhất và cộng tác giữa các Linh Mục với nhau. Tất cả chúng ta phải vượt qua những chia rẽ, bất đồng và thiên kiến, cùng nhau lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội về một tương lai hy vọng.
Mỗi người chúng ta, ai cũng biết tình nghĩa huynh đệ giữa các Linh Mục với nhau nó quan trọng thế nào trong đời sống của chúng ta. Tình huynh đệ đó không đơn thuần chỉ là một báu vật, mà còn là một nguồn mạch vô tận để canh tân đời sống Linh Mục và nuôi dưỡng thêm những ơn gọi mới'.
Ngài cũng khuyên các Giám Mục nên tạo cơ hội cho các Linh Mục gặp gỡ thường xuyên với nhau.
4- Linh Mục hạnh phúc khi biết cách giải quyết êm đẹp tình trạng công việc mục vụ quá tải và nhiều khó khăn do tình trạng thiếu Linh Mục.
Trong tình hình chung của Giáo Hội: ơn gọi sa sút như hiện nay, nhu cầu được phục vụ thì càng nhiều, và cũng đa dạng hơn, phức tạp hơn.
Trong xã hội Hoa Kỳ, vấn đề lại càng rắc rối hơn, do con người sống nhưng luôn luôn bị ràng buộc vào trong hệ thống luật pháp tế vi, sự sinh hoạt ở trong tinh thần tự do sa đà, đôi khi quá trớn.
Nếu không biết khôn ngoan giải quyết vấn đề, nếu không biết khôn ngoan xem vấn đề nào là quan trọng cần ưu tiên giải quyết, tâm trí sẽ bị rối bòng bong vì bao nhiêu việc ập tới!
Tin hay không tin, người không có hạnh phúc, an bình trong ơn gọi, chính là những người chỉ biết rên xiết công việc nhiều quá, chỉ biết lo lắng, trách móc, than van thay vì tìm cách giải quyết và gở rối vấn đề từng chút, từng chút một!
5- Hài Lòng về Tài Chánh chu cấp
Đa số Linh Mục tại Hoa Kỳ khi được thăm dò ý kiến, đều hài lòng với 'tiền công' và những gì được chu biện, dù rằng so với mức sống trong xã hội, với những người chung quanh, và với khả năng, kiến thức, bằng cấp, địa vị cao mà một số vị đó đã đạt được, ngay cả trước khi từ bỏ tất cả đi theo Chúa, thì không được cao. Dù sao cũng khá hơn rất nhiều người khác rồi. Trong tinh thần hiệp thông, chúng ta cũng cầu nguyện cho những Linh Mục và Tu Sĩ ở các nước Bắc Âu, Phi Châu, hay ở Việt Nam tại các làng nghèo, vùng sâu, vùng xa, và cao nguyên. Họ sống và làm việc trong những điều kiện, tiêu chuẩn hết sức thấp kém, thậm tệ. Chúng ta làm được, giúp được việc gì cho họ cũng đều tốt cả.
Thưa, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ,
Những điều vừa chia sẻ ở trên, cũng chỉ mong giúp cho mỗi người chúng ta nhìn lại cuộc hành trình Ơn Gọi của chúng ta vừa đi qua, có người 50 năm, 40 năm, 30 năm, 20 năm, 10 năm hay vài năm, vài tháng... để kiểm điểm, đánh giá những gì chúng ta đã và đang làm cho đến giờ phút này, và đặc biệt, xem thử tinh thần dấn thân, sống chết với Ơn Gọi của chúng ta đang ở mức nào, so với ngày được Chúa gọi lên Bàn Thờ qua nghi thức Xức Dầu Thánh Hiến? Mong sẽ giúp mỗi người chúng ta làm chút hành trang, để bước vào chặng hành trình phục vụ sắp tới, cũng rất gay go, cam khổ, lắm thử thách và nhiều gian nan.
Hồng Y Claudio Humes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ, nói rõ trong Tâm Thư vừa gởi cho tất cả Linh Mục nhân dịp lễ Thánh Cha Sở Gioan Maria Vianey, vào ngày 4 tháng 8 vừa qua:
"Giáo Hội hôm nay có 1 sứ mạng khẩn cấp, không chỉ đến với muôn dân, nhưng còn đến với những kitô hữu sống trong những miền mà đức tin kitô giáo đã được rao giảng và thiết lập từ nhiều thế kỷ, nơi nhiều cộng đoàn giáo hội đã hiện hữu.'
Tự bản chất giáo hội là thừa sai. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta dụ ngôn 'người gieo hạt ra đi gieo hạt' (Mt 13,3). Người gieo hạt không chỉ ngồi trong nhà gieo hạt qua cửa sổ, nhưng phải bỏ nhà ra đi.
Giáo hội hiểu rằng không thể ngồi im nhận lãnh hoặc chỉ rao giảng cho những người tìm Đức Tin trong các nhà thờ hay các cộng đoàn. Giáo Hội cần đứng dậy ra đi đến những nơi con người, các gia đình sinh sống và làm việc.
Chúng ta phải đi đến với mọi người. các công ty, các tổ chức, các trường học, và các lãnh vực khác nhau trong xã hội nữa. Mọi thành phần trong Giáo Hội như Linh mục, tu sĩ và giáo dân đều được mời gọi thi hành sứ vụ này".
Phải, nếu anh chị em chúng ta, những người có cùng mẫu số chung là Tu Sĩ, có được an vui, hài lòng và hạnh phúc với Ơn Gọi của mình - ơn gọi yêu thương và phục vụ anh chị em của mình- thì những sứ mạng đó, tin chắc sẽ hoàn thành rất tốt đẹp!
Phải, nếu anh chị em chúng ta cùng ngồi lại với nhau, cùng gắn bó với nhau, cùng đoàn kết, cùng tâm đầu ý hiệp, cùng giúp đỡ cho nhau thì sứ mạng ra đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, cũng sẽ nhẹ nhàng cho mỗi người biết bao!
Thánh Phaolô Tông Đồ, trong thư gởi tín hữu Rôma ở bài đọc 1, cũng nhắc nhở rằng: 'Mọi sự đều hợp tác để dẫn tới điều thiện hảo cho những ai yêu mến Thiên Chúa, cho những ai đã được kêu gọi chiếu theo ý định của người'.
Xin chân thành cám ơn tất cả quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, đã quảng đại đáp trả lời mời gọi dấn thân phục vụ Thiên Chúa, phục vụ tha nhân, anh chị em của chúng ta.
Xin Thiên Chúa qua Mẹ La Vang, chúc lành cho mỗi người chúng ta, chúc lành cho Ơn Gọi của chúng ta, để chúng ta hằng ngày luôn được an bình và hạnh phúc, và tiếp tục thân thưa với Chúa, như Đức Mẹ: Xin Vâng!
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
(LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn CGVNHK, đã chủ tế và chia sẻ trong Thánh Lễ với các Linh Mục & Tu Sĩ, vào lúc 7:30am ngày thứ Bảy, 9 tháng 8, 2008, tại Đền Thánh Chi Dòng Đồng Công, Missouri)
Sau đây là toàn văn bài chia sẻ:
"Thầy bảo thật các con, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, con cái, đồng ruộng vì thầy và vì Phúc Âm, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, cha mẹ, con cái và ruộng nương cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu" (Marco10:28-30)
Quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ rất thân mến,
Trong thời gian qua, có dịp đi thăm viếng gặp gỡ nhiều Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ nhất là các vị đang nghỉ hưu, dưỡng bệnh, con hỏi các ngài đã chuẩn bị sẵn sàng gặp Chúa chưa, để nhận lãnh những phần thưởng Chúa hứa thưởng ban, nhất là 'ở đời sau được sự sống vĩnh cửu', cho những hy sinh, những cống hiến suốt cuộc đời qua?
Có Soeur đáng kính kia, tuổi đời tám chục bó có dư, tuổi đạo thì mừng kim khánh là... chuyện nhỏ, mỗi ngày ăn thuốc, uống thuốc còn nhiều hơn ăn cơm, nuốt cháo, lại đi 'hầu' bác sĩ hằng tuần, hằng tháng rất đứng giờ, đúng phút, đúng giây, trả lời con với giọng nói thều thào, run rẩy nhưng cũng rất ư thành thật, và rất ư là đáng kính:
- Vâng, nếu Chúa gọi ra trình diện thì đành... 'Xin Vâng' thôi! Nhưng bảo chuẩn bị thì chưa chuẩn bị, và cũng không hề có ý muốn sẵn sàng!
Có Đức Ông rất đáng kính kia, năm nay cũng xấp xỉ gần bảy chục bó, thì phán 1 câu rất ư là thánh thiện, và nghe ra cũng rất ư là thậm chí lý:
- Gặp mặt Chúa thì cũng thích thật đấy, nhưng nghĩ đến thì cũng khiếp...lắm lắm! Thôi thì... chúng mình hẵn cứ từ từ...!
Mỗi người chúng ta nơi đây, được Chúa mời gọi để 'bỏ mọi sự mà theo Thầy', và tùy theo khả năng mà được phân công những sứ vụ khác nhau. Tình hình Ơn Gọi Chung ra sao? Tâm tình sống Ơn Gọi của mỗi người chúng ta lúc này so với ngày đầu tiên được thánh hiến ra sao? Vui? Buồn? Hạnh Phúc? hay Thất Vọng? Làm cách nào để những đóng góp, hy sinh, phục vụ của cá nhân mình là những làn gió hòa với cơn gió chung làm thuận buồm xuôi sóng, để con thuyền Giáo Hội ra khơi mỗi ngày mỗi thu bắt về nhiều mẻ lưới lớn - nhiều cá Người - về cho Chúa? Dưới đây, con xin lần lượt chia sẻ các ý tưởng đó.
Đức Ông Rossetti, Chủ Tịch và cũng là Giám Đốc của viện St. Luke Institute ở Silver Spring, Maryland, một Trung Tâm Hồi Phục chuyên giúp đỡ cho những Giáo Sĩ và nam nữ Tu Sĩ có vấn đề, hay khủng hoảng trong ơn gọi, trong công việc mục vụ, hay bị vướng vào những chứng bệnh nghiện nặng: bài bạc, rượu chè vv... cách đây vài tháng, đã chia sẻ ở St. Patrick College, Dublin, về đề tài 'Cốt lõi của Thiên Chức Linh Mục', và cho biết, sau nhiều cuộc nghiên cứu, và làm thống kê:
- Tình trạng Ơn Gọi Linh Mục: Nói chung trong Giáo Hội càng ngày càng sa sút, hiếm đi.
- Khi nói tới 'Linh Mục' ngày nay: người ta liên tưởng tới những điều không tốt như sự cô độc, cô đơn, và có một thời gian danh dự bị xúc phạm, bị tai tiếng do chỉ vì một ít Linh Mục có vấn đề xâm phạm tình dục với trẻ vị thành niên.
- Có vị lấy làm thất vọng sau khi chịu chức và sau một thời gian làm việc vì không lý tưởng như mình nghĩ. Khi đi tu, ước mơ và mong muốn đem tài sức ra phục vụ, họ mong làm điều đó để thay đổi cơ cấu, sửa chữa những điều sai trái, những điều dạy dỗ có vẻ 'cổ hủ', không hợp thời trong Giáo Hội. Họ mong muốn Giáo Hội, hay giáo xứ, cộng đoàn mình phụ trách mỗi ngày mỗi bành trướng, phát triển, và nhiều quyền lực hơn, và họ thất vọng khi không thấy điều đó xảy ra.
Cần nói ngay, đó chỉ là thước đo của con người, của trung tâm quyền lực thương mại Wall street, chứ không phải là chuẩn mực của Kitô hữu, và là thước đo thành bại trong kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa.
Trong tình hình chung có vẻ bi quan, nhưng cũng có 'ánh sáng cuối đường hầm', đó là sau khi làm một cuộc thăm hỏi ý kiến liên tục trong ba năm, 2003-2005, với 1,286 Linh Mục, Đức Ông thống kê:
90.2% Linh Mục cho biết rất hài lòng, hạnh phúc với ơn gọi.
81.6% Linh Mục cho biết, nếu được chọn lựa lại, thì cũng sẽ chọn làm Linh Mục.
Không thấy một thống kê về các Tu Sĩ nam nữ trong vấn đề này, hy vọng nếu có, kết quả cũng cao như vậy!
Trong năm vừa qua, có dịp đi thăm viếng và gặp gỡ một số Linh Mục, Phó Tế, nam nữ tu sĩ Việt Nam ở các Miền, con cũng nhận thấy:
- Sự tận tâm, hy sinh, đầy tinh thần trách nhiệm của các Linh mục, Phó Tế, nam nữ Tu Sĩ trong việc phục vụ.
- Tuyệt đại đa số tỏ ra rất hạnh phúc, vui vẻ và hài lòng trong sứ vụ của mình.
- Sự liên hệ giữa Linh Mục và giáo dân rất gắn bó, gần gũi, thân thiện. Giáo dân rất quý mến, tôn trọng và cộng tác tích cực với các vị chủ chăn của mình, nhờ đó Giáo Xứ, Cộng Đoàn và chính gia đình của họ cũng được hạnh phúc, thánh thiện.
Điều gì làm cho Linh Mục cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ? Thưa trong 5 lãnh vực sau:
1- Linh Mục hạnh phúc khi có mối quan hệ tốt đẹp với bề trên của mình.
Đa số Linh Mục hài lòng với Giám Mục của mình cũng như các chức sắc khác trong Giáo Hội. Một số vị được khuyên, cũng nên cảm thông cho và với Giám Mục của mình, các vị ấy cũng là con người, có những bất toàn và khuyết điểm. Họ cũng cần được tha thứ và yêu thương, khi có những quyết định đôi khi làm thương tổn đến danh dự, quyền lợi của cá nhân mình. Nhất là trong vụ lạm dụng tính dục trẻ em, đồng tính luyến ái... không ít Linh Mục bị hàm oan, và cũng là nạn nhân của những vụ vu khống, cáo gian, và cay đắng nhất, là bị kỷ luật, bị khai trừ... từ đấng bản quyền của mình.
2- Linh Mục hạnh phúc khi có mối quan hệ tốt với Thiên Chúa và đời sống tâm linh.
Biết xem và đặt Chúa Giêsu là tâm điểm của cuộc sống. Chúa như một trục, để con người và mọi việc chúng ta làm hằng ngày chỉ xoay quanh trục đó. Cầu nguyện, dâng Lễ, viếng Thánh Thể, là những nguồn mạch quý báu giúp các Linh Mục thêm sức mạnh và an bình để mỗi ngày tiếp tục và trung thành với sứ vụ của mình.
3- Linh Mục hạnh phúc khi có mối quan hệ tốt đẹp với anh em Linh Mục khác.
Có một số bạn bè Linh Mục thân thiết cùng chia sẻ những buồn vui đời tu hành và khuyến khích, nâng đỡ tinh thần lẫn nhau trong các buổi gặp gỡ, chia sẻ, đi tĩnh tâm, đi chơi chung, hay cùng ăn trưa, ăn tối với nhau.
Cần mở ngoặc nơi đây, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng đã và đang nỗ lực tổ chức các khóa Tĩnh Tâm, Tu Nghiệp, tổ chức các sinh hoạt tâm linh, Đại Hội và Hành Hương cũng nhằm mục đích đó.
Các Miền cũng thường tổ chức các buổi gặp gỡ nhau, và càng ngày càng có nhiều Linh Mục tham dự, tình nghĩa anh em càng thắm thiết hơn. Những vị nào chưa từng tham gia, xin hãy xem lại, và thu xếp mọi việc để đến với anh em.
Đức Thánh Cha Benedict XVI chia sẻ với các Giám Mục Hoa Kỳ về Linh Mục, trong dịp tông du thăm Hoa Kỳ vừa qua, ngài nói:
'Cần có sự đoàn kết hiệp nhất và cộng tác giữa các Linh Mục với nhau. Tất cả chúng ta phải vượt qua những chia rẽ, bất đồng và thiên kiến, cùng nhau lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội về một tương lai hy vọng.
Mỗi người chúng ta, ai cũng biết tình nghĩa huynh đệ giữa các Linh Mục với nhau nó quan trọng thế nào trong đời sống của chúng ta. Tình huynh đệ đó không đơn thuần chỉ là một báu vật, mà còn là một nguồn mạch vô tận để canh tân đời sống Linh Mục và nuôi dưỡng thêm những ơn gọi mới'.
Ngài cũng khuyên các Giám Mục nên tạo cơ hội cho các Linh Mục gặp gỡ thường xuyên với nhau.
4- Linh Mục hạnh phúc khi biết cách giải quyết êm đẹp tình trạng công việc mục vụ quá tải và nhiều khó khăn do tình trạng thiếu Linh Mục.
Trong tình hình chung của Giáo Hội: ơn gọi sa sút như hiện nay, nhu cầu được phục vụ thì càng nhiều, và cũng đa dạng hơn, phức tạp hơn.
Trong xã hội Hoa Kỳ, vấn đề lại càng rắc rối hơn, do con người sống nhưng luôn luôn bị ràng buộc vào trong hệ thống luật pháp tế vi, sự sinh hoạt ở trong tinh thần tự do sa đà, đôi khi quá trớn.
Nếu không biết khôn ngoan giải quyết vấn đề, nếu không biết khôn ngoan xem vấn đề nào là quan trọng cần ưu tiên giải quyết, tâm trí sẽ bị rối bòng bong vì bao nhiêu việc ập tới!
Tin hay không tin, người không có hạnh phúc, an bình trong ơn gọi, chính là những người chỉ biết rên xiết công việc nhiều quá, chỉ biết lo lắng, trách móc, than van thay vì tìm cách giải quyết và gở rối vấn đề từng chút, từng chút một!
5- Hài Lòng về Tài Chánh chu cấp
Đa số Linh Mục tại Hoa Kỳ khi được thăm dò ý kiến, đều hài lòng với 'tiền công' và những gì được chu biện, dù rằng so với mức sống trong xã hội, với những người chung quanh, và với khả năng, kiến thức, bằng cấp, địa vị cao mà một số vị đó đã đạt được, ngay cả trước khi từ bỏ tất cả đi theo Chúa, thì không được cao. Dù sao cũng khá hơn rất nhiều người khác rồi. Trong tinh thần hiệp thông, chúng ta cũng cầu nguyện cho những Linh Mục và Tu Sĩ ở các nước Bắc Âu, Phi Châu, hay ở Việt Nam tại các làng nghèo, vùng sâu, vùng xa, và cao nguyên. Họ sống và làm việc trong những điều kiện, tiêu chuẩn hết sức thấp kém, thậm tệ. Chúng ta làm được, giúp được việc gì cho họ cũng đều tốt cả.
Thưa, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ,
Những điều vừa chia sẻ ở trên, cũng chỉ mong giúp cho mỗi người chúng ta nhìn lại cuộc hành trình Ơn Gọi của chúng ta vừa đi qua, có người 50 năm, 40 năm, 30 năm, 20 năm, 10 năm hay vài năm, vài tháng... để kiểm điểm, đánh giá những gì chúng ta đã và đang làm cho đến giờ phút này, và đặc biệt, xem thử tinh thần dấn thân, sống chết với Ơn Gọi của chúng ta đang ở mức nào, so với ngày được Chúa gọi lên Bàn Thờ qua nghi thức Xức Dầu Thánh Hiến? Mong sẽ giúp mỗi người chúng ta làm chút hành trang, để bước vào chặng hành trình phục vụ sắp tới, cũng rất gay go, cam khổ, lắm thử thách và nhiều gian nan.
Hồng Y Claudio Humes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ, nói rõ trong Tâm Thư vừa gởi cho tất cả Linh Mục nhân dịp lễ Thánh Cha Sở Gioan Maria Vianey, vào ngày 4 tháng 8 vừa qua:
"Giáo Hội hôm nay có 1 sứ mạng khẩn cấp, không chỉ đến với muôn dân, nhưng còn đến với những kitô hữu sống trong những miền mà đức tin kitô giáo đã được rao giảng và thiết lập từ nhiều thế kỷ, nơi nhiều cộng đoàn giáo hội đã hiện hữu.'
Tự bản chất giáo hội là thừa sai. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta dụ ngôn 'người gieo hạt ra đi gieo hạt' (Mt 13,3). Người gieo hạt không chỉ ngồi trong nhà gieo hạt qua cửa sổ, nhưng phải bỏ nhà ra đi.
Giáo hội hiểu rằng không thể ngồi im nhận lãnh hoặc chỉ rao giảng cho những người tìm Đức Tin trong các nhà thờ hay các cộng đoàn. Giáo Hội cần đứng dậy ra đi đến những nơi con người, các gia đình sinh sống và làm việc.
Chúng ta phải đi đến với mọi người. các công ty, các tổ chức, các trường học, và các lãnh vực khác nhau trong xã hội nữa. Mọi thành phần trong Giáo Hội như Linh mục, tu sĩ và giáo dân đều được mời gọi thi hành sứ vụ này".
Phải, nếu anh chị em chúng ta, những người có cùng mẫu số chung là Tu Sĩ, có được an vui, hài lòng và hạnh phúc với Ơn Gọi của mình - ơn gọi yêu thương và phục vụ anh chị em của mình- thì những sứ mạng đó, tin chắc sẽ hoàn thành rất tốt đẹp!
Phải, nếu anh chị em chúng ta cùng ngồi lại với nhau, cùng gắn bó với nhau, cùng đoàn kết, cùng tâm đầu ý hiệp, cùng giúp đỡ cho nhau thì sứ mạng ra đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, cũng sẽ nhẹ nhàng cho mỗi người biết bao!
Thánh Phaolô Tông Đồ, trong thư gởi tín hữu Rôma ở bài đọc 1, cũng nhắc nhở rằng: 'Mọi sự đều hợp tác để dẫn tới điều thiện hảo cho những ai yêu mến Thiên Chúa, cho những ai đã được kêu gọi chiếu theo ý định của người'.
Xin chân thành cám ơn tất cả quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, đã quảng đại đáp trả lời mời gọi dấn thân phục vụ Thiên Chúa, phục vụ tha nhân, anh chị em của chúng ta.
Xin Thiên Chúa qua Mẹ La Vang, chúc lành cho mỗi người chúng ta, chúc lành cho Ơn Gọi của chúng ta, để chúng ta hằng ngày luôn được an bình và hạnh phúc, và tiếp tục thân thưa với Chúa, như Đức Mẹ: Xin Vâng!
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm