Các quan chức quốc đảo hôm nay không bình luận gì về số phận 3 con tin bị bắt cóc ở Iraq, sau một ngày đầy thông tin trái ngược. Tokyo e rằng nói quá nhiều về vấn đề này có thể gây nguy hiểm cho tính mạng những người đang bị giam giữ.
"Chúng tôi sẽ không bình luận về vấn đề này trong thời điểm hiện nay", Chánh văn phòng nội các Nhật Yasuo Fukuda nói trong buổi họp báo, khi được hỏi về an toàn của ba con tin.
Trong khi đó Bộ Ngoại giao Nhật Bản một lần nữa yêu cầu toàn bộ công dân Nhật ở Iraq rời khỏi nước này.
"Chúng tôi một lần nữa mạnh mẽ khuyến cáo những người đang ở Iraq hãy rời nước này ngay lập tức... và tuyệt đối không đi đến (Iraq) vì bất cứ lý do gì", lời cảnh báo của Bộ Ngoại giao viết, và chỉ rõ làn sóng bắt cóc đang tăng mạnh ở quốc gia Trung Đông.
Hiện có khoảng 40 con tin người nước ngoài đang bị cầm giữ bởi các lực lượng phản kháng ở Iraq, nơi quân đội Mỹ đang có những trận chiến quyết liệt nhất với phe du kích, kể từ sau sự sụp đổ của chính quyền Saddam Hussein.
Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đã tuyên bố không rút 550 binh sĩ khỏi miền nam Iraq, nơi họ đang thực thi nhiệm vụ tái thiết.
Được hỏi liệu chính phủ Nhật có xem xét lại việc duy trì quân đội ở Iraq nếu tình hình xấu đi hay không, Thủ tướng Koizumi nói: "Không. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để có thể thực thi việc tái thiết và hỗ trợ nhân đạo".
Thân nhân của những người bị bắt hiện cảm thấy nhẹ nhõm hơn đôi chút, do cả ngày hôm qua không có thêm tin xấu.
"Tôi tin rằng việc không có sự thay đổi nào là một dấu hiệu tốt", bà Naoko Imai, mẹ của con tin 18 tuổi Noriaki Imai, nói. "Chúng tôi rất lo lắng. Chỉ cầu mong sao họ trở về an toàn".
Một số người chỉ trích chính sách của ông Koizumi cũng đồng ý rằng Tokyo không nên lui quân trước lời đe doạ của những kẻ bắt cóc. Nhưng nếu tình hình ngày càng nghiêm trọng thì việc duy trì quân đội ở miền nam Iraq là vi phạm luật pháp Nhật Bản, theo đó binh sĩ Lực lượng phòng vệ chỉ được triển khai ở vùng phi chiến sự.
Kyodo cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba đã hoãn chuyến công du uý lạo quân sĩ ở Samawa, thành phố miền nam Iraq. (Reuters, AFP)
"Chúng tôi sẽ không bình luận về vấn đề này trong thời điểm hiện nay", Chánh văn phòng nội các Nhật Yasuo Fukuda nói trong buổi họp báo, khi được hỏi về an toàn của ba con tin.
Trong khi đó Bộ Ngoại giao Nhật Bản một lần nữa yêu cầu toàn bộ công dân Nhật ở Iraq rời khỏi nước này.
"Chúng tôi một lần nữa mạnh mẽ khuyến cáo những người đang ở Iraq hãy rời nước này ngay lập tức... và tuyệt đối không đi đến (Iraq) vì bất cứ lý do gì", lời cảnh báo của Bộ Ngoại giao viết, và chỉ rõ làn sóng bắt cóc đang tăng mạnh ở quốc gia Trung Đông.
Hiện có khoảng 40 con tin người nước ngoài đang bị cầm giữ bởi các lực lượng phản kháng ở Iraq, nơi quân đội Mỹ đang có những trận chiến quyết liệt nhất với phe du kích, kể từ sau sự sụp đổ của chính quyền Saddam Hussein.
Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đã tuyên bố không rút 550 binh sĩ khỏi miền nam Iraq, nơi họ đang thực thi nhiệm vụ tái thiết.
Được hỏi liệu chính phủ Nhật có xem xét lại việc duy trì quân đội ở Iraq nếu tình hình xấu đi hay không, Thủ tướng Koizumi nói: "Không. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để có thể thực thi việc tái thiết và hỗ trợ nhân đạo".
Thân nhân của những người bị bắt hiện cảm thấy nhẹ nhõm hơn đôi chút, do cả ngày hôm qua không có thêm tin xấu.
"Tôi tin rằng việc không có sự thay đổi nào là một dấu hiệu tốt", bà Naoko Imai, mẹ của con tin 18 tuổi Noriaki Imai, nói. "Chúng tôi rất lo lắng. Chỉ cầu mong sao họ trở về an toàn".
Một số người chỉ trích chính sách của ông Koizumi cũng đồng ý rằng Tokyo không nên lui quân trước lời đe doạ của những kẻ bắt cóc. Nhưng nếu tình hình ngày càng nghiêm trọng thì việc duy trì quân đội ở miền nam Iraq là vi phạm luật pháp Nhật Bản, theo đó binh sĩ Lực lượng phòng vệ chỉ được triển khai ở vùng phi chiến sự.
Kyodo cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba đã hoãn chuyến công du uý lạo quân sĩ ở Samawa, thành phố miền nam Iraq. (Reuters, AFP)