Thư Trong Nước 18.
Họa mất nước.
Băng Cơ
Kính thăm bác,
Thấm thoắt em ngưng thư cho bác đã trên dưới một năm. Có nhiều lý do lắm. Em sẽ kể bác nghe sau. Thế nhưng cho đến cách đây vài hôm, em ghé quán ‘cờ tây’ và thâu thập được một sự kiện mà em cho rằng không thể ngưng thư cho bác lâu hơn được, nên em phải vội vàng bằng mọi cách liên lạc với bác ngay, bởi vì nếu chúng ta chần chờ, không gióng lên vài hồi chuông, gõ lên vài tiếng kẻng, lóc cóc vài tiếng mõ, để những người có trách nhiệm kịp thời có cách ứng xử đúng đắn, thì ngày nào đó đất nước bị mất vào tay ngoại bang, dân tộc bị đồng hóa, chúng ta biết trước mà không chịu thông báo, không tìm cách thông báo, thì tội chúng ta quả thực là to lớn lắm. Bác nghe thấy khiếp chưa?
Số là em gặp lại hai vị giáo sư đại học trong quán ‘cờ tây’ sau một thời gian khá dài em ít đến quán mới biết là hai vị thật là trung thành với cái món khoái khẩu này. Và vẫn như bao giờ, hai vị vẫn thích vừa lai rai vừa phát biểu đủ mọi thứ chuyện, hết chuyện năm châu bốn bể lại đến chuyện ao tù ở nhà. Riêng xã hội ta thì dường như mỗi ngày càng nhiều chuyện để nói hơn.
Hôm nay em lại may mắn ngồi gần hai vị và nghe hai vị phán một câu khiến em muốn rụng rời cả mấy ngón tay, mấy ngón chân. Hai vị bảo rằng ‘coi chừng mất nước’. Ối giời ơi! Đất nước ta anh hùng như thế này thì đứa nào dám đụng đến? Địch phương Bắc cũng dẹp tan, thù phương Tây cũng đuổi cổ về, vậy đứa nào dám gồng mình đây? Em bèn ráng dán cái lỗ tai chuột của em để nghe cho rõ.
Hai vị nói rằng cái diễn biến hoà bình từ phương Tây coi vậy mà không nguy hiểm. Thực ra thì có gì đâu mà mình phải sợ. Nhà Nước ta chỉ cần đổi cái danh xưng đi là hết lý do để ‘kẻ xấu’ xuyên tạc. Mà người ta có xuyên tạc đâu, người ta nói đúng đấy chứ. Này nhé, cái tên nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa nghe vừa dài vừa không chính xác. Cái chủ nghĩa xã hội đã bất lực rồi, đã không mang lại cơm no áo ấm cho dân rồi, người ta đã chối bỏ rồi, mà mình lại cứ khư khư ôm mãi, khiến cho đất nước cứ phải chạy theo người muốn hụt hơi mà cũng chẳng bắt kịp, và với cái đà này thì chắc chẳng bao giờ kịp cả.
Bác nghe thấy ghê chưa? Hai vị này quả thực là gồng mình, ăn nói không coi chừng cái mồm, cái miệng. Chắc bác cho rằng quê hương ta đã có tự do ăn nói rồi phải không? Nói chính xác thì nó như thế này. Ăn thì thoải mái. Có tiền thì ăn lúc nào cũng dược, nhậu lúc nào cũng được. Mới bảnh mắt ra là hàng quán đã rầm rộ rồi. Chẳng thiếu gì người vô công rồi nghề ngồi quán cà phê cả buổi sáng, có lắm khi lai rai cả ngày, luôn tới tối khuya. Nói cho cùng thì chẳng phải họ vô công rồi nghề mà thực ra thì họ chẳng tìm đâu ra việc. Thế mới biết điều hành cả một đất nước trên dưới tám mươi triệu dân đâu phải là dễ. Hơn nữa, những người lãnh đạo khả kính lại cứ tà tà như làm việc nhà, chẳng chịu theo gương sáng, cứ nhìn vào cái gương xám xịt để thấy những bóng hình mờ mờ ảo ảo.
Chuyện ăn thì còn dài lắm. Chuyện nói thì mới nghe qua có vẻ cởi mở, nhưng thấy vậy mà không phải vậy. Thấy dân chúng chán ngán quá rồi nên Nhà Nước ta để cho họ xì cái bầu tâm sự ra chút đỉnh, sợ dồn nén quá nó nổ bậy. Chỉ cho phép nói chút đỉnh thôi, không được vượt quá giới hạn, và chính Nhà Nước cũng đôi khi tự kiểm điểm. Cái vấn đề là Nhà Nước nghe mà không sửa, kiểm điểm mà không sửa. Chính vì vậy mà đống rác xã hội ngày một to hơn. Chuyện này thì chắc các bác hay cả bàn dân thiên hạ biết cả rồi.
Giờ em vào ngay vấn đề “Họa mất nước’. Hai vị giáo sư đại học lan man lật lại sử nước ta từ những ngày mới lập quốc. Hai vị ấy kể lại chuyện Mỵ Châu Trọng Thuỷ và cái nỏ thần. Rồi hai vị ấy than rằng ngày xưa chỉ có một Mỵ Châu vướng mắc một Trọng Thuỷ mà đất nước đã mất về tay ngoại bang thì giờ đây đất nước ta chắc chắn rồi sẽ bị mất thôi, do trên bảy mươi ngàn Mỵ Châu đã xuất cảnh sang đất nước Trọng Thuỷ, và dự kiến trong tương lai không xa, con số Mỵ Châu sẽ lên tới một trăm ngàn.
Nghe hai vị giáo sư này than quá, đặt vấn đề bức xúc quá, làm em cũng nóng gà muốn nhảy vào góp chuyện, nhưng tự xét vốn liếng kiến thức đâu có bao nhiêu, nên chỉ ráng lắng tai nghe. Hai vị ấy tiếp rằng đất nước ta tồn tại đã hơn bốn ngàn năm rồi, có bao giờ mà lịch sử lại có những trang tăm tối như ngày nay. Hồi đất nước chỉ bằng một nửa của ngày hôm nay mà đã bị tên khổng lồ phía Bắc ăn hiếp, bóp nghẹt trên một ngàn năm. Khiếp quá! Trên một ngàn năm dài đằng đẵng, thế mà ông cha ta đã đuổi cổ nó về. Cái mộng đồng hoá dân tộc ta của ngoại bang đã không thực hiện được.
Thế mà ngày nay… Nhắm chừng kẻ thù này có bỏ ý đồ thôn tính nước ta không, có quên mối nhục bị đánh bại không, hay đang muốn thôn tính nước ta qua diễn biến hoà bình? Và đây mới thực là ‘diễn biến hòa bình’ mà người ta không chịu mở mắt ra mà nhìn.
Em tạm ngưng. Bác cũng hiểu cho em rằng Nhà Nước ta cũng bắt chước đại ca vĩ đại phương Bắc, kiểm soát chặt chẽ việc liên lạc qua in-tơ-net, nên thư của em sẽ không thể gởi đều đặn được. Vậy lúc nào thuận tiện thì em sẽ tiếp tục. Còn dài lắm. Phải tiếp tục thôi, để mọi người có thái độ thích hợp nhằm chống lại cái đại họa này.
Họa mất nước.
Băng Cơ
Kính thăm bác,
Thấm thoắt em ngưng thư cho bác đã trên dưới một năm. Có nhiều lý do lắm. Em sẽ kể bác nghe sau. Thế nhưng cho đến cách đây vài hôm, em ghé quán ‘cờ tây’ và thâu thập được một sự kiện mà em cho rằng không thể ngưng thư cho bác lâu hơn được, nên em phải vội vàng bằng mọi cách liên lạc với bác ngay, bởi vì nếu chúng ta chần chờ, không gióng lên vài hồi chuông, gõ lên vài tiếng kẻng, lóc cóc vài tiếng mõ, để những người có trách nhiệm kịp thời có cách ứng xử đúng đắn, thì ngày nào đó đất nước bị mất vào tay ngoại bang, dân tộc bị đồng hóa, chúng ta biết trước mà không chịu thông báo, không tìm cách thông báo, thì tội chúng ta quả thực là to lớn lắm. Bác nghe thấy khiếp chưa?
Số là em gặp lại hai vị giáo sư đại học trong quán ‘cờ tây’ sau một thời gian khá dài em ít đến quán mới biết là hai vị thật là trung thành với cái món khoái khẩu này. Và vẫn như bao giờ, hai vị vẫn thích vừa lai rai vừa phát biểu đủ mọi thứ chuyện, hết chuyện năm châu bốn bể lại đến chuyện ao tù ở nhà. Riêng xã hội ta thì dường như mỗi ngày càng nhiều chuyện để nói hơn.
Hôm nay em lại may mắn ngồi gần hai vị và nghe hai vị phán một câu khiến em muốn rụng rời cả mấy ngón tay, mấy ngón chân. Hai vị bảo rằng ‘coi chừng mất nước’. Ối giời ơi! Đất nước ta anh hùng như thế này thì đứa nào dám đụng đến? Địch phương Bắc cũng dẹp tan, thù phương Tây cũng đuổi cổ về, vậy đứa nào dám gồng mình đây? Em bèn ráng dán cái lỗ tai chuột của em để nghe cho rõ.
Hai vị nói rằng cái diễn biến hoà bình từ phương Tây coi vậy mà không nguy hiểm. Thực ra thì có gì đâu mà mình phải sợ. Nhà Nước ta chỉ cần đổi cái danh xưng đi là hết lý do để ‘kẻ xấu’ xuyên tạc. Mà người ta có xuyên tạc đâu, người ta nói đúng đấy chứ. Này nhé, cái tên nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa nghe vừa dài vừa không chính xác. Cái chủ nghĩa xã hội đã bất lực rồi, đã không mang lại cơm no áo ấm cho dân rồi, người ta đã chối bỏ rồi, mà mình lại cứ khư khư ôm mãi, khiến cho đất nước cứ phải chạy theo người muốn hụt hơi mà cũng chẳng bắt kịp, và với cái đà này thì chắc chẳng bao giờ kịp cả.
Bác nghe thấy ghê chưa? Hai vị này quả thực là gồng mình, ăn nói không coi chừng cái mồm, cái miệng. Chắc bác cho rằng quê hương ta đã có tự do ăn nói rồi phải không? Nói chính xác thì nó như thế này. Ăn thì thoải mái. Có tiền thì ăn lúc nào cũng dược, nhậu lúc nào cũng được. Mới bảnh mắt ra là hàng quán đã rầm rộ rồi. Chẳng thiếu gì người vô công rồi nghề ngồi quán cà phê cả buổi sáng, có lắm khi lai rai cả ngày, luôn tới tối khuya. Nói cho cùng thì chẳng phải họ vô công rồi nghề mà thực ra thì họ chẳng tìm đâu ra việc. Thế mới biết điều hành cả một đất nước trên dưới tám mươi triệu dân đâu phải là dễ. Hơn nữa, những người lãnh đạo khả kính lại cứ tà tà như làm việc nhà, chẳng chịu theo gương sáng, cứ nhìn vào cái gương xám xịt để thấy những bóng hình mờ mờ ảo ảo.
Chuyện ăn thì còn dài lắm. Chuyện nói thì mới nghe qua có vẻ cởi mở, nhưng thấy vậy mà không phải vậy. Thấy dân chúng chán ngán quá rồi nên Nhà Nước ta để cho họ xì cái bầu tâm sự ra chút đỉnh, sợ dồn nén quá nó nổ bậy. Chỉ cho phép nói chút đỉnh thôi, không được vượt quá giới hạn, và chính Nhà Nước cũng đôi khi tự kiểm điểm. Cái vấn đề là Nhà Nước nghe mà không sửa, kiểm điểm mà không sửa. Chính vì vậy mà đống rác xã hội ngày một to hơn. Chuyện này thì chắc các bác hay cả bàn dân thiên hạ biết cả rồi.
Giờ em vào ngay vấn đề “Họa mất nước’. Hai vị giáo sư đại học lan man lật lại sử nước ta từ những ngày mới lập quốc. Hai vị ấy kể lại chuyện Mỵ Châu Trọng Thuỷ và cái nỏ thần. Rồi hai vị ấy than rằng ngày xưa chỉ có một Mỵ Châu vướng mắc một Trọng Thuỷ mà đất nước đã mất về tay ngoại bang thì giờ đây đất nước ta chắc chắn rồi sẽ bị mất thôi, do trên bảy mươi ngàn Mỵ Châu đã xuất cảnh sang đất nước Trọng Thuỷ, và dự kiến trong tương lai không xa, con số Mỵ Châu sẽ lên tới một trăm ngàn.
Nghe hai vị giáo sư này than quá, đặt vấn đề bức xúc quá, làm em cũng nóng gà muốn nhảy vào góp chuyện, nhưng tự xét vốn liếng kiến thức đâu có bao nhiêu, nên chỉ ráng lắng tai nghe. Hai vị ấy tiếp rằng đất nước ta tồn tại đã hơn bốn ngàn năm rồi, có bao giờ mà lịch sử lại có những trang tăm tối như ngày nay. Hồi đất nước chỉ bằng một nửa của ngày hôm nay mà đã bị tên khổng lồ phía Bắc ăn hiếp, bóp nghẹt trên một ngàn năm. Khiếp quá! Trên một ngàn năm dài đằng đẵng, thế mà ông cha ta đã đuổi cổ nó về. Cái mộng đồng hoá dân tộc ta của ngoại bang đã không thực hiện được.
Thế mà ngày nay… Nhắm chừng kẻ thù này có bỏ ý đồ thôn tính nước ta không, có quên mối nhục bị đánh bại không, hay đang muốn thôn tính nước ta qua diễn biến hoà bình? Và đây mới thực là ‘diễn biến hòa bình’ mà người ta không chịu mở mắt ra mà nhìn.
Em tạm ngưng. Bác cũng hiểu cho em rằng Nhà Nước ta cũng bắt chước đại ca vĩ đại phương Bắc, kiểm soát chặt chẽ việc liên lạc qua in-tơ-net, nên thư của em sẽ không thể gởi đều đặn được. Vậy lúc nào thuận tiện thì em sẽ tiếp tục. Còn dài lắm. Phải tiếp tục thôi, để mọi người có thái độ thích hợp nhằm chống lại cái đại họa này.