Nhà thầu lớn nhất của Nga tại Iraq nói họ đã quyết định rút toàn bộ công nhân ra khỏi nước này.
Quyết định này được đưa ra sau khi có vụ những người Iraq nổi dậy bắt cóc tám kỹ sư người Nga và Ukraine hôm thứ Hai.
Tám con tin này sau đó đã được thả ra cùng với bảy công dân Trung Quốc, là những người bị bắt cóc hôm Chủ Nhật.
Thế nhưng vẫn chưa có tin tức gì về ba thường dân Nhật bị bắt cóc và các con tin khác từ các nước khác cũng bị bắt cóc trong mấy ngày gần đây.
Phân tích gia của BBC, Sadeq Saba, nhận định rằng tác động của chiến thuật mới nhất của những người nổi dậy Iraq - là bắt cóc các công dân nước ngoài làm con tin - là khá lớn đối với các kế hoạch của Mỹ.
Tình hình đáng ngại
Bức tranh xuất hiện từ các vụ bắt cóc tại Iraq là khá khó hiểu. Có vẻ như những người bắt cóc con tin không hề phân biệt chuyện họ muốn bắt cóc ai.
Hơn 40 công dân nước ngoài từ 12 nước được biết đã bị bắt cóc trong những ngày gần đây tại rất nhiều vùng ở Iraq.
Một số con tin, như những người Trung Quốc hoặc người Nga, là từ những nước phản đối cuộc chiến Iraq do Hoa Kỳ cầm đầu.
Đồng thời, những kẻ bắt cóc đã trả tự do cho một con tin người Anh, là nước có tham gia vào cuộc chiến Iraq.
Danh tính của những kẻ bắt cóc hiện vẫn chưa được biết, và cũng chưa rõ có liên hệ nào giữa các nhóm bắt cóc con tin khác nhau hay không.
Những yêu cầu của họ đa phần tập trung vào việc rút các lực lượng nước ngoài ra khỏi Iraq.
Có vẻ như bằng cách sử dụng chiến thuật này, những người nổi dậy tại Iraq đang tạo ra những tác dụng nhất định.
Tác động
Quyết định của nhà thầu lớn nhất của Nga, Techpromexport, rút toàn bộ nhân sự gồm 370 người ra khỏi Iraq, cho thấy sự quan ngại sâu sắc của những người nước ngoài tại đây.
Công ty này tham gia vào việc xây dựng một trạm năng lượng gần Baghdad.
Phó giám đốc trung tâm Thông tin Bộ Ngoại giao Nga, Boris Malakhov, nói: "Phía Nga, bao gồm cả đại sứ quán Nga tại Iraq, đang nỗ lực tìm hiểu những gì đã xảy ra đối với các chuyên gia bị bắt cóc và mới được thả ra. Matxcơva hết sức quan ngại về chuyện này. Việc bắt cóc con tin là không chính đáng cho dù với mục đích gì đi chăng nữa".
Cũng trong ít giờ qua, chính phủ Pháp đã thúc giục các công dân của mình phải rời Iraq. Bộ Ngoại giao Australia cũng có những khuyến cáo tương tự.
Các báo cáo từ Iraq cũng nói một số dự án tái thiết hết sức quan trọng hiện đang phải dừng lại.
Áp lực từ trong nước hiện cũng đang gia tăng tại những quốc gia vốn ủng hộ chuyện rút liên quân do Mỹ cầm đầu ra khỏi Iraq.
Nếu liên quân không có khả năng vãn hồi luật pháp và trật tự, có vẻ như thiệt hại đối với các kế hoạch của Mỹ về tương lai của Iraq là một điều không thể tránh khỏi.
Phản ứng của Mỹ
Một tư lệnh cấp cao của Mỹ kêu gọi phải có thêm khoảng 10 ngàn lính để đối phó với các vụ bạo động của người Shia và Sunni trên toàn Iraq.
Hôm thứ Ba, lính Mỹ đã bắt giữ một cộng sự của giáo sĩ Shia, Moqtada Sadr.
Vụ bắt giữ thêm cộng sự của ông Sadr đã làm bùng lên các vụ bạo động của người Shia.
Những dân quân trung thành với vị giáo sĩ này được biết đã rời các trạm cảnh sát mà họ chiếm đóng tại thành phố Najaf ở phía Nam, nơi ông Sadr được cho là đã ẩn náu tại đó.
Hoa Kỳ đã cam kết sẽ bắt giữ ông Sadr.
Trong khi đó, một lệnh ngừng bắn mong manh giữa các lực lượng do Mỹ cầm đầu và những người nổi dậy dòng Sunni tại thành phố Falluja có vẻ như vẫn đang diễn ra. (BBC)
Quyết định này được đưa ra sau khi có vụ những người Iraq nổi dậy bắt cóc tám kỹ sư người Nga và Ukraine hôm thứ Hai.
Tám con tin này sau đó đã được thả ra cùng với bảy công dân Trung Quốc, là những người bị bắt cóc hôm Chủ Nhật.
Thế nhưng vẫn chưa có tin tức gì về ba thường dân Nhật bị bắt cóc và các con tin khác từ các nước khác cũng bị bắt cóc trong mấy ngày gần đây.
Phân tích gia của BBC, Sadeq Saba, nhận định rằng tác động của chiến thuật mới nhất của những người nổi dậy Iraq - là bắt cóc các công dân nước ngoài làm con tin - là khá lớn đối với các kế hoạch của Mỹ.
Tình hình đáng ngại
Bức tranh xuất hiện từ các vụ bắt cóc tại Iraq là khá khó hiểu. Có vẻ như những người bắt cóc con tin không hề phân biệt chuyện họ muốn bắt cóc ai.
Hơn 40 công dân nước ngoài từ 12 nước được biết đã bị bắt cóc trong những ngày gần đây tại rất nhiều vùng ở Iraq.
Một số con tin, như những người Trung Quốc hoặc người Nga, là từ những nước phản đối cuộc chiến Iraq do Hoa Kỳ cầm đầu.
Đồng thời, những kẻ bắt cóc đã trả tự do cho một con tin người Anh, là nước có tham gia vào cuộc chiến Iraq.
Danh tính của những kẻ bắt cóc hiện vẫn chưa được biết, và cũng chưa rõ có liên hệ nào giữa các nhóm bắt cóc con tin khác nhau hay không.
Những yêu cầu của họ đa phần tập trung vào việc rút các lực lượng nước ngoài ra khỏi Iraq.
Có vẻ như bằng cách sử dụng chiến thuật này, những người nổi dậy tại Iraq đang tạo ra những tác dụng nhất định.
Tác động
Quyết định của nhà thầu lớn nhất của Nga, Techpromexport, rút toàn bộ nhân sự gồm 370 người ra khỏi Iraq, cho thấy sự quan ngại sâu sắc của những người nước ngoài tại đây.
Công ty này tham gia vào việc xây dựng một trạm năng lượng gần Baghdad.
Phó giám đốc trung tâm Thông tin Bộ Ngoại giao Nga, Boris Malakhov, nói: "Phía Nga, bao gồm cả đại sứ quán Nga tại Iraq, đang nỗ lực tìm hiểu những gì đã xảy ra đối với các chuyên gia bị bắt cóc và mới được thả ra. Matxcơva hết sức quan ngại về chuyện này. Việc bắt cóc con tin là không chính đáng cho dù với mục đích gì đi chăng nữa".
Cũng trong ít giờ qua, chính phủ Pháp đã thúc giục các công dân của mình phải rời Iraq. Bộ Ngoại giao Australia cũng có những khuyến cáo tương tự.
Các báo cáo từ Iraq cũng nói một số dự án tái thiết hết sức quan trọng hiện đang phải dừng lại.
Áp lực từ trong nước hiện cũng đang gia tăng tại những quốc gia vốn ủng hộ chuyện rút liên quân do Mỹ cầm đầu ra khỏi Iraq.
Nếu liên quân không có khả năng vãn hồi luật pháp và trật tự, có vẻ như thiệt hại đối với các kế hoạch của Mỹ về tương lai của Iraq là một điều không thể tránh khỏi.
Phản ứng của Mỹ
Một tư lệnh cấp cao của Mỹ kêu gọi phải có thêm khoảng 10 ngàn lính để đối phó với các vụ bạo động của người Shia và Sunni trên toàn Iraq.
Hôm thứ Ba, lính Mỹ đã bắt giữ một cộng sự của giáo sĩ Shia, Moqtada Sadr.
Vụ bắt giữ thêm cộng sự của ông Sadr đã làm bùng lên các vụ bạo động của người Shia.
Những dân quân trung thành với vị giáo sĩ này được biết đã rời các trạm cảnh sát mà họ chiếm đóng tại thành phố Najaf ở phía Nam, nơi ông Sadr được cho là đã ẩn náu tại đó.
Hoa Kỳ đã cam kết sẽ bắt giữ ông Sadr.
Trong khi đó, một lệnh ngừng bắn mong manh giữa các lực lượng do Mỹ cầm đầu và những người nổi dậy dòng Sunni tại thành phố Falluja có vẻ như vẫn đang diễn ra. (BBC)