Đài truyền hình Arab, al-Jazeera, đã chiếu các hình ảnh về ba thường dân người Nhật mà một nhóm Iraq giữ làm con tin.
Nhóm này, tự gọi là Lữ đoàn Mujahideen, nói họ sẽ giết chết các con tin nếu Tokyo không rút quân ra khỏi Iraq trong vòng ba ngày.
Tám mục sư Nam Hàn được biết cũng bị bắt bởi một nhóm Iraq vô danh khác.
Và một thường dân người Anh bị mất tích tại thành phố Nasiriya vào hôm thứ Ba.
Trong phản ứng đầu tiên, Nhật Bản nói họ không có kế hoạch rút quân đội ra khỏi Iraq.
Phóng viên BBC, Jonathan Head, tại Tokyo nói vụ bắt con tin này sẽ là một "kinh nghiệm đau thương" cho Nhật Bản.
Chuyện này sẽ đặt nhiều áp lực lớn đối với Thủ tướng Junichiro Koizumi, người ra quyết định gửi quân sang Nhật, cho dù rất nhiều người Nhật lo âu nghi ngờ về chuyện này.
Ông Koizumi đã lý lẽ rằng sứ mạng này là cần thiết để ủng hộ vai trò của Nhật trong cộng đồng quốc tế.
Lính Mỹ ở thêm?
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Donald Rumsfeld, nói trước việc bạo lực ngày càng gia tăng tại Iraq, một số lính Mỹ có thể sẽ phải ở lại đây lâu hơn so với kế hoạch.
Ông Rumsfeld cũng nói thêm rằng quân lính vẫn kiểm soát được tình hình an ninh tại đây, cho dù các cuộc nổi dậy có gia tăng.
Các vụ đụng độ là công việc của những kẻ "trộm cướp, băng đảng và khủng bố", ông nói.
Nhận xét của ông được đưa ra sau khi lính Mỹ bỏ bom một khu nhà, trong đó có một giáo đường, tại thị trấn của người Sunni, Falluja - một điểm tập trung mạnh những người phản đối sự chiếm đóng của liên quân.
Các nhân chứng Iraq nói khoảng 40 người Iraq bị giết hại trong vụ tấn công này; tuy nhiên, Bộ chỉ huy Mỹ nói chỉ có "một thành viên của lực lượng chống đối liên quân" bị thiệt mạng, và không có thương vong dân sự nào.
Cũng chưa rõ có ca tử vong nào trong năm trường hợp thương vong mà phía Mỹ đã báo cáo.
Vài ngày đụng độ đã làm thiệt mạng hơn 100 người Iraq và ít nhất 30 lính liên quân, trong những diễn biến được coi là sự leo thang bạo lực tồi tệ nhất kể từ khi Baghdad rơi vào tay các lực lượng Mỹ cách đây một năm.
Các cuộc đụng độ mới hiện đang diễn ra trên cả hai trận tuyến: liên quan tới cả những người nổi dậy gốc Sunni lẫn những dân quân Shia trung thành với giáo sĩ cấp tiến Moqtada Sadr.
Giáo sĩ Shia cao cấp nhất của Iraq, Ayatollah Ali al-Sistani, đã lên án cách thức mà các lực lượng Mỹ đang xử lý sự chống cự của người Shia.
Ông Sistani kêu gọi tất cả các bên hãy có bước tiếp cận hoà bình và khôn khéo. (BBC)
Nhóm này, tự gọi là Lữ đoàn Mujahideen, nói họ sẽ giết chết các con tin nếu Tokyo không rút quân ra khỏi Iraq trong vòng ba ngày.
Tám mục sư Nam Hàn được biết cũng bị bắt bởi một nhóm Iraq vô danh khác.
Và một thường dân người Anh bị mất tích tại thành phố Nasiriya vào hôm thứ Ba.
Trong phản ứng đầu tiên, Nhật Bản nói họ không có kế hoạch rút quân đội ra khỏi Iraq.
Phóng viên BBC, Jonathan Head, tại Tokyo nói vụ bắt con tin này sẽ là một "kinh nghiệm đau thương" cho Nhật Bản.
Chuyện này sẽ đặt nhiều áp lực lớn đối với Thủ tướng Junichiro Koizumi, người ra quyết định gửi quân sang Nhật, cho dù rất nhiều người Nhật lo âu nghi ngờ về chuyện này.
Ông Koizumi đã lý lẽ rằng sứ mạng này là cần thiết để ủng hộ vai trò của Nhật trong cộng đồng quốc tế.
Lính Mỹ ở thêm?
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Donald Rumsfeld, nói trước việc bạo lực ngày càng gia tăng tại Iraq, một số lính Mỹ có thể sẽ phải ở lại đây lâu hơn so với kế hoạch.
Ông Rumsfeld cũng nói thêm rằng quân lính vẫn kiểm soát được tình hình an ninh tại đây, cho dù các cuộc nổi dậy có gia tăng.
Các vụ đụng độ là công việc của những kẻ "trộm cướp, băng đảng và khủng bố", ông nói.
Nhận xét của ông được đưa ra sau khi lính Mỹ bỏ bom một khu nhà, trong đó có một giáo đường, tại thị trấn của người Sunni, Falluja - một điểm tập trung mạnh những người phản đối sự chiếm đóng của liên quân.
Các nhân chứng Iraq nói khoảng 40 người Iraq bị giết hại trong vụ tấn công này; tuy nhiên, Bộ chỉ huy Mỹ nói chỉ có "một thành viên của lực lượng chống đối liên quân" bị thiệt mạng, và không có thương vong dân sự nào.
Cũng chưa rõ có ca tử vong nào trong năm trường hợp thương vong mà phía Mỹ đã báo cáo.
Vài ngày đụng độ đã làm thiệt mạng hơn 100 người Iraq và ít nhất 30 lính liên quân, trong những diễn biến được coi là sự leo thang bạo lực tồi tệ nhất kể từ khi Baghdad rơi vào tay các lực lượng Mỹ cách đây một năm.
Các cuộc đụng độ mới hiện đang diễn ra trên cả hai trận tuyến: liên quan tới cả những người nổi dậy gốc Sunni lẫn những dân quân Shia trung thành với giáo sĩ cấp tiến Moqtada Sadr.
Giáo sĩ Shia cao cấp nhất của Iraq, Ayatollah Ali al-Sistani, đã lên án cách thức mà các lực lượng Mỹ đang xử lý sự chống cự của người Shia.
Ông Sistani kêu gọi tất cả các bên hãy có bước tiếp cận hoà bình và khôn khéo. (BBC)