Có cần lập một Ban Mục Vụ Văn Hóa trong mỗi Cộng Đoàn Công Giáo không?
Chưa kịp trả lời thì tôi đã phải giật mình đọc mấy hàng chữ của ĐGH Gioan Phaolô II. Năm 1982 khi thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, ngài đã nói riêng với Đức Hồng Y Poupard với niềm xác tín qua kinh nghiệm đời mình: “Nếu không có một chương trình mục vụ về văn hóa thì chẳng có chăm sóc mục vụ gì cả.”
Thế là thế nào?! Từ bao năm nay mình vẫn làm mục vụ, lo làm lễ, cử hành các bí tích, rao giảng Lời Chúa trong các thánh lễ, sinh hoạt hội đoàn... cho xứ đạo có thể chạy được, mà ngài lại bảo “chẳng có chăm sóc mục vụ gì cả” là làm sao!
Thì ra cho đến hôm nay, tôi cũng như nhiều người được đào tạo mang một mô thức và một tâm thức (tức một cách nhìn và cách hành xử) để thi hành một nhiệm vụ vỏn vẹn trong lãnh vực nhà thờ, “bó rọ” trong một cộng đoàn, gọi là mục vụ thiêng liêng, còn những mảng đời khác xem ra tôi cũng chẳng để tâm cho đủ, như mục vụ xã hội cũng chỉ coi là một vài việc làm bác ái nào đó... Và tuyệt nhiên chẳng để bao phần trăm sức lực và chất xám cho mục vụ văn hóa, vì xem ra chẳng có gì “ăn uống” với nhiệm vụ của mình cả, như là chuyện của người khác, nếu có ai làm chuyện đó thì mình cũng nghĩ đó chỉ là chuyện thêm hoa hoè hoa sói như đồ trang sức mà thôi!
KIỀNG MẤY CHÂN?
Thế là kiềng ba chân chỉ còn có một thì làm sao ĐGH Gioan Phaolô không bảo là “chẳng có chăm sóc mục vụ gì cả”. Và liệu có đứng vững như vậy được không trong đà tiến mới mà không chao đảo không? Kinh nghiệm của ĐGH Gioan Phaolô II khi bước chân ra khỏi nhà thờ là đã phải đối diện và đương đầu với một xã hội có thực, vẫn gọi là dấn thân trần thế. Một xã hội mà tiêu chuẩn nhiều khi đối nghịch với niềm tin đạo Chúa, một nền văn hóa vô thần và duy vật, vì con người được xác định rõ ràng bằng văn bản của “sư phụ” là “con vật kinh tế” mà!
Và ĐGH Biển Đức XVI thì lại hay nói tới một nền văn hóa của thần chết tương đối hóa mọi giá trị để chỉ còn một giá trị tôn thờ “duy con vật” của xã hội tục hóa Âu Mỹ và những nước chậm tiến đang rướn cổ đuổi theo với những khủng hoảng đang thấy được, như những lớp di dân từ vùng thôn quê vào thành phố kiếm công việc làm ăn, bị bứng ra khỏi cái nôi vẫn coi là yên ổn từ nhiều năm nay nên phải lay lất như cái cây bị bật rễ! Chả lẽ đó không phải là việc mục vụ của mình vì họ không thuộc xứ đạo mình sao?!
Mục vụ là công việc chăn nuôi thì việc chăm sóc phải thấy rõ nhu cầu của con người ngày nay gồm ba chiều kích, không thể thiếu một chiều kích nào được. Và bây giờ nhiều người thấy rõ cái mô thức mục vụ kiềng ba chân, chỉ thiếu một chân là đã mất cân bằng:
- Mục vụ thiêng liêng.
- Mục vụ xã hội.
- Mục vụ văn hóa.
NHỮNG THAO THỨC CÓ THỰC
Mấy năm gần đây về phía giáo dân đã có những bài viết đề cao mục vụ văn hóa và nói lên tầm quan trọng trong đà tiến của xã hội khi phải đối diện với nhiều chiều kích mới mà nhiều khi ra khỏi nhà thờ mình thấy lảo đảo! Lý do dễ hiểu là một tuần nhiều người chỉ đến nhà thờ được một giờ đã là loại khá, nghe lời Chúa và lời giảng khoảng 10 phút mà nhiều khi chưa kịp lọt tai, đang khi phải sống với đời sống thực với tất cả số thời giờ còn lại, giữa những trạng huống rất ngược với những điều vừa nghe trong nhà thờ, chưa kể là những giao tiếp với những bạn bè và hội đoàn xã hội và chính trị, cũng như rất đông người ngoài Công giáo hay những văn hóa phẩm giải trí hoặc thăng tiến vượt ra khỏi tầm tay của nhà thờ. Đâu là cách hành xử của mình như một người Công giáo sống đạo giữa đời? Đâu là chiều kích ngôn sứ của người “được sai đi loan báo Tin Vui”?
Trên Mạng Lưới Dũng Lạc góp tư liệu xây nhà văn hóa & niềm tin, trong trang Mục Vụ Văn Hóa (www.dunglac.net/mucvuvanhoa) đã có loạt bài rất đáng chú ý của Gs. Trần Văn Cảnh về Sinh Hoạt Văn Hóa của Giáo Xứ Việt Nam ở Paris, và tập tài liệu giới thiệu chính sách mục vụ văn hóa.
“Trong điện văn gởi cho Giáo Xứ Việt Nam Paris ngày 25.06.1996, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo Xứ, «Ðức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu Việt Nam Paris dùng việc cử hành đại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ của họ như khởi điểm của một giai đoạn mới trong đời sống cộng đoàn giáo xứ, mà thuỷ chung trung tín với văn hoá việt nam của họ và liên đới với dân tộc việt nam của họ, hầu trở thành những chứng nhân phát huy tinh thần Phúc Âm giữa đồng bào và anh em của họ.”
Linh mục chính xứ đã ghi nhận việc này khi viết: «Là một cộng đoàn sắc tộc tại thủ đô Paris, Giáo Xứ Việt Nam không thể không là một « cộng đoàn văn hoá». Văn hoá phản ánh nếp sống riêng của dân tộc ta, văn hoá ăn sâu vào cách sống đạo của người công giáo việt nam, văn hoá cần thiết để hội nhập vào xã hội Pháp tiếp đón chúng ta. Vì thế, ngay từ khi mới thành lập, tại trung ương đã có quán cơm xã hội, nghĩa là đã có «các món ăn việt nam», đã có báo chí, nghĩa là những tờ báo «chữ việt nam», đã có những buổi học tập, diễn thuyết bằng tiếng việt dành riêng cho «đồng bào việt nam», vừa để bảo toàn tinh thần văn hoá dân tộc, vừa chuẩn bị cho họ «hội nhập vào văn hoá và xã hội Pháp.”
Tiếp đến là loạt bài viết của ông Nguyễn Long Thao “Hoạt động văn hóa của giáo xứ Việt Nam tại Paris”. Đây là bài viết đặc sắc, nói lên một nỗ lực cụ thể về sinh hoạt văn hóa nơi một xứ đạo. Bài viết này đã tạo được độ rung mạnh nơi các cộng đồng Công giáo Việt khi phải nhìn lại những ưu tiên về mục vụ hiện nay. Một trong những phản ứng rất tích cực là bài viết của ông Trần Vinh “Nhân đọc bài Hoạt động văn hóa của giáo xứ VN tại Paris của Nguyễn Long Thao.”
Một cách cụ thể, giáo xứ Việt Nam tại Paris đã có một Ban Mục Vụ Văn Hóa rõ ràng, với một số sinh hoạt đã đạt thành quả
* Báo Giáo Xứ Việt Nam, Paris: Từ 1975 tới nay đã thực hiện 206 số. Nội dung luôn có những bài về Lễ Tết, các tập tục cưới hỏi, tín ngưỡng dân gian, các đề tài văn học, các tác giả, về tiếng Việt, những tâm tình yêu thương, nhớ nhung quê hương đất nước, v.v.
* Giáo xứ đã tổ chức được 44 cuộc diễn thuyết do các học giả và giáo sư, trong số đó nhiều đề tài về văn hóa dân tộc: Đời Sống Thôn Quê Việt Nam Với Vấn Đề Điền Địa, Đời Sống Tín Ngưỡng Của Dân Tộc Việt Nam, Thi Ca Dân Tộc, Hôn Nhân Xưa Và Nay, Quan Niệm Về Trời, Giáo Dục Việt Nam Qua Tác Phẩm Đoạn Tuyệt, Thờ Cúng Tổ Tiên, Mê Tín Dị Đoan Của Người Việt Nam, Việt Nam Văn Hóa, Văn Minh Và Văn Chương, Thi Sĩ Hàn Mặc Tử, Vua Quang Trung, Alexandre De Rhodes-400 Năm Sinh Nhật, Sự Nghiệp Văn Hóa Và Kiến Trúc Của Cụ Sáu Trần Lục, Mạn Đàm Về Thơ, Học Giả Petrus Trương Vĩnh Ký, Nhà Văn Hóa Huỳnh Tịnh Của, v.v.
* Giáo xứ đã xuất bản 54 cuốn sách. Chỉ riêng cuốn Đức Tin Và Văn Hóa ra năm 2004 đã bao gồm tới 13 bài khảo luận văn hóa rất công phu và hữu ích: Niềm Tin Trong Văn Hóa Việt Nam (gs. Tạ Minh Khánh), Đất Việt Là Quê Hương Của Đạo Trời (ls. Lê Đình Thông), Chữ ‘Trời’ Trong Một Số Cổ Thi Quố Âm Việt Nam (bs. Nguyễn Văn Ái), Đồi Chiếu Các Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo Ở Việt Nam Với Kitô Giáo (lm. Mai Đức Vinh), Đức Tin Công Giáo Và Niềm Tin Phật Giáo (ls. Nguyễn Thị Hảo), Đạo Nào Cũng Giống Nhau? (lm. Mai Đức Vinh), Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam (gs. Phương Oanh), Hội Nhập Văn Hóa Qua Thánh Ca Việt Nam (gs. Hồng Nhuệ), Đức Hiếu Thảo (Bình Huyên), Tôn Kính Tổ Tiên (lm. Mai Đức Vinh), Đóng Góp Của Thơ Công Giáo Vào Việc Truyền Bá Tin Mừng (phó tế Phạm Bá Nha), Thư Mục Báo Chí Công Giáo Việt Nam (lm. Trần Anh Dũng),Cây Văn Hóa Việt Nam Trồng Tại Giáo Xứ Paris (gs. Trần Văn Cảnh).
Và ông Trần Vinh kết luận: “Tác giả Nguyễn Long Thao đã nhận xét thật xác đáng: ‘Chính sách mục vụ văn hóa giáo xứ luôn đặt việc rao giảng Tin Mừng trong bối cảnh hội nhập văn hóa Việt Nam, lúc thì đức tin Kitô giáo được lồng trong khuôn mẫu văn hóa Việt Nam, lúc thì văn hóa Việt Nam được trình bầy dưới chiều kích niềm tin Kitô giáo.’”
THỬ NHÌN QUA NHỮNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN BÁ “SỨ ĐIỆP” MANG CHẤT THUYẾT PHỤC
Những quảng cáo trên Tivi hằng ngày vẫn được gọi là những sứ điệp (message), có ý truyền thông một “tin mừng” nào đó tạo chất thuyết phục và ham thích. Hãng Sony, bia Budweiser, nước Coke dù đã chế ngự thế giới rồi mà vẫn cứ tiếp tục nhồi vào máu, ám vào tim mọi người qua những quảng cáo liên tục, khiến cho thiên hạ không mua không được.
Muốn thành công truyền đạt một “sứ điệp”, các hãng thường phải dành khoảng một phần ba ngân sách. Quảng cáo trên Tivi trong giải Superbowl chỉ trong 30 giây đã phải trả 3 triệu Mỹ kim mà người ta cũng sẵn sàng bỏ tiền ra, vì chuyện đó sẽ đạt kết quả gấp bội.
Vào thời đại truyền thông đại chúng, ai cũng rao truyền quảng bá một điều gì đó, từ quảng cáo đến những khuynh đảo của đảng phái chính trị! Ai cũng tìm cách lôi kéo người khác theo mình, mua hàng hóa của mình. Và họ đã đạt thành công nhờ những kỹ thuật cao độ, tạo được tính thuyết phục. Người ta tin là vì được nghe nói tới nhiều, xem tận mắt những trình bày hấp dẫn mang lại tiện ích. Người ta đã tạo được đòn tâm lý là mọi người đều thích món hàng đó, rất hợp thời!
Sở dĩ các lái buôn thành công trong việc xỏ mũi thiên hạ mà lôi đi, vì họ đã áp dụng đúng chiến thuật gồm bốn điểm:
1. Tạo ra niềm tin rằng cứ mua mấy thứ sản phẩm đó là thế nào cũng ngon lành hạnh phúc. Trong quảng cáo, ai cầm lon nước Coca uống cũng vui vẻ yêu đời quá sức; ai dùng loại xà bông gội đầu đó thì tóc cũng óng mượt bay bay như mây trời.
Đâu có ngờ là người mẫu này có thể chả dùng loại xà bông đó, nhưng vẫn phải cười tươi, nhe răng đúng độ bài bản, đứng trong phòng studio cho những tay lấy ảnh chuyên nghiệp vẽ vời: năm sáu loại đèn chiếu khác nhau từ nhiều góc cạnh cho nét mặt nổi lên như ba chiều vậy, cho tóc long lanh mầu nắng thủy tinh; rồi để quạt máy thổi từ góc phòng cho tóc bay bay. Thế là ăn ảnh đứt đi chứ. Rồi ngầm bảo rằng đẹp như vậy là do xà bông gội đầu loại đó. Thế là người ta cứ răm rắp tuân lệnh mà mua về. Vẫn có nhiều kẻ tin hơn kinh Tin Kính!
2. Tạo cảm tưởng tin rằng mọi người đang dùng sản phẩm đó cả, hợp thời và văn minh quá sức. Vậy là nếu không mua thì tự cảm thấy lạc hậu chẳng giống ai. Thôi đành cũng phải gồng mình chứ biết sao.
3. Cứ ám ảnh bằng ấn rất nhiều hình ảnh qua mọi hình thức, để thành phản ứng tự động mà không cần suy nghĩ đúng sai. Chẳng hạn như những hình ảnh của công ty Disney xuất hiện trong bất cứ gì liên hệ tới đời sống hằng ngày của trẻ, từ sách học đến những chương trình hoạt họa và các đồ chơi.
Đây là một khám phá của khoa tâm lý thời mới: đa số các phản ứng và hành động của con người đều do những hình ảnh trong đầu, chứ không phải là những suy tư lý luận. Vì nhiều hình ảnh chả hợp lý tý nào mà nhiều người vẫn theo. Vậy là người ta cứ "nhất trí" suy nghĩ bằng những hình ảnh đó, hành động theo kiểu những hình ảnh đó. Vậy là “văn hóa toàn cầu” đạt đích.
4. Tạo ấn tượng cứ phải leo thang thêm cho hợp thời. Bất cứ một sản phẩn nào vừa ra lò thì ngay ngày sau đã thấy giới thiệu một thứ mới nâng cấp "up-grade". Vừa mua xong cái máy này chưa kịp sử dụng đã thấy bị lỗi thời, vì kìa một mặt hàng mới cùng loại hấp dẫn hơn nhiều đa xuất hiện. Cứ thế mà sinh bất mãn kinh niên. Lại phải lo nâng cấp hay thay thế cái mới. Và chả bao giờ thỏa, vì các tay làm ăn luôn tìm ra cái mới hơn nữa để chiêu dụ thôi thúc lên cơn thèm khát nhức nhối không cùng!
Joseph Kincheloe và Shirley Steinberg trong khảo cứu về Mức Ảnh Hưởng Tới Lớp Trẻ đã cho biết rằng hiện nay hai công ty Disney và McDonald's có mãnh lực đào tạo cách suy nghĩ và hành động của trẻ mạnh hơn cả hệ thống trường tiểu học.
Cách đây mấy năm, chỉ nguyên ba hãng Gatorade, Hanes, và MCI WorldCom đã phải trả từ 42 tới 47 triệu Mỹ kim một năm cho thần tượng thể thao môn bóng rổ là Michael Jordan để thuê anh chàng này tươi cười cầm chai nước ngọt Gatorade, sử dụng điện thoại hay mặc đồ Hanes.
Chưa kể một điều khác khủng khiếp hơn, đó là tiền trả của hãng Nike cho một mình Michael Jordan quảng cáo trong vòng mấy chục giây cho giầy Nike nhiều hơn là tổng số tiền lương của tất cả nhân công làm cho hãng Nike. Thế mới biết ai mua giầy Nike là đã phải trả tiền cho Michael Jordan nhiều hơn là giá trị thật của đôi giầy.
Vì chiến thuật của hãng nhằm làm sao tạo ra được ấn tượng là ai cũng thích giầy Nike, dân sành điệu là phải đi giầy Nike, vì đi giầy đó thì sẽ đầy hoạt lực và hiệu năng như Mike Jordan như lời “rao truyền” thôi miên: “Hãy như Mike!” (Be like Mike). Mặc đồ có dấu Nike là theo được đà tiến bộ, vì kìa tất cả mọi cầu thủ chơi giải Túc Cầu Thế Giới hay giải Super Bowl đều mặc đồ Nike.
Và ban cầm đầu hãng Nike mỗi tháng hay cuối năm ngồi lại tính sổ sẽ vỗ tay cười chiến thắng vì chiến thuật của mình thành công trông thấy, vì đã xỏ mũi sai khiến được bao người ngoan ngoãn nghe lệnh mình, ít người có thể cưỡng lại được. Nguyên một mình Michael Jordan qua quảng cáo đã làm cho hãng Nike thu lợi thêm được trên 5 tỷ tiền Mỹ.
MÌNH ĐÃ CÓ SÁCH LƯỢC MỤC VỤ VĂN HÓA CHƯA?
Ngày nay ai cũng nói tới kinh tế toàn cầu, văn hóa toàn cầu. Nhưng có dịp đào sâu hơn, người ta ngỡ ngàng nhận ra chính truyền thông đã có quyền lực đào tạo cách suy nghĩ và hành xử của con người trong thời đại mới, theo một giá trị và một mẫu mực giống y như nhau, bên Đông cũng như bên Tây.
Trước khi có toà đại sứ Mỹ tại Hà nội thì đã có CNN. Đây là tiếng nói của tổ chức siêu quyền lực lèo lái “khắp tứ phương thiên hạ” đi vào chiều hướng toàn cầu hóa theo một “trật tự mới” (novus ordo seclorum) như đại ấn tín (the great seal) được công khai in trên tờ một đồng tiền Mỹ.
Vào thời đại ai cũng mạnh bạo và hiên ngang truyền đạt “sứ điệp” một cách thành công, thì có thể mình chỉ loanh quanh mấy sinh hoạt trong một xóm đạo, qua mục vụ thiêng liêng và mấy hoạt động hội đoàn, với những cách chuyển đạt đã lỗi thời, không còn đủ lực hấp dẫn! Nhiều người chỉ đến nhà thờ mỗi tuần được một lần, “chính sách mục vụ” dành cho việc truyền thông sứ điệp Tin Vui chỉ vỏn vẹn có 10 phút qua phần Lời Chúa và chia sẻ, mà không chắc được mấy chữ lọt vào tai! Không phải là vì “thế gian” quá khoẻ lấn lướt, mà có thể mình chưa cảm thấy được sức mạnh của lãnh vực truyền thông để hình thành một chính sách mục vụ văn hóa, diễn đạt làm cho Tin Vui vui thật.
Giáo dân Việt Nam rất rộng lượng. Kêu gọi góp tay làm ân nhân xây nhà thờ thì rất hào hứng. Sở dĩ vậy vì mục vụ cho đến nay vẫn đặt nền từ đơn vị xứ đạo, nên mọi sinh hoạt của mình chỉ quanh quẩn trong một làng nhỏ, một xóm đạo, nhu cầu và tầm nhìn cũng có biên giới ở đó. Một linh mục sau thời gian thụ huấn cũng được cử về một “đơn vị”, có nhiệm vụ cho “đơn vị” đó chạy được. Đó là một tâm thức đã được hình thành từ nhiều năm và nhiều đời thành một cái nếp suy nghĩ và nếp hành xử, mà chưa kịp nhận thức và đạo tạo một tâm thức mới với những nhạy cảm mới.
CÓ CẦN MỘT BAN MỤC VỤ VĂN HÓA KHÔNG?
Ở hải ngoại, người Công giáo Việt Nam trước đây rất tha thiết hỗ trợ xây lại các nhà thờ, bây giờ thì lại nhạy cảm về những chương trình giúp người nghèo, đặc biệt là người cùi.
Nhưng lãnh vực tuyền thông và văn hóa thì xem ra vẫn được xếp loại “xa xỉ phẩm”, đang khi ai cũng thấy quyền lực của nó trong thế giới ngày nay. Có nhiều “cơ quan ngôn luận” ăn nói ngổ ngáo sai lệch, mà nếu mình có đọc qua thì chỉ bảo là chuyện tầm phào, nhưng đâu có ngờ là nhiều người đang đọc nó mà coi là những khám phá mới lạ thích thú. Truyền thông đại chúng là vậy, không thể coi thuờng được.
Vậy mà một bản “sứ điệp” qua một bài giảng có hay mấy cũng chỉ tới tai được trung bình một ngàn người trong vòng năm tới mười phút, và tầm đi xa được có mấy chục thước tới cửa nhà thờ. Từ lý thuyết trong đạo, ở cuối lễ có “chúc anh chị em đi bình an”, người tín hữu nhận sứ mạng được Chúa sai đi rao giảng Tin Mừng. Nhưng thử hỏi mình đã làm gì và bằng cách nào để truyền đạt sứ điệp đó?
Đã là sứ điệp thì phải nói ra được, diễn ra được, loan báo được, có nội dung đàng hoàng, để người khác có thể cảm nhận. Sứ điệp này phải mang chất thuyết phục, làm mê thích, mang lại kết quả cao.
Trong bức thư thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa vào năm 1982. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết: Một đức tin không kiến tạo văn hóa là một đức tin không hoàn toàn được chấp nhận, không được nghĩ suốt, và không được sống cách trung tín.
Tại sao giáo dân đã được đào tạo để nhạy cảm làm ân nhân xây những cái cột nhà thờ lớn, mà không được trồng tỉa nên một tâm thức xây ngôi nhà văn hóa Công giáo có liên hệ tới sứ mạng loan báo Tin Vui.... Xây cất nhà thờ là điều cần thật, nhưng xây ngôi nhà văn hóa Công giáo cho đạo mình có thể bén rễ sâu vào đại chúng, vào tâm thức người mình thì chắc chắn phải cần hơn trong lúc này.
Đó là chính sách đầu tư cho những chương trình huấn luyện chất xám, về sách vở, về mạng lưới vi tính, về cơ sở văn hóa....Có thể đây là một thiếu sót lớn trong chương trình giáo dục tôn giáo? Chả lẽ mỗi lần nói đến truyền giáo là chỉ nghĩ về chuyện đi lên mấy buôn làng người Thượng?
Đường hướng và chính sách truyền đạt sứ điệp Tin Mừng cho đất nước mình và người mình phải là một kế sách thống nhất từ trên, từ Hội Đồng Giám Mục, từ những chương trình đào tạo. Mục vụ văn hóa có là một môn học cần thiết trong chương trình huấn luyện trong các chủng viện và dòng tu? Có kế hoạch nào đào tạo cảm quan dành đúng chỗ cho những sinh hoạt mục vụ văn hóa trong các xứ đạo?
Khi từ trên đã thống nhất đuờng hướng, những vị lãnh đạo đã thấy rõ môi trường, phương thức và mục tiêu đã chọn lựa ưu tiên trong chính sách loan truyền Tin Vui cho thời đại mới, thì tự nhiên giáo dân cũng rung cảm. Và một tâm thức mới có thể hình thành. Và lúc đó mới có được những ân nhân sẵn sàng góp tay xây ngôi nhà văn hóa Công giáo.
Về điểm này, ông Nguyễn Long Thao đã nhận xét: “Thế nhưng, nếu chúng tôi không lầm thì các giáo xứ Việt Nam hiện nay ở hải ngoại, hầu như chỉ chú ý đến mục vụ thiêng liêng, một chút về mục vụ xã hội. Còn mục vụ văn hóa, ngoài cái công tác dậy Việt ngữ cho các em thiếu nhi ra, giáo xứ rất lơ là về mục vụ văn hóa, coi đó là một thứ xa xỉ phẩm. Nếu có sinh hoạt mục vụ văn hóa nào đó thì cũng chỉ là công tác cá nhân, không phải là sinh hoạt chính của giáo xứ. Một bằng chứng cụ thể là tại San Jose, California nơi có số giáo dân đông vào hàng thứ nhì trên nước Mỹ, thế mà không có một tờ báo Công giáo nào, còn các sinh hoạt văn hóa khác chỉ “năm thì mười họa”!
Chúng ta cứ thường nghe phải nỗ lực rao giảng Tin Mừng. Nhưng lời kêu gọi trên đây liệu có ý nghĩa gì và liệu có hữu hiệu hay không nếu không dùng phương tiện mục vụ văn hóa.
CHỪNG NÀO MỚI BẮT ĐẦU KẺO SỢ RẰNG QUÁ MUỘN?
Thế giới bây giờ tiến quá nhanh với những vấn đề mới và nhu cầu mới. Kinh nghiệm từ các giáo hội Âu châu cho thấy, nếu mình không đáp ứng kịp mà chỉ lo giữ cơ cấu thể chế, thì một lúc nào đó người ta sẽ bỏ mình, bỏ đạo mà chạy theo các “bùa” hộ mạng. Lúc đó thì mình chỉ còn biết lẽo đẽo chạy theo đàng sau một cách tội nghiệp. Điều này cũng có thể đúng cho cả Việt Nam trong lúc chuyển mình tiến lên kinh tế thị trường.
ĐGH Biển Đức quả là một người rất nhạy bén đã nhìn thấu những dấu chỉ thời đại qua văn hóa, nhận định cặn kẽ về những chuyển biến này để tìm ra giải pháp cho giáo hội trong lúc lịch sử đang sang trang.
Nhìn vào sách vở Công giáo bằng tiếng Việt mình, trước đây vốn đã nghèo nàn thưa thớt, mà từ thời điểm 1975 thì quả là một lỗ hổng quá lớn! Lớp người ra đi hay ở lại đều trải qua một giai đoạn kinh hoàng. Phải mất một thời gian dài chao đảo không an cư làm sao lạc nghiệp?! Mà ở trong nước thì lo bơi lội để sống sót đã là phúc rồi.
Thành thử ra mấy chục năm trời hầu như không có một công trình nào bề thế về văn hóa Công giáo trừ những bài báo rải rác đó đây, hay những tiếng than van mà chẳng biết bắt đầu từ đâu! Bây giờ hơi tạm “hoàn hồn” thì thế hệ đầu đã đến tuổi ngồi thở, mà thế hệ trẻ thì chưa được sửa soạn để sẵn sàng!
Nhiều người đã bắt đầu bàn tới một thư viện online, một hệ thống có tổ chức để dịch những sách quá cần thiết đáp ứng nhu cầu giáo hội Việt Nam đã nhiều năm thiếu vắng sách vở, một mạng lưới văn hóa Công giáo, nhưng điều quan trọng vẫn là ai làm, làm bằng cách nào, và ai có thể bắt đầu?!
MỘT VÀI NỖ LỰC GÓP TAY ĐI TỚI
Cuối tháng Giêng năm 2008, một cuộc họp mặt của tác giả Đồng Xanh Thơ được tổ chức tại toà giám mục Phan Thiết, do nhà thơ Cao Huy Hoàng điều hợp. Sau hai tập góp nhặt thơ Công giáo “Thơ Đọng Đầu Nguồn” từ những bài thơ từ ngày có đạo Chúa tại Việt Nam, do nhà thơ Lê Đình Bảng chủ biên, cũng như “Góp Nhặt Thơ Công Giáo Hôm Nay” (tập 1) do linh mục nhà thơ Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh chủ biên, cuộc họp mặt này ghi mốc một nỗ lực đáng kể sau một năm góp sức và được đưa lên Mạng Lưới Dũng Lạc. Cả hai tập thơ trên cũng đã được đưa vào Tủ Sách Dũng Lạc. Và hiện cũng đang có một dự tính cho việc hình thành một Trang Văn Xuôi Vườn Non Ô-liu để trồng những cây viết trẻ.
Nhiều người đã từng thao thức về tình trạng văn hóa và văn học Công giáo chưa được phổ biến đúng tầm mức. Và ai cũng ước mong: “Giá mà mỗi người Công giáo, giáo phẩm cũng như giáo dân, ý thức hơn về ưu tiên đầu tư xây ngôi nhà văn hóa Công giáo nhiều hơn, thì cái không khí sách vở Công giáo sẽ bớt vắng vẻ tiêu điều đi, và Đạo Chúa có chiều phát triển thêm lên và sâu rộng hơn nơi đại chúng!”
Nhưng nếu chỉ trăn trở hay ngồi ước ao “giá mà…” để chờ người khác làm thì biết chờ đến bao giờ?! Kinh nghiệm các cuộc phục hưng ngay cả một dân tộc như Nhật cũng bắt đầu bằng những nhóm người dám xích lại với nhau mở tới một tâm thức mới và một chiều hướng mới đi trước cả Minh Trị Thiên Hoàng. Chỉ một nhóm nhỏ như Tự Lực Văn Đoàn cũng đã thổi được một luồng gió mới về văn học và xã hội cho thời chuyển tiếp.
Có thể đây cũng là thời điểm đã đến lúc chín mùi. Từ đầu năm 2005, với nhiều nỗ lực và kiên trì, một số anh em, gồm cả linh mục và giáo dân, đã mạo muội thử tạo ra một mạng lưới như mảnh đất để nhiều người có thể góp tay với nhau mà góp phần vào công việc cùng xây ngôi nhà Văn Hóa Công Giáo, lấy tên là Mạng Lưới Dũng Lạc (www.dunglac.org và www.dunglac.net).
Mạng Lưới mang tên thánh Dũng Lạc, vị thánh tiêu biểu các thánh Việt đã được thế giới tuyên dương, tức là trân trọng cả một đạo sống đức tin Công giáo trong tinh thần Việt, trong căn cước và lý lịch Việt, với một đường hướng hội nhập văn hóa, cũng như góp phần thăng tiến văn hóa Việt.
Mạng Lưới Dũng Lạc đã và đang thực hiện:
1. Ý thức góp phần Công giáo vào gia tài chung của Mẹ Việt Nam để xiển dương đạo sống văn hóa Việt có sức bay lên trong cái thần dũng lực của rồng và an lạc của chim tiên, như biểu hiệu Cánh Chim Dũng Lạc bay lên trong logo MLDL. Như vậy, vừa hội nhập văn hóa vừa phải thăng tiến văn hóa như nghiên cứu của Ủy Ban Giáo Hoàng về Văn Hoá trong ‘Hướng Tới Một Tiếp Cận Mục Vụ Văn Hóa’ (Toward a Pastoral Approach to Culture). Trong chiều hướng này MLDL cũng hân hạnh được nhiều người ngoài Công giáo cùng góp mặt.
Em sẽ múa điệu Văn Lang Vũ Bộ
Nhịp trống đồng gọi màu nắng ca dao.
(Nguyễn Ngọc Danh)
2. Gom góp những tác phẩm và tư liệu về văn hóa và văn học Công giáo từ những ngày đầu tiên đầu thế kỷ 17 khi hạt giống Tin Mừng Đạo Chúa gieo vào mảnh đất quê hương Việt Nam. Hiện đã có những cuốn sách từ thời trước cha Đắc Lộ và những vị truyền giáo đầu tiên, những tập Góp Nhặt Thơ Công giáo từ thế kỷ 17, Nhân Vật Công Giáo từ thế kỷ 17, và nhiều cuốn sách quí và hiếm trong Tủ Sách Dũng Lạc. Trong đường dài mong sẽ có thể tiến tới một thư viện Công giáo online.
3. Mời gọi các cây viết Công giáo cùng góp tay vun trồng và xây dựng, coi đây là sứ mạng chung, để làm sao tạo ra được một mảnh đất mà mỗi người đều có thể đóng góp được một điều gì cho việc cùng nhau xây dựng ngôi nhà Văn Hóa Công giáo. Có người đóng góp những bài viết suy tư như về hội nhập văn hóa và mục vụ văn hóa; có người gom vào những tác phẩm, dần dà sẽ thành một cái gì lớn dần lên. Trong chiều hướng này, điều thật lạc quan là hiện đã có được trên 80 người góp mặt làm thành như Ban Biên Tập. Mỗi người đều có một Trang website riêng để gom góp những gì liên hệ cho dễ thấy và dễ tìm.
4. Trồng các mầm non: Những trang Văn Thơ Trẻ cũng đang được mở ra như trang Đồng Xanh Thơ, Vườn Non Ô-liu... Vì như kiểu nói của linh mục nhà thơ Trăng Thập Tự: “Không ai sẽ gặt được gì nếu đã không có người gieo. Ta phải gieo và ta sẽ gieo gì đây để, 30 năm nữa, mừng 500 năm Kitô giáo Việt Nam, con em chúng ta có đưa mắt nhìn vào mảnh vườn văn thơ Công Giáo sẽ khỏi phải lại gặt lấy một tiếng thở dài?”
CÓ GÌ MỪNG ĐỂ HÃNH DIỆN LOAN BÁO KHÔNG?
Đầu năm 2008, nhóm Sứ Điệp từ Boston tái ngộ với số 11, và bắt đầu đưa lên Mạng Lưới Dũng Lạc. Tập san có chủ đích rõ là chuyển đạt sứ điệp Tin Mừng bằng văn học nghệ thuật, với sự góp mặt của nhiều cây viết ngoài Công giáo trong chiều hướng đi tìm chân thiện mỹ với nhau. Nhóm đang có dự định buổi gặp gỡ trao đổi chí hướng với một số nghệ sĩ Công giáo trong sứ mạng chuyển đạt sứ điệp.
Một trong những niềm vui phục vụ, là từ ngày nhiếp ảnh gia Nguyễn Đức Cung và tôi chủ trương phòng ảnh nghệ thuật và chiêm/niệm/thiền, đã có nhiều người ngoài Công giáo thưởng ngoạn và khuyến khích: “Một tấm ảnh đúng là bằng một ngàn lời nói, vượt qua ranh giới tôn giáo để cống hiến những phút giây ấm lòng.”
Cũng từ đầu năm 2008, Bản Tin Dũng Lạc, với nội dung chủ yếu xoay quanh chủ đề chính là Văn Hóa và Đức Tin, đã bắt đầu phát hành hàng tháng dưới dạng báo điện tử, do nhóm Mạng Lưới Dũng Lạc chủ trương và Gs. Trần Văn Cảnh và Lm. Phạm Văn Tuệ điều hợp.
Quả thực, đã là tin mừng thì không chỉ để “răn bảo” nhau mấy phút trong nhà thờ, mà phải được truyền đi, nói cho người khác nghe nữa. Bản tin này phải mang chất thuyết phục vể cả nội dung lẫn cung cách diễn đạt. Người ta phải “đầu tư” bằng một ngân sách lớn để nói hay và hay nói về món hàng của họ. Nói tới rồi nói lui, nghiên cứu thị trường, đổi chiến thuật đều đều, đồi kiểu quảng cáo... để đạt kết quả cao.
Những nhà truyền giáo dòng Tên đầu tiên đến Việt Nam vào đầu thế kỷ 17 đã dành ưu tiên số một cho vần đề nghiên cứu văn hóa và tiếng nói trước khi đổ nước “con muốn vào lòng người Hoa Lang không?” Rồi bẵng đi cả mấy thế kỷ tự nhiên cái ưu tiên này bị gác sang bên cạnh mãi mới có được bộ sách của linh mục Léopold Cadière. Ngày nay, đi vào cụ thể, chúng ta đang chọn lựa chính sách nào, mục tiêu nào, phương cách nào, trong việc truyền đạt sứ điệp Tin Vui?
Linh mục Trăng Thập Tự trong bài chia sẻ về văn học nghệ thuật Công giáo đã có nhận xét rất chính xác: “Vào các nhà sách đời, ta có thể dễ dàng tìm được nhiều sách Phật Giáo, cách riêng của Thiền Tông, nhưng sách Công Giáo hầu như không có quyển nào. Sách Thiền Học lối cuốn cả người Công Giáo vì được viết với những phong cách và thể loại rất đi vào lòng người. Muốn có được cùng một sức lôi cuốn, cần có một lớp người cầm bút sống và cảm nghiệm Tin Mừng thật sâu xa... Trong một cuộc chiến tranh nhân dân, bên nào giành được giới văn học nghệ thuật thì sớm muộn sẽ chiến thắng. Đó cũng là một khoé cửa giúp ta nhìn về tương lai công cuộc phúc âm hoá tại Việt Nam.”
“Tiến tới một công việc quy mô cả nước, muốn kết quả, cần có nhiều nhân sự đủ khả năng và cơ động? Ví dụ, một trang mạng có sức lôi cuốn bạn trẻ cần phải có một nhóm người đủ năng lực và làm việc thường xuyên… Chúng con nghĩ đến những Dòng tu lớn, cả dòng nam và dòng nữ… Thiết tưởng, trong các văn kiện chính thức của nhiều Dòng, đã có hàm chứa việc truyền giáo qua con đường văn học nghệ thuật.”
Biết rằng văn học nghệ thuật quan trọng như vậy trong vấn đề truyền giáo, nhưng có chương trình nào hỗ trợ và huấn luyện những cây viết, về nội dung sứ điệp, về phương thức chuyển đạt, về nghệ thuật sáng tác...? Và đã có kế hoạch nào cho thị trường tiêu thụ các tác phẩm Công giáo?
MỤC VỤ VĂN HÓA, MỘT SỨ VỤ THUỘC CĂN TÍNH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO
Ở hải ngoại, một số cộng đoàn đã bắt đầu một số hình thái sinh hoạt mục vụ văn hóa như giáo xứ Việt Nam tại Paris, với những sinh hoạt cụ thể như tổ chức những buổi nói chuyện vế văn hóa và văn học... Có cộng đoàn dành rõ ràng một ngân sách mỗi năm để hỗ trợ những cơ quan truyền thông, những mạng lưới Công giáo hay thư viện, dành thời biểu để giới thiệu những tác phẩm Công giáo giá trị.
Nhìn cho kỹ, ban mục vụ văn hóa cũng chính là ban truyền giáo, là chuyển đạt sứ điệp Tin Vui bằng những phương tiện hợp thời ngày nay. Đây là lúc người con Chúa cần ý thức tích cực góp phần trực tiếp vào việc truyền rao Lời Chúa bằng nhiều cách, qua văn học nghệ thuật, sách báo, mạng lưới, báo điện tử... để sứ điệp Tin Mừng không chỉ bị giới hạn trong mấy phút hay trong khuôn khổ nhà thờ, mà có thể đi tới được nhiều người, tới được cả những người ngoài Công giáo.
Cùng nhau tạo được một tâm thức mới với rung cảm mới trong lãnh vực này thì quả thật cánh đồng lúa chín đang diễn ra trước mắt kia rồi. Mục vụ văn hóa và văn học nghệ thuật quả là con đường đi tới được cánh đồng truyền giáo, vì đi thẳng được vào lòng người trong cảm quan của cuộc sống nhân sinh.
Hiện nay đã có khá nhiều trang mạng mang tính Công giáo. Trang thì mạnh về tin tức sinh hoạt, trang thì chuyên về mục vụ thiêng liêng thêm chút xã hội. Nhưng những trang riêng dành cho người Công giáo như thế đôi khi bị dị ứng đối với người ngoài Công giáo, và nhiều người chẳng muốn đi vào! Vì thế rất cần có thêm những trang về mục vụ văn hóa, tức nhằm hướng truyền giáo, chuyển đạt Tin Mừng cho đại chúng.
Mấy năm trước, anh bạn tôi phàn nàn: “Có nhiều người Công giáo viết văn, làm thơ, nhưng có rất ít nhà văn và nhà thơ Công giáo.” Ý anh muốn nói còn quá ít tác phẩm chuyển đạt được sứ điệp Tin Mừng trong khung mạch đại chúng dân mình bằng ngôn ngữ đời thường.
Không phải cứ nói tới sứ điệp Tin Mừng là phải đưa hình Chúa hay Đức Mẹ ra là được, có thể đôi khi còn bị dị ứng nữa là đàng khác, nhưng phải khởi đi từ những rung động trong tim mỗi người đang khắc khoải tìm câu trả lời cho ý nghĩa cuộc sống.
Lúc này thì cơ may đã đến, đã đúng thời chứ chưa muộn. Thời của vi tính, thời của trang mạng. Ai sẽ bắt đầu? Báo Time đã chọn chính Bạn là người quan trọng nhất trong năm (Time’s Person of the Year is You). Họ không lầm lẫn hay giỡn chơi đâu. Họ chọn thật đấy.
Bạn chính là Người Quan Trọng Nhất Năm Nay, khi bạn biết mở đọc, góp tay bằng tinh thần và vật chất, và giới thiệu các mạng lưới truyền sứ điệp Tin Vui. Ưu thế của truyền thông là nói hay và hay nói về sứ điệp mình đang muốn chuyển.
Mục vụ văn hóa như vậy không còn phải là chuyện thêm thắt trang hoàng nữa, mà là một mệnh lệnh đang bắt đầu cụ thể, một sứ vụ bắt buộc làm nên bản sắc người Công giáo. Và một hội đồng gọi là mục vụ thì ngoài các ban về phụng vụ, tài chánh, xã hội, thăng tiến nội tâm... không thể thiếu ban mục vụ văn hóa, có nhiệm vụ tạo ý thức và rung cảm, đôn đốc các chương trình cụ thể nơi xứ đạo của mình để mở tới những cửa ngõ đi vào cánh đồng truyền giáo đang hiện thực.
“Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng...” (Lc 4:18).
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân thành môn đệ...” (Mt 28:19)
Và ĐGH GioanPhaolô II thì khẳng định: "Chỉ khi nào đi vào lòng một nền văn hóa và qua một nền văn hóa, Ðức Tin Công giáo mới thực sự tham dự vào lịch sử và kiến tạo lịch sử." (Tông huấn Người Tín Hữu Giáo Dân" #44)
Lời quả quyết của Ngài vẫn là một thách đố đối với các cộng đoàn Công giáo khi thành lập hội đồng mục vụ: “Nếu không có một chương trình mục vụ về văn hóa thì chẳng có chăm sóc mục vụ gì cả.”
Chưa kịp trả lời thì tôi đã phải giật mình đọc mấy hàng chữ của ĐGH Gioan Phaolô II. Năm 1982 khi thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, ngài đã nói riêng với Đức Hồng Y Poupard với niềm xác tín qua kinh nghiệm đời mình: “Nếu không có một chương trình mục vụ về văn hóa thì chẳng có chăm sóc mục vụ gì cả.”
Thế là thế nào?! Từ bao năm nay mình vẫn làm mục vụ, lo làm lễ, cử hành các bí tích, rao giảng Lời Chúa trong các thánh lễ, sinh hoạt hội đoàn... cho xứ đạo có thể chạy được, mà ngài lại bảo “chẳng có chăm sóc mục vụ gì cả” là làm sao!
Thì ra cho đến hôm nay, tôi cũng như nhiều người được đào tạo mang một mô thức và một tâm thức (tức một cách nhìn và cách hành xử) để thi hành một nhiệm vụ vỏn vẹn trong lãnh vực nhà thờ, “bó rọ” trong một cộng đoàn, gọi là mục vụ thiêng liêng, còn những mảng đời khác xem ra tôi cũng chẳng để tâm cho đủ, như mục vụ xã hội cũng chỉ coi là một vài việc làm bác ái nào đó... Và tuyệt nhiên chẳng để bao phần trăm sức lực và chất xám cho mục vụ văn hóa, vì xem ra chẳng có gì “ăn uống” với nhiệm vụ của mình cả, như là chuyện của người khác, nếu có ai làm chuyện đó thì mình cũng nghĩ đó chỉ là chuyện thêm hoa hoè hoa sói như đồ trang sức mà thôi!
KIỀNG MẤY CHÂN?
Thế là kiềng ba chân chỉ còn có một thì làm sao ĐGH Gioan Phaolô không bảo là “chẳng có chăm sóc mục vụ gì cả”. Và liệu có đứng vững như vậy được không trong đà tiến mới mà không chao đảo không? Kinh nghiệm của ĐGH Gioan Phaolô II khi bước chân ra khỏi nhà thờ là đã phải đối diện và đương đầu với một xã hội có thực, vẫn gọi là dấn thân trần thế. Một xã hội mà tiêu chuẩn nhiều khi đối nghịch với niềm tin đạo Chúa, một nền văn hóa vô thần và duy vật, vì con người được xác định rõ ràng bằng văn bản của “sư phụ” là “con vật kinh tế” mà!
Và ĐGH Biển Đức XVI thì lại hay nói tới một nền văn hóa của thần chết tương đối hóa mọi giá trị để chỉ còn một giá trị tôn thờ “duy con vật” của xã hội tục hóa Âu Mỹ và những nước chậm tiến đang rướn cổ đuổi theo với những khủng hoảng đang thấy được, như những lớp di dân từ vùng thôn quê vào thành phố kiếm công việc làm ăn, bị bứng ra khỏi cái nôi vẫn coi là yên ổn từ nhiều năm nay nên phải lay lất như cái cây bị bật rễ! Chả lẽ đó không phải là việc mục vụ của mình vì họ không thuộc xứ đạo mình sao?!
Mục vụ là công việc chăn nuôi thì việc chăm sóc phải thấy rõ nhu cầu của con người ngày nay gồm ba chiều kích, không thể thiếu một chiều kích nào được. Và bây giờ nhiều người thấy rõ cái mô thức mục vụ kiềng ba chân, chỉ thiếu một chân là đã mất cân bằng:
- Mục vụ thiêng liêng.
- Mục vụ xã hội.
- Mục vụ văn hóa.
NHỮNG THAO THỨC CÓ THỰC
Mấy năm gần đây về phía giáo dân đã có những bài viết đề cao mục vụ văn hóa và nói lên tầm quan trọng trong đà tiến của xã hội khi phải đối diện với nhiều chiều kích mới mà nhiều khi ra khỏi nhà thờ mình thấy lảo đảo! Lý do dễ hiểu là một tuần nhiều người chỉ đến nhà thờ được một giờ đã là loại khá, nghe lời Chúa và lời giảng khoảng 10 phút mà nhiều khi chưa kịp lọt tai, đang khi phải sống với đời sống thực với tất cả số thời giờ còn lại, giữa những trạng huống rất ngược với những điều vừa nghe trong nhà thờ, chưa kể là những giao tiếp với những bạn bè và hội đoàn xã hội và chính trị, cũng như rất đông người ngoài Công giáo hay những văn hóa phẩm giải trí hoặc thăng tiến vượt ra khỏi tầm tay của nhà thờ. Đâu là cách hành xử của mình như một người Công giáo sống đạo giữa đời? Đâu là chiều kích ngôn sứ của người “được sai đi loan báo Tin Vui”?
Trên Mạng Lưới Dũng Lạc góp tư liệu xây nhà văn hóa & niềm tin, trong trang Mục Vụ Văn Hóa (www.dunglac.net/mucvuvanhoa) đã có loạt bài rất đáng chú ý của Gs. Trần Văn Cảnh về Sinh Hoạt Văn Hóa của Giáo Xứ Việt Nam ở Paris, và tập tài liệu giới thiệu chính sách mục vụ văn hóa.
“Trong điện văn gởi cho Giáo Xứ Việt Nam Paris ngày 25.06.1996, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo Xứ, «Ðức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu Việt Nam Paris dùng việc cử hành đại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ của họ như khởi điểm của một giai đoạn mới trong đời sống cộng đoàn giáo xứ, mà thuỷ chung trung tín với văn hoá việt nam của họ và liên đới với dân tộc việt nam của họ, hầu trở thành những chứng nhân phát huy tinh thần Phúc Âm giữa đồng bào và anh em của họ.”
Linh mục chính xứ đã ghi nhận việc này khi viết: «Là một cộng đoàn sắc tộc tại thủ đô Paris, Giáo Xứ Việt Nam không thể không là một « cộng đoàn văn hoá». Văn hoá phản ánh nếp sống riêng của dân tộc ta, văn hoá ăn sâu vào cách sống đạo của người công giáo việt nam, văn hoá cần thiết để hội nhập vào xã hội Pháp tiếp đón chúng ta. Vì thế, ngay từ khi mới thành lập, tại trung ương đã có quán cơm xã hội, nghĩa là đã có «các món ăn việt nam», đã có báo chí, nghĩa là những tờ báo «chữ việt nam», đã có những buổi học tập, diễn thuyết bằng tiếng việt dành riêng cho «đồng bào việt nam», vừa để bảo toàn tinh thần văn hoá dân tộc, vừa chuẩn bị cho họ «hội nhập vào văn hoá và xã hội Pháp.”
Tiếp đến là loạt bài viết của ông Nguyễn Long Thao “Hoạt động văn hóa của giáo xứ Việt Nam tại Paris”. Đây là bài viết đặc sắc, nói lên một nỗ lực cụ thể về sinh hoạt văn hóa nơi một xứ đạo. Bài viết này đã tạo được độ rung mạnh nơi các cộng đồng Công giáo Việt khi phải nhìn lại những ưu tiên về mục vụ hiện nay. Một trong những phản ứng rất tích cực là bài viết của ông Trần Vinh “Nhân đọc bài Hoạt động văn hóa của giáo xứ VN tại Paris của Nguyễn Long Thao.”
Một cách cụ thể, giáo xứ Việt Nam tại Paris đã có một Ban Mục Vụ Văn Hóa rõ ràng, với một số sinh hoạt đã đạt thành quả
* Báo Giáo Xứ Việt Nam, Paris: Từ 1975 tới nay đã thực hiện 206 số. Nội dung luôn có những bài về Lễ Tết, các tập tục cưới hỏi, tín ngưỡng dân gian, các đề tài văn học, các tác giả, về tiếng Việt, những tâm tình yêu thương, nhớ nhung quê hương đất nước, v.v.
* Giáo xứ đã tổ chức được 44 cuộc diễn thuyết do các học giả và giáo sư, trong số đó nhiều đề tài về văn hóa dân tộc: Đời Sống Thôn Quê Việt Nam Với Vấn Đề Điền Địa, Đời Sống Tín Ngưỡng Của Dân Tộc Việt Nam, Thi Ca Dân Tộc, Hôn Nhân Xưa Và Nay, Quan Niệm Về Trời, Giáo Dục Việt Nam Qua Tác Phẩm Đoạn Tuyệt, Thờ Cúng Tổ Tiên, Mê Tín Dị Đoan Của Người Việt Nam, Việt Nam Văn Hóa, Văn Minh Và Văn Chương, Thi Sĩ Hàn Mặc Tử, Vua Quang Trung, Alexandre De Rhodes-400 Năm Sinh Nhật, Sự Nghiệp Văn Hóa Và Kiến Trúc Của Cụ Sáu Trần Lục, Mạn Đàm Về Thơ, Học Giả Petrus Trương Vĩnh Ký, Nhà Văn Hóa Huỳnh Tịnh Của, v.v.
* Giáo xứ đã xuất bản 54 cuốn sách. Chỉ riêng cuốn Đức Tin Và Văn Hóa ra năm 2004 đã bao gồm tới 13 bài khảo luận văn hóa rất công phu và hữu ích: Niềm Tin Trong Văn Hóa Việt Nam (gs. Tạ Minh Khánh), Đất Việt Là Quê Hương Của Đạo Trời (ls. Lê Đình Thông), Chữ ‘Trời’ Trong Một Số Cổ Thi Quố Âm Việt Nam (bs. Nguyễn Văn Ái), Đồi Chiếu Các Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo Ở Việt Nam Với Kitô Giáo (lm. Mai Đức Vinh), Đức Tin Công Giáo Và Niềm Tin Phật Giáo (ls. Nguyễn Thị Hảo), Đạo Nào Cũng Giống Nhau? (lm. Mai Đức Vinh), Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam (gs. Phương Oanh), Hội Nhập Văn Hóa Qua Thánh Ca Việt Nam (gs. Hồng Nhuệ), Đức Hiếu Thảo (Bình Huyên), Tôn Kính Tổ Tiên (lm. Mai Đức Vinh), Đóng Góp Của Thơ Công Giáo Vào Việc Truyền Bá Tin Mừng (phó tế Phạm Bá Nha), Thư Mục Báo Chí Công Giáo Việt Nam (lm. Trần Anh Dũng),Cây Văn Hóa Việt Nam Trồng Tại Giáo Xứ Paris (gs. Trần Văn Cảnh).
Và ông Trần Vinh kết luận: “Tác giả Nguyễn Long Thao đã nhận xét thật xác đáng: ‘Chính sách mục vụ văn hóa giáo xứ luôn đặt việc rao giảng Tin Mừng trong bối cảnh hội nhập văn hóa Việt Nam, lúc thì đức tin Kitô giáo được lồng trong khuôn mẫu văn hóa Việt Nam, lúc thì văn hóa Việt Nam được trình bầy dưới chiều kích niềm tin Kitô giáo.’”
THỬ NHÌN QUA NHỮNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN BÁ “SỨ ĐIỆP” MANG CHẤT THUYẾT PHỤC
Những quảng cáo trên Tivi hằng ngày vẫn được gọi là những sứ điệp (message), có ý truyền thông một “tin mừng” nào đó tạo chất thuyết phục và ham thích. Hãng Sony, bia Budweiser, nước Coke dù đã chế ngự thế giới rồi mà vẫn cứ tiếp tục nhồi vào máu, ám vào tim mọi người qua những quảng cáo liên tục, khiến cho thiên hạ không mua không được.
Muốn thành công truyền đạt một “sứ điệp”, các hãng thường phải dành khoảng một phần ba ngân sách. Quảng cáo trên Tivi trong giải Superbowl chỉ trong 30 giây đã phải trả 3 triệu Mỹ kim mà người ta cũng sẵn sàng bỏ tiền ra, vì chuyện đó sẽ đạt kết quả gấp bội.
Vào thời đại truyền thông đại chúng, ai cũng rao truyền quảng bá một điều gì đó, từ quảng cáo đến những khuynh đảo của đảng phái chính trị! Ai cũng tìm cách lôi kéo người khác theo mình, mua hàng hóa của mình. Và họ đã đạt thành công nhờ những kỹ thuật cao độ, tạo được tính thuyết phục. Người ta tin là vì được nghe nói tới nhiều, xem tận mắt những trình bày hấp dẫn mang lại tiện ích. Người ta đã tạo được đòn tâm lý là mọi người đều thích món hàng đó, rất hợp thời!
Sở dĩ các lái buôn thành công trong việc xỏ mũi thiên hạ mà lôi đi, vì họ đã áp dụng đúng chiến thuật gồm bốn điểm:
1. Tạo ra niềm tin rằng cứ mua mấy thứ sản phẩm đó là thế nào cũng ngon lành hạnh phúc. Trong quảng cáo, ai cầm lon nước Coca uống cũng vui vẻ yêu đời quá sức; ai dùng loại xà bông gội đầu đó thì tóc cũng óng mượt bay bay như mây trời.
Đâu có ngờ là người mẫu này có thể chả dùng loại xà bông đó, nhưng vẫn phải cười tươi, nhe răng đúng độ bài bản, đứng trong phòng studio cho những tay lấy ảnh chuyên nghiệp vẽ vời: năm sáu loại đèn chiếu khác nhau từ nhiều góc cạnh cho nét mặt nổi lên như ba chiều vậy, cho tóc long lanh mầu nắng thủy tinh; rồi để quạt máy thổi từ góc phòng cho tóc bay bay. Thế là ăn ảnh đứt đi chứ. Rồi ngầm bảo rằng đẹp như vậy là do xà bông gội đầu loại đó. Thế là người ta cứ răm rắp tuân lệnh mà mua về. Vẫn có nhiều kẻ tin hơn kinh Tin Kính!
2. Tạo cảm tưởng tin rằng mọi người đang dùng sản phẩm đó cả, hợp thời và văn minh quá sức. Vậy là nếu không mua thì tự cảm thấy lạc hậu chẳng giống ai. Thôi đành cũng phải gồng mình chứ biết sao.
3. Cứ ám ảnh bằng ấn rất nhiều hình ảnh qua mọi hình thức, để thành phản ứng tự động mà không cần suy nghĩ đúng sai. Chẳng hạn như những hình ảnh của công ty Disney xuất hiện trong bất cứ gì liên hệ tới đời sống hằng ngày của trẻ, từ sách học đến những chương trình hoạt họa và các đồ chơi.
Đây là một khám phá của khoa tâm lý thời mới: đa số các phản ứng và hành động của con người đều do những hình ảnh trong đầu, chứ không phải là những suy tư lý luận. Vì nhiều hình ảnh chả hợp lý tý nào mà nhiều người vẫn theo. Vậy là người ta cứ "nhất trí" suy nghĩ bằng những hình ảnh đó, hành động theo kiểu những hình ảnh đó. Vậy là “văn hóa toàn cầu” đạt đích.
4. Tạo ấn tượng cứ phải leo thang thêm cho hợp thời. Bất cứ một sản phẩn nào vừa ra lò thì ngay ngày sau đã thấy giới thiệu một thứ mới nâng cấp "up-grade". Vừa mua xong cái máy này chưa kịp sử dụng đã thấy bị lỗi thời, vì kìa một mặt hàng mới cùng loại hấp dẫn hơn nhiều đa xuất hiện. Cứ thế mà sinh bất mãn kinh niên. Lại phải lo nâng cấp hay thay thế cái mới. Và chả bao giờ thỏa, vì các tay làm ăn luôn tìm ra cái mới hơn nữa để chiêu dụ thôi thúc lên cơn thèm khát nhức nhối không cùng!
Joseph Kincheloe và Shirley Steinberg trong khảo cứu về Mức Ảnh Hưởng Tới Lớp Trẻ đã cho biết rằng hiện nay hai công ty Disney và McDonald's có mãnh lực đào tạo cách suy nghĩ và hành động của trẻ mạnh hơn cả hệ thống trường tiểu học.
Cách đây mấy năm, chỉ nguyên ba hãng Gatorade, Hanes, và MCI WorldCom đã phải trả từ 42 tới 47 triệu Mỹ kim một năm cho thần tượng thể thao môn bóng rổ là Michael Jordan để thuê anh chàng này tươi cười cầm chai nước ngọt Gatorade, sử dụng điện thoại hay mặc đồ Hanes.
Chưa kể một điều khác khủng khiếp hơn, đó là tiền trả của hãng Nike cho một mình Michael Jordan quảng cáo trong vòng mấy chục giây cho giầy Nike nhiều hơn là tổng số tiền lương của tất cả nhân công làm cho hãng Nike. Thế mới biết ai mua giầy Nike là đã phải trả tiền cho Michael Jordan nhiều hơn là giá trị thật của đôi giầy.
Vì chiến thuật của hãng nhằm làm sao tạo ra được ấn tượng là ai cũng thích giầy Nike, dân sành điệu là phải đi giầy Nike, vì đi giầy đó thì sẽ đầy hoạt lực và hiệu năng như Mike Jordan như lời “rao truyền” thôi miên: “Hãy như Mike!” (Be like Mike). Mặc đồ có dấu Nike là theo được đà tiến bộ, vì kìa tất cả mọi cầu thủ chơi giải Túc Cầu Thế Giới hay giải Super Bowl đều mặc đồ Nike.
Và ban cầm đầu hãng Nike mỗi tháng hay cuối năm ngồi lại tính sổ sẽ vỗ tay cười chiến thắng vì chiến thuật của mình thành công trông thấy, vì đã xỏ mũi sai khiến được bao người ngoan ngoãn nghe lệnh mình, ít người có thể cưỡng lại được. Nguyên một mình Michael Jordan qua quảng cáo đã làm cho hãng Nike thu lợi thêm được trên 5 tỷ tiền Mỹ.
MÌNH ĐÃ CÓ SÁCH LƯỢC MỤC VỤ VĂN HÓA CHƯA?
Ngày nay ai cũng nói tới kinh tế toàn cầu, văn hóa toàn cầu. Nhưng có dịp đào sâu hơn, người ta ngỡ ngàng nhận ra chính truyền thông đã có quyền lực đào tạo cách suy nghĩ và hành xử của con người trong thời đại mới, theo một giá trị và một mẫu mực giống y như nhau, bên Đông cũng như bên Tây.
Trước khi có toà đại sứ Mỹ tại Hà nội thì đã có CNN. Đây là tiếng nói của tổ chức siêu quyền lực lèo lái “khắp tứ phương thiên hạ” đi vào chiều hướng toàn cầu hóa theo một “trật tự mới” (novus ordo seclorum) như đại ấn tín (the great seal) được công khai in trên tờ một đồng tiền Mỹ.
Vào thời đại ai cũng mạnh bạo và hiên ngang truyền đạt “sứ điệp” một cách thành công, thì có thể mình chỉ loanh quanh mấy sinh hoạt trong một xóm đạo, qua mục vụ thiêng liêng và mấy hoạt động hội đoàn, với những cách chuyển đạt đã lỗi thời, không còn đủ lực hấp dẫn! Nhiều người chỉ đến nhà thờ mỗi tuần được một lần, “chính sách mục vụ” dành cho việc truyền thông sứ điệp Tin Vui chỉ vỏn vẹn có 10 phút qua phần Lời Chúa và chia sẻ, mà không chắc được mấy chữ lọt vào tai! Không phải là vì “thế gian” quá khoẻ lấn lướt, mà có thể mình chưa cảm thấy được sức mạnh của lãnh vực truyền thông để hình thành một chính sách mục vụ văn hóa, diễn đạt làm cho Tin Vui vui thật.
Giáo dân Việt Nam rất rộng lượng. Kêu gọi góp tay làm ân nhân xây nhà thờ thì rất hào hứng. Sở dĩ vậy vì mục vụ cho đến nay vẫn đặt nền từ đơn vị xứ đạo, nên mọi sinh hoạt của mình chỉ quanh quẩn trong một làng nhỏ, một xóm đạo, nhu cầu và tầm nhìn cũng có biên giới ở đó. Một linh mục sau thời gian thụ huấn cũng được cử về một “đơn vị”, có nhiệm vụ cho “đơn vị” đó chạy được. Đó là một tâm thức đã được hình thành từ nhiều năm và nhiều đời thành một cái nếp suy nghĩ và nếp hành xử, mà chưa kịp nhận thức và đạo tạo một tâm thức mới với những nhạy cảm mới.
CÓ CẦN MỘT BAN MỤC VỤ VĂN HÓA KHÔNG?
Ở hải ngoại, người Công giáo Việt Nam trước đây rất tha thiết hỗ trợ xây lại các nhà thờ, bây giờ thì lại nhạy cảm về những chương trình giúp người nghèo, đặc biệt là người cùi.
Nhưng lãnh vực tuyền thông và văn hóa thì xem ra vẫn được xếp loại “xa xỉ phẩm”, đang khi ai cũng thấy quyền lực của nó trong thế giới ngày nay. Có nhiều “cơ quan ngôn luận” ăn nói ngổ ngáo sai lệch, mà nếu mình có đọc qua thì chỉ bảo là chuyện tầm phào, nhưng đâu có ngờ là nhiều người đang đọc nó mà coi là những khám phá mới lạ thích thú. Truyền thông đại chúng là vậy, không thể coi thuờng được.
Vậy mà một bản “sứ điệp” qua một bài giảng có hay mấy cũng chỉ tới tai được trung bình một ngàn người trong vòng năm tới mười phút, và tầm đi xa được có mấy chục thước tới cửa nhà thờ. Từ lý thuyết trong đạo, ở cuối lễ có “chúc anh chị em đi bình an”, người tín hữu nhận sứ mạng được Chúa sai đi rao giảng Tin Mừng. Nhưng thử hỏi mình đã làm gì và bằng cách nào để truyền đạt sứ điệp đó?
Đã là sứ điệp thì phải nói ra được, diễn ra được, loan báo được, có nội dung đàng hoàng, để người khác có thể cảm nhận. Sứ điệp này phải mang chất thuyết phục, làm mê thích, mang lại kết quả cao.
Trong bức thư thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa vào năm 1982. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết: Một đức tin không kiến tạo văn hóa là một đức tin không hoàn toàn được chấp nhận, không được nghĩ suốt, và không được sống cách trung tín.
Tại sao giáo dân đã được đào tạo để nhạy cảm làm ân nhân xây những cái cột nhà thờ lớn, mà không được trồng tỉa nên một tâm thức xây ngôi nhà văn hóa Công giáo có liên hệ tới sứ mạng loan báo Tin Vui.... Xây cất nhà thờ là điều cần thật, nhưng xây ngôi nhà văn hóa Công giáo cho đạo mình có thể bén rễ sâu vào đại chúng, vào tâm thức người mình thì chắc chắn phải cần hơn trong lúc này.
Đó là chính sách đầu tư cho những chương trình huấn luyện chất xám, về sách vở, về mạng lưới vi tính, về cơ sở văn hóa....Có thể đây là một thiếu sót lớn trong chương trình giáo dục tôn giáo? Chả lẽ mỗi lần nói đến truyền giáo là chỉ nghĩ về chuyện đi lên mấy buôn làng người Thượng?
Đường hướng và chính sách truyền đạt sứ điệp Tin Mừng cho đất nước mình và người mình phải là một kế sách thống nhất từ trên, từ Hội Đồng Giám Mục, từ những chương trình đào tạo. Mục vụ văn hóa có là một môn học cần thiết trong chương trình huấn luyện trong các chủng viện và dòng tu? Có kế hoạch nào đào tạo cảm quan dành đúng chỗ cho những sinh hoạt mục vụ văn hóa trong các xứ đạo?
Khi từ trên đã thống nhất đuờng hướng, những vị lãnh đạo đã thấy rõ môi trường, phương thức và mục tiêu đã chọn lựa ưu tiên trong chính sách loan truyền Tin Vui cho thời đại mới, thì tự nhiên giáo dân cũng rung cảm. Và một tâm thức mới có thể hình thành. Và lúc đó mới có được những ân nhân sẵn sàng góp tay xây ngôi nhà văn hóa Công giáo.
Về điểm này, ông Nguyễn Long Thao đã nhận xét: “Thế nhưng, nếu chúng tôi không lầm thì các giáo xứ Việt Nam hiện nay ở hải ngoại, hầu như chỉ chú ý đến mục vụ thiêng liêng, một chút về mục vụ xã hội. Còn mục vụ văn hóa, ngoài cái công tác dậy Việt ngữ cho các em thiếu nhi ra, giáo xứ rất lơ là về mục vụ văn hóa, coi đó là một thứ xa xỉ phẩm. Nếu có sinh hoạt mục vụ văn hóa nào đó thì cũng chỉ là công tác cá nhân, không phải là sinh hoạt chính của giáo xứ. Một bằng chứng cụ thể là tại San Jose, California nơi có số giáo dân đông vào hàng thứ nhì trên nước Mỹ, thế mà không có một tờ báo Công giáo nào, còn các sinh hoạt văn hóa khác chỉ “năm thì mười họa”!
Chúng ta cứ thường nghe phải nỗ lực rao giảng Tin Mừng. Nhưng lời kêu gọi trên đây liệu có ý nghĩa gì và liệu có hữu hiệu hay không nếu không dùng phương tiện mục vụ văn hóa.
CHỪNG NÀO MỚI BẮT ĐẦU KẺO SỢ RẰNG QUÁ MUỘN?
Thế giới bây giờ tiến quá nhanh với những vấn đề mới và nhu cầu mới. Kinh nghiệm từ các giáo hội Âu châu cho thấy, nếu mình không đáp ứng kịp mà chỉ lo giữ cơ cấu thể chế, thì một lúc nào đó người ta sẽ bỏ mình, bỏ đạo mà chạy theo các “bùa” hộ mạng. Lúc đó thì mình chỉ còn biết lẽo đẽo chạy theo đàng sau một cách tội nghiệp. Điều này cũng có thể đúng cho cả Việt Nam trong lúc chuyển mình tiến lên kinh tế thị trường.
ĐGH Biển Đức quả là một người rất nhạy bén đã nhìn thấu những dấu chỉ thời đại qua văn hóa, nhận định cặn kẽ về những chuyển biến này để tìm ra giải pháp cho giáo hội trong lúc lịch sử đang sang trang.
Nhìn vào sách vở Công giáo bằng tiếng Việt mình, trước đây vốn đã nghèo nàn thưa thớt, mà từ thời điểm 1975 thì quả là một lỗ hổng quá lớn! Lớp người ra đi hay ở lại đều trải qua một giai đoạn kinh hoàng. Phải mất một thời gian dài chao đảo không an cư làm sao lạc nghiệp?! Mà ở trong nước thì lo bơi lội để sống sót đã là phúc rồi.
Thành thử ra mấy chục năm trời hầu như không có một công trình nào bề thế về văn hóa Công giáo trừ những bài báo rải rác đó đây, hay những tiếng than van mà chẳng biết bắt đầu từ đâu! Bây giờ hơi tạm “hoàn hồn” thì thế hệ đầu đã đến tuổi ngồi thở, mà thế hệ trẻ thì chưa được sửa soạn để sẵn sàng!
Nhiều người đã bắt đầu bàn tới một thư viện online, một hệ thống có tổ chức để dịch những sách quá cần thiết đáp ứng nhu cầu giáo hội Việt Nam đã nhiều năm thiếu vắng sách vở, một mạng lưới văn hóa Công giáo, nhưng điều quan trọng vẫn là ai làm, làm bằng cách nào, và ai có thể bắt đầu?!
MỘT VÀI NỖ LỰC GÓP TAY ĐI TỚI
Cuối tháng Giêng năm 2008, một cuộc họp mặt của tác giả Đồng Xanh Thơ được tổ chức tại toà giám mục Phan Thiết, do nhà thơ Cao Huy Hoàng điều hợp. Sau hai tập góp nhặt thơ Công giáo “Thơ Đọng Đầu Nguồn” từ những bài thơ từ ngày có đạo Chúa tại Việt Nam, do nhà thơ Lê Đình Bảng chủ biên, cũng như “Góp Nhặt Thơ Công Giáo Hôm Nay” (tập 1) do linh mục nhà thơ Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh chủ biên, cuộc họp mặt này ghi mốc một nỗ lực đáng kể sau một năm góp sức và được đưa lên Mạng Lưới Dũng Lạc. Cả hai tập thơ trên cũng đã được đưa vào Tủ Sách Dũng Lạc. Và hiện cũng đang có một dự tính cho việc hình thành một Trang Văn Xuôi Vườn Non Ô-liu để trồng những cây viết trẻ.
Nhiều người đã từng thao thức về tình trạng văn hóa và văn học Công giáo chưa được phổ biến đúng tầm mức. Và ai cũng ước mong: “Giá mà mỗi người Công giáo, giáo phẩm cũng như giáo dân, ý thức hơn về ưu tiên đầu tư xây ngôi nhà văn hóa Công giáo nhiều hơn, thì cái không khí sách vở Công giáo sẽ bớt vắng vẻ tiêu điều đi, và Đạo Chúa có chiều phát triển thêm lên và sâu rộng hơn nơi đại chúng!”
Nhưng nếu chỉ trăn trở hay ngồi ước ao “giá mà…” để chờ người khác làm thì biết chờ đến bao giờ?! Kinh nghiệm các cuộc phục hưng ngay cả một dân tộc như Nhật cũng bắt đầu bằng những nhóm người dám xích lại với nhau mở tới một tâm thức mới và một chiều hướng mới đi trước cả Minh Trị Thiên Hoàng. Chỉ một nhóm nhỏ như Tự Lực Văn Đoàn cũng đã thổi được một luồng gió mới về văn học và xã hội cho thời chuyển tiếp.
Có thể đây cũng là thời điểm đã đến lúc chín mùi. Từ đầu năm 2005, với nhiều nỗ lực và kiên trì, một số anh em, gồm cả linh mục và giáo dân, đã mạo muội thử tạo ra một mạng lưới như mảnh đất để nhiều người có thể góp tay với nhau mà góp phần vào công việc cùng xây ngôi nhà Văn Hóa Công Giáo, lấy tên là Mạng Lưới Dũng Lạc (www.dunglac.org và www.dunglac.net).
Mạng Lưới mang tên thánh Dũng Lạc, vị thánh tiêu biểu các thánh Việt đã được thế giới tuyên dương, tức là trân trọng cả một đạo sống đức tin Công giáo trong tinh thần Việt, trong căn cước và lý lịch Việt, với một đường hướng hội nhập văn hóa, cũng như góp phần thăng tiến văn hóa Việt.
Mạng Lưới Dũng Lạc đã và đang thực hiện:
1. Ý thức góp phần Công giáo vào gia tài chung của Mẹ Việt Nam để xiển dương đạo sống văn hóa Việt có sức bay lên trong cái thần dũng lực của rồng và an lạc của chim tiên, như biểu hiệu Cánh Chim Dũng Lạc bay lên trong logo MLDL. Như vậy, vừa hội nhập văn hóa vừa phải thăng tiến văn hóa như nghiên cứu của Ủy Ban Giáo Hoàng về Văn Hoá trong ‘Hướng Tới Một Tiếp Cận Mục Vụ Văn Hóa’ (Toward a Pastoral Approach to Culture). Trong chiều hướng này MLDL cũng hân hạnh được nhiều người ngoài Công giáo cùng góp mặt.
Em sẽ múa điệu Văn Lang Vũ Bộ
Nhịp trống đồng gọi màu nắng ca dao.
(Nguyễn Ngọc Danh)
2. Gom góp những tác phẩm và tư liệu về văn hóa và văn học Công giáo từ những ngày đầu tiên đầu thế kỷ 17 khi hạt giống Tin Mừng Đạo Chúa gieo vào mảnh đất quê hương Việt Nam. Hiện đã có những cuốn sách từ thời trước cha Đắc Lộ và những vị truyền giáo đầu tiên, những tập Góp Nhặt Thơ Công giáo từ thế kỷ 17, Nhân Vật Công Giáo từ thế kỷ 17, và nhiều cuốn sách quí và hiếm trong Tủ Sách Dũng Lạc. Trong đường dài mong sẽ có thể tiến tới một thư viện Công giáo online.
3. Mời gọi các cây viết Công giáo cùng góp tay vun trồng và xây dựng, coi đây là sứ mạng chung, để làm sao tạo ra được một mảnh đất mà mỗi người đều có thể đóng góp được một điều gì cho việc cùng nhau xây dựng ngôi nhà Văn Hóa Công giáo. Có người đóng góp những bài viết suy tư như về hội nhập văn hóa và mục vụ văn hóa; có người gom vào những tác phẩm, dần dà sẽ thành một cái gì lớn dần lên. Trong chiều hướng này, điều thật lạc quan là hiện đã có được trên 80 người góp mặt làm thành như Ban Biên Tập. Mỗi người đều có một Trang website riêng để gom góp những gì liên hệ cho dễ thấy và dễ tìm.
4. Trồng các mầm non: Những trang Văn Thơ Trẻ cũng đang được mở ra như trang Đồng Xanh Thơ, Vườn Non Ô-liu... Vì như kiểu nói của linh mục nhà thơ Trăng Thập Tự: “Không ai sẽ gặt được gì nếu đã không có người gieo. Ta phải gieo và ta sẽ gieo gì đây để, 30 năm nữa, mừng 500 năm Kitô giáo Việt Nam, con em chúng ta có đưa mắt nhìn vào mảnh vườn văn thơ Công Giáo sẽ khỏi phải lại gặt lấy một tiếng thở dài?”
CÓ GÌ MỪNG ĐỂ HÃNH DIỆN LOAN BÁO KHÔNG?
Đầu năm 2008, nhóm Sứ Điệp từ Boston tái ngộ với số 11, và bắt đầu đưa lên Mạng Lưới Dũng Lạc. Tập san có chủ đích rõ là chuyển đạt sứ điệp Tin Mừng bằng văn học nghệ thuật, với sự góp mặt của nhiều cây viết ngoài Công giáo trong chiều hướng đi tìm chân thiện mỹ với nhau. Nhóm đang có dự định buổi gặp gỡ trao đổi chí hướng với một số nghệ sĩ Công giáo trong sứ mạng chuyển đạt sứ điệp.
Một trong những niềm vui phục vụ, là từ ngày nhiếp ảnh gia Nguyễn Đức Cung và tôi chủ trương phòng ảnh nghệ thuật và chiêm/niệm/thiền, đã có nhiều người ngoài Công giáo thưởng ngoạn và khuyến khích: “Một tấm ảnh đúng là bằng một ngàn lời nói, vượt qua ranh giới tôn giáo để cống hiến những phút giây ấm lòng.”
Cũng từ đầu năm 2008, Bản Tin Dũng Lạc, với nội dung chủ yếu xoay quanh chủ đề chính là Văn Hóa và Đức Tin, đã bắt đầu phát hành hàng tháng dưới dạng báo điện tử, do nhóm Mạng Lưới Dũng Lạc chủ trương và Gs. Trần Văn Cảnh và Lm. Phạm Văn Tuệ điều hợp.
Quả thực, đã là tin mừng thì không chỉ để “răn bảo” nhau mấy phút trong nhà thờ, mà phải được truyền đi, nói cho người khác nghe nữa. Bản tin này phải mang chất thuyết phục vể cả nội dung lẫn cung cách diễn đạt. Người ta phải “đầu tư” bằng một ngân sách lớn để nói hay và hay nói về món hàng của họ. Nói tới rồi nói lui, nghiên cứu thị trường, đổi chiến thuật đều đều, đồi kiểu quảng cáo... để đạt kết quả cao.
Những nhà truyền giáo dòng Tên đầu tiên đến Việt Nam vào đầu thế kỷ 17 đã dành ưu tiên số một cho vần đề nghiên cứu văn hóa và tiếng nói trước khi đổ nước “con muốn vào lòng người Hoa Lang không?” Rồi bẵng đi cả mấy thế kỷ tự nhiên cái ưu tiên này bị gác sang bên cạnh mãi mới có được bộ sách của linh mục Léopold Cadière. Ngày nay, đi vào cụ thể, chúng ta đang chọn lựa chính sách nào, mục tiêu nào, phương cách nào, trong việc truyền đạt sứ điệp Tin Vui?
Linh mục Trăng Thập Tự trong bài chia sẻ về văn học nghệ thuật Công giáo đã có nhận xét rất chính xác: “Vào các nhà sách đời, ta có thể dễ dàng tìm được nhiều sách Phật Giáo, cách riêng của Thiền Tông, nhưng sách Công Giáo hầu như không có quyển nào. Sách Thiền Học lối cuốn cả người Công Giáo vì được viết với những phong cách và thể loại rất đi vào lòng người. Muốn có được cùng một sức lôi cuốn, cần có một lớp người cầm bút sống và cảm nghiệm Tin Mừng thật sâu xa... Trong một cuộc chiến tranh nhân dân, bên nào giành được giới văn học nghệ thuật thì sớm muộn sẽ chiến thắng. Đó cũng là một khoé cửa giúp ta nhìn về tương lai công cuộc phúc âm hoá tại Việt Nam.”
“Tiến tới một công việc quy mô cả nước, muốn kết quả, cần có nhiều nhân sự đủ khả năng và cơ động? Ví dụ, một trang mạng có sức lôi cuốn bạn trẻ cần phải có một nhóm người đủ năng lực và làm việc thường xuyên… Chúng con nghĩ đến những Dòng tu lớn, cả dòng nam và dòng nữ… Thiết tưởng, trong các văn kiện chính thức của nhiều Dòng, đã có hàm chứa việc truyền giáo qua con đường văn học nghệ thuật.”
Biết rằng văn học nghệ thuật quan trọng như vậy trong vấn đề truyền giáo, nhưng có chương trình nào hỗ trợ và huấn luyện những cây viết, về nội dung sứ điệp, về phương thức chuyển đạt, về nghệ thuật sáng tác...? Và đã có kế hoạch nào cho thị trường tiêu thụ các tác phẩm Công giáo?
MỤC VỤ VĂN HÓA, MỘT SỨ VỤ THUỘC CĂN TÍNH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO
Ở hải ngoại, một số cộng đoàn đã bắt đầu một số hình thái sinh hoạt mục vụ văn hóa như giáo xứ Việt Nam tại Paris, với những sinh hoạt cụ thể như tổ chức những buổi nói chuyện vế văn hóa và văn học... Có cộng đoàn dành rõ ràng một ngân sách mỗi năm để hỗ trợ những cơ quan truyền thông, những mạng lưới Công giáo hay thư viện, dành thời biểu để giới thiệu những tác phẩm Công giáo giá trị.
Nhìn cho kỹ, ban mục vụ văn hóa cũng chính là ban truyền giáo, là chuyển đạt sứ điệp Tin Vui bằng những phương tiện hợp thời ngày nay. Đây là lúc người con Chúa cần ý thức tích cực góp phần trực tiếp vào việc truyền rao Lời Chúa bằng nhiều cách, qua văn học nghệ thuật, sách báo, mạng lưới, báo điện tử... để sứ điệp Tin Mừng không chỉ bị giới hạn trong mấy phút hay trong khuôn khổ nhà thờ, mà có thể đi tới được nhiều người, tới được cả những người ngoài Công giáo.
Cùng nhau tạo được một tâm thức mới với rung cảm mới trong lãnh vực này thì quả thật cánh đồng lúa chín đang diễn ra trước mắt kia rồi. Mục vụ văn hóa và văn học nghệ thuật quả là con đường đi tới được cánh đồng truyền giáo, vì đi thẳng được vào lòng người trong cảm quan của cuộc sống nhân sinh.
Hiện nay đã có khá nhiều trang mạng mang tính Công giáo. Trang thì mạnh về tin tức sinh hoạt, trang thì chuyên về mục vụ thiêng liêng thêm chút xã hội. Nhưng những trang riêng dành cho người Công giáo như thế đôi khi bị dị ứng đối với người ngoài Công giáo, và nhiều người chẳng muốn đi vào! Vì thế rất cần có thêm những trang về mục vụ văn hóa, tức nhằm hướng truyền giáo, chuyển đạt Tin Mừng cho đại chúng.
Mấy năm trước, anh bạn tôi phàn nàn: “Có nhiều người Công giáo viết văn, làm thơ, nhưng có rất ít nhà văn và nhà thơ Công giáo.” Ý anh muốn nói còn quá ít tác phẩm chuyển đạt được sứ điệp Tin Mừng trong khung mạch đại chúng dân mình bằng ngôn ngữ đời thường.
Không phải cứ nói tới sứ điệp Tin Mừng là phải đưa hình Chúa hay Đức Mẹ ra là được, có thể đôi khi còn bị dị ứng nữa là đàng khác, nhưng phải khởi đi từ những rung động trong tim mỗi người đang khắc khoải tìm câu trả lời cho ý nghĩa cuộc sống.
Lúc này thì cơ may đã đến, đã đúng thời chứ chưa muộn. Thời của vi tính, thời của trang mạng. Ai sẽ bắt đầu? Báo Time đã chọn chính Bạn là người quan trọng nhất trong năm (Time’s Person of the Year is You). Họ không lầm lẫn hay giỡn chơi đâu. Họ chọn thật đấy.
Bạn chính là Người Quan Trọng Nhất Năm Nay, khi bạn biết mở đọc, góp tay bằng tinh thần và vật chất, và giới thiệu các mạng lưới truyền sứ điệp Tin Vui. Ưu thế của truyền thông là nói hay và hay nói về sứ điệp mình đang muốn chuyển.
Mục vụ văn hóa như vậy không còn phải là chuyện thêm thắt trang hoàng nữa, mà là một mệnh lệnh đang bắt đầu cụ thể, một sứ vụ bắt buộc làm nên bản sắc người Công giáo. Và một hội đồng gọi là mục vụ thì ngoài các ban về phụng vụ, tài chánh, xã hội, thăng tiến nội tâm... không thể thiếu ban mục vụ văn hóa, có nhiệm vụ tạo ý thức và rung cảm, đôn đốc các chương trình cụ thể nơi xứ đạo của mình để mở tới những cửa ngõ đi vào cánh đồng truyền giáo đang hiện thực.
“Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng...” (Lc 4:18).
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân thành môn đệ...” (Mt 28:19)
Và ĐGH GioanPhaolô II thì khẳng định: "Chỉ khi nào đi vào lòng một nền văn hóa và qua một nền văn hóa, Ðức Tin Công giáo mới thực sự tham dự vào lịch sử và kiến tạo lịch sử." (Tông huấn Người Tín Hữu Giáo Dân" #44)
Lời quả quyết của Ngài vẫn là một thách đố đối với các cộng đoàn Công giáo khi thành lập hội đồng mục vụ: “Nếu không có một chương trình mục vụ về văn hóa thì chẳng có chăm sóc mục vụ gì cả.”