Outsourcing đang dần trở thành câu cửa miệng trong các chương trình tranh cử vào ghế Tổng thống Hoa Kỳ.
Outsourcing là một từ chuyên môn thường được giới doanh nhân dùng để chỉ quá trình chuyển cơ sở sản xuất sang vùng khác để giảm giá thành sản phẩm.
Vốn đây là một chuyên ngữ nên ít người dùng nhưng giới quan sát viên cho rằng trong những ngày tranh cử nóng bỏng ở Hoa Kỳ, người ta không còn xa lạ với từ này nữa vì nó đang ở tâm điểm của các cuộc tranh cãi.
Giới kinh tế nói chuyện các công ty chuyển nhà máy ra khỏi nước Mỹ là tất yếu, trong khi giới hoạt động cho quyền lợi của công nhân thì nói làm như vậy khiến tăng thất nghiệp và đến một ngày sẽ phá tan tầng lớp trung lưu của xã hội Mỹ.
Thực tế
Trong một lớp học ở Harrisburg, bang Pennsylvania, cô Pat Fruno chuẩn bị phát biểu.
Cô là một chuyên viên lập trình vi tính, nhưng giờ đây công việc của cô đã bị chuyển sang Ấn Độ.
"Ở mọi nơi tôi từng làm việc, người nhân viên được bảo là họ rất quý giá, thế nhưng họ lại mất việc." - Cô Fruno nói. - "Tôi đòi hỏi phải giữ lại các công việc tốt ở nước Mỹ cho người Mỹ".
Pat Fruno và 50 người Mỹ thất nghiệp khác đang có chuyến đi đến Washington.
Họ ngồi trong các chiếc xe buýt với các biểu ngữ: “Hãy cho chúng tôi việc làm”, “Tôi muốn làm việc”.
Được công đoàn bảo trợ, lại thêm sự thúc giục của đảng Cộng hòa, họ đang muốn biến vấn đề chuyển chỗ làm ra nước ngoài thành vấn đề trung tâm trong chiến dịch bầu cử tổng thống năm nay.
Ngồi cạnh Pat Fruno là Jeff Deckhard. Ông là một thợ điện ở bang Ohio, tuổi trung niên, thất nghiệp.
Ông nói công nghiệp sản xuất đang rời bỏ vùng đất Mỹ và không ai còn xây nhà máy tại đây nữa:
"Tôi không có việc làm và tôi tin là mình biết công việc của chúng tôi đang chuyển về đâu. Họ đang xây các nhà máy ở Trung Quốc, các trung tâm nhận cuộc gọi thì chuyển sang Ấn Độ."
"Tất cả những gì chúng tôi từng làm thì nay do các nước khác thực hiện." - Thợ điện Deckhard than phiền
Nạn thất nghiệp tại Mỹ thật ra vẫn thấp nếu xét theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng đó lại là vấn đề rất nhạy cảm về chính trị.
Những người chỉ trích chính quyền Bush nói hơn hai triệu việc làm đã biến mất kể từ khi ông George Bush lên nắm quyền.
Một vài nhà kinh tế ước tính mỗi tháng có khoảng 25000 việc làm dịch vụ rời khỏi nước Mỹ.
Ngày càng có nhiều người Mỹ quan niệm rằng sở dĩ có nạn thất nghiệp ở Mỹ là vì các công ty đang chuyển việc làm cho người nước ngoài.
John Kerry, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, đang biến vấn đề việc làm thành phần quan trọng trong chiến dịch bầu cử của ông:
"Đã đến lúc người Mỹ phải đứng lên và nói: Này ông tổng thống, đừng có lừa bịp nữa, đừng làm người dân sợ hãi nữa. Chúng tôi muốn đưa việc làm trở về cho nước Mỹ."
"Đó là điều tôi sẽ thực hiện, sẽ có mười triệu việc làm trong bốn năm đầu tôi làm tổng thống." - Ứng viên Kerry tuyên bố.
Đối với tổng thống Bush, tình trạng kinh tế nước Mỹ vừa là thuận lợi mà cũng là bất lợi vào lúc ông đang vận động để tái đắc cử. Nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định, gần 5% mỗi năm.
Nhưng mức độ tạo thêm công ăn việc làm lại diễn ra chậm chạp.
Người ta đang gọi đây là sự phục hồi không tạo nên việc làm của nước Mỹ và ông Bush giờ đây phải thuyết phục cử tri là thương mại tự do và thị trường mở vẫn có thể mang lại lợi ích cho người lao động Mỹ.
Cùng với vấn đề Iraq và khủng bố, thì việc làm đang được xem là những cái gai trong những tháng sắp đến. (theo BBC)
Outsourcing là một từ chuyên môn thường được giới doanh nhân dùng để chỉ quá trình chuyển cơ sở sản xuất sang vùng khác để giảm giá thành sản phẩm.
Vốn đây là một chuyên ngữ nên ít người dùng nhưng giới quan sát viên cho rằng trong những ngày tranh cử nóng bỏng ở Hoa Kỳ, người ta không còn xa lạ với từ này nữa vì nó đang ở tâm điểm của các cuộc tranh cãi.
Giới kinh tế nói chuyện các công ty chuyển nhà máy ra khỏi nước Mỹ là tất yếu, trong khi giới hoạt động cho quyền lợi của công nhân thì nói làm như vậy khiến tăng thất nghiệp và đến một ngày sẽ phá tan tầng lớp trung lưu của xã hội Mỹ.
Thực tế
Trong một lớp học ở Harrisburg, bang Pennsylvania, cô Pat Fruno chuẩn bị phát biểu.
Cô là một chuyên viên lập trình vi tính, nhưng giờ đây công việc của cô đã bị chuyển sang Ấn Độ.
"Ở mọi nơi tôi từng làm việc, người nhân viên được bảo là họ rất quý giá, thế nhưng họ lại mất việc." - Cô Fruno nói. - "Tôi đòi hỏi phải giữ lại các công việc tốt ở nước Mỹ cho người Mỹ".
Pat Fruno và 50 người Mỹ thất nghiệp khác đang có chuyến đi đến Washington.
Họ ngồi trong các chiếc xe buýt với các biểu ngữ: “Hãy cho chúng tôi việc làm”, “Tôi muốn làm việc”.
Được công đoàn bảo trợ, lại thêm sự thúc giục của đảng Cộng hòa, họ đang muốn biến vấn đề chuyển chỗ làm ra nước ngoài thành vấn đề trung tâm trong chiến dịch bầu cử tổng thống năm nay.
Ngồi cạnh Pat Fruno là Jeff Deckhard. Ông là một thợ điện ở bang Ohio, tuổi trung niên, thất nghiệp.
Ông nói công nghiệp sản xuất đang rời bỏ vùng đất Mỹ và không ai còn xây nhà máy tại đây nữa:
"Tôi không có việc làm và tôi tin là mình biết công việc của chúng tôi đang chuyển về đâu. Họ đang xây các nhà máy ở Trung Quốc, các trung tâm nhận cuộc gọi thì chuyển sang Ấn Độ."
"Tất cả những gì chúng tôi từng làm thì nay do các nước khác thực hiện." - Thợ điện Deckhard than phiền
Nạn thất nghiệp tại Mỹ thật ra vẫn thấp nếu xét theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng đó lại là vấn đề rất nhạy cảm về chính trị.
Những người chỉ trích chính quyền Bush nói hơn hai triệu việc làm đã biến mất kể từ khi ông George Bush lên nắm quyền.
Một vài nhà kinh tế ước tính mỗi tháng có khoảng 25000 việc làm dịch vụ rời khỏi nước Mỹ.
Ngày càng có nhiều người Mỹ quan niệm rằng sở dĩ có nạn thất nghiệp ở Mỹ là vì các công ty đang chuyển việc làm cho người nước ngoài.
John Kerry, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, đang biến vấn đề việc làm thành phần quan trọng trong chiến dịch bầu cử của ông:
"Đã đến lúc người Mỹ phải đứng lên và nói: Này ông tổng thống, đừng có lừa bịp nữa, đừng làm người dân sợ hãi nữa. Chúng tôi muốn đưa việc làm trở về cho nước Mỹ."
"Đó là điều tôi sẽ thực hiện, sẽ có mười triệu việc làm trong bốn năm đầu tôi làm tổng thống." - Ứng viên Kerry tuyên bố.
Đối với tổng thống Bush, tình trạng kinh tế nước Mỹ vừa là thuận lợi mà cũng là bất lợi vào lúc ông đang vận động để tái đắc cử. Nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định, gần 5% mỗi năm.
Nhưng mức độ tạo thêm công ăn việc làm lại diễn ra chậm chạp.
Người ta đang gọi đây là sự phục hồi không tạo nên việc làm của nước Mỹ và ông Bush giờ đây phải thuyết phục cử tri là thương mại tự do và thị trường mở vẫn có thể mang lại lợi ích cho người lao động Mỹ.
Cùng với vấn đề Iraq và khủng bố, thì việc làm đang được xem là những cái gai trong những tháng sắp đến. (theo BBC)