Một chỉ huy quân đội Mỹ tại Iraq nói quân của ông sẵn sàng tuân thủ một hiệp ước ngừng bắn tại Fallujah nêu như các dân quân Hồi giáo Sunni đang chiếm giữ thành phố chấp thuận.
Ngay sau khi tướng Mark Kimmitt phát biểu như trên, một đoàn thương thuyết gia của Ủy ban Điều hành Iraq đã tới thị trấn này để thảo luận với các lãnh đạo địa phương.
Ủy ban này đã tỏ ra phẫn nộ là không được tham vấn trong đợt tấn công Fallujah cũng như các cuộc tấn công khác của quân đội Hoa Kỳ chống lại người Sunni và người Shia.
Họ cũng kêu gọi một giải pháp chính trị cho tình hình.
Tin cho hay hàng trăm dân thường đã thiệt mạng tại Fallujah. Phụ nữ và trẻ em hiện đang tìm cách rời thành phố sau sáu ngày bạo lực.
Vào thứ Bảy tướng Kimmitt nói với các nhà báo ở Baghdad rằng:"Chúng tôi đang tìm kiến thỏa thuận ngừng bắn song phương để tạo điều kiện cho việc thương thảo".
Ông cũng nói ông "hy vọng gửi được thông điệp này tới phe địch".
Phẫn nộ
Trước đó Ủy ban Điều hành Iraq tuyên bố chiến sự phải được chấm dứt.
"Chúng tôi kêu gọi hai bên ngừng bắn ngay lập tức và tìm kiếm giải pháp chính trị để giải quyết tình hình tại một số khu vực trong nước," Ủy ban này nói trong một tuyên cáo.
Phát ngôn nhân của Ủy ban nhận xét với đài BBC rằng chiến sự đã có thể phòng ngừa được.
Một thành viên người Sunni, Ghazi Ajil al-Yawer, thì nói ông sẵn sàng từ chức vì cuộc khủng hoảng Fallujah.
"Làm sao mà một cường quốc như Hoa Kỳ có thể lâm vào tình trạng chiến tranh với một thị trấn nhỏ bé như Fallujah? Đây quả là nạn diệt chủng," ông nói với Hãng thông tấn AFP vào hôm thứ Sáu, nhân kỷ niệm một năm ngày lật đổ Saddam Hussein.
Bộ trưởng Nhân quyền tạm thời của Iraq, Abdel Basit Turki, và thành viên của Ban chủ tịch Ủy ban Điều hành Iraq Iyad Allawi, đều từ chức hôm thứ Sáu.
Cũng vào hôm đó quân Hoa Kỳ đã tạm ngừng cuộc tấn công của mình, cho phép phụ nữ và trẻ em rời thị trấn.
Tuy nhiên đàn ông thì bị ngăn lại để kiểm tra và tìm nghi phạm liên quan tới vụ bắn giết và nhục hình bốn lính gác người Mỹ ở Fallujah vào cuối tháng Ba.
Các chỉ huy quân Mỹ tại Fallujah cho biết họ cố gắng tuân thủ lệnh ngừng bắn nhưng vẫn phải chống trả khi dân quân Hồi giáo tấn công. (BBC)
Ngay sau khi tướng Mark Kimmitt phát biểu như trên, một đoàn thương thuyết gia của Ủy ban Điều hành Iraq đã tới thị trấn này để thảo luận với các lãnh đạo địa phương.
Ủy ban này đã tỏ ra phẫn nộ là không được tham vấn trong đợt tấn công Fallujah cũng như các cuộc tấn công khác của quân đội Hoa Kỳ chống lại người Sunni và người Shia.
Họ cũng kêu gọi một giải pháp chính trị cho tình hình.
Tin cho hay hàng trăm dân thường đã thiệt mạng tại Fallujah. Phụ nữ và trẻ em hiện đang tìm cách rời thành phố sau sáu ngày bạo lực.
Vào thứ Bảy tướng Kimmitt nói với các nhà báo ở Baghdad rằng:"Chúng tôi đang tìm kiến thỏa thuận ngừng bắn song phương để tạo điều kiện cho việc thương thảo".
Ông cũng nói ông "hy vọng gửi được thông điệp này tới phe địch".
Phẫn nộ
Trước đó Ủy ban Điều hành Iraq tuyên bố chiến sự phải được chấm dứt.
"Chúng tôi kêu gọi hai bên ngừng bắn ngay lập tức và tìm kiếm giải pháp chính trị để giải quyết tình hình tại một số khu vực trong nước," Ủy ban này nói trong một tuyên cáo.
Phát ngôn nhân của Ủy ban nhận xét với đài BBC rằng chiến sự đã có thể phòng ngừa được.
Một thành viên người Sunni, Ghazi Ajil al-Yawer, thì nói ông sẵn sàng từ chức vì cuộc khủng hoảng Fallujah.
"Làm sao mà một cường quốc như Hoa Kỳ có thể lâm vào tình trạng chiến tranh với một thị trấn nhỏ bé như Fallujah? Đây quả là nạn diệt chủng," ông nói với Hãng thông tấn AFP vào hôm thứ Sáu, nhân kỷ niệm một năm ngày lật đổ Saddam Hussein.
Bộ trưởng Nhân quyền tạm thời của Iraq, Abdel Basit Turki, và thành viên của Ban chủ tịch Ủy ban Điều hành Iraq Iyad Allawi, đều từ chức hôm thứ Sáu.
Cũng vào hôm đó quân Hoa Kỳ đã tạm ngừng cuộc tấn công của mình, cho phép phụ nữ và trẻ em rời thị trấn.
Tuy nhiên đàn ông thì bị ngăn lại để kiểm tra và tìm nghi phạm liên quan tới vụ bắn giết và nhục hình bốn lính gác người Mỹ ở Fallujah vào cuối tháng Ba.
Các chỉ huy quân Mỹ tại Fallujah cho biết họ cố gắng tuân thủ lệnh ngừng bắn nhưng vẫn phải chống trả khi dân quân Hồi giáo tấn công. (BBC)