Malaysia đã phản bác một đề xuất của Mỹ nhằm giúp tuần tra những tuyến đường thuỷ bận rộn nhất thế giới tại eo biển Malacca.
Tư lệnh hàng đầu của quân đội Mỹ trong khu vực nói rằng Washington muốn sử dụng các lực lượng của Mỹ để đối phó với nạn khủng bố có thể có quanh eo biển Malacca.
Tuy nhiên, có vẻ như ông đã không tham vấn phía Malaysia, vốn là nước cùng Indonesia thực hiện việc tuần tra eo biển.
Malaysia nói rằng Hoa Kỳ nên tìm kiếm sự đồng ý của họ về cái mà họ gọi là vấn đề chủ quyền dân tộc.
Bom nổI
Người đứng đầu Bộ Tư lệnh vùng Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Thomas Fargo, nói rằng có những sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sáng kiến này.
Ông muốn triển khai những thuyền cao tốc chở lính thuỷ và các lực lượng đặc nhiệm dọc theo eo biển hẹp này.
Các báo cáo cho hay các dân quân Hồi giáo có thể lên kế hoạch bắt giữ tàu thuyền để sử dụng làm những quả bom nổi đã gây lên nhiều quan ngại về số lượng các vụ tấn công gia tăng vào thuyền tại khu vực này.
Đô đốc Fargo nói ông sẽ tìm kiếm sự hậu thuẫn của Singapore, thế nhưng tuyến đường thủy này chủ yếu lại do Malaysia và Indonesia kiểm soát.
Phó Thủ tướng Malaysia, Najib Tun Razak, đã lịch sự nhưng kiên quyết bác bỏ đề xuất này của đô đốc Mỹ.
Ông nói rằng Malaysia hiện không có kế hoạch mời phía Hoa Kỳ tham gia vào các chiến dịch an ninh trong khu vực.
Ông cũng nhẹ nhàng cảnh báo Washington rằng Mỹ không thể triển khai các lực lượng của họ mà không có sự đồng thuận của Malaysia, và nói rằng đây là một vấn đề về chủ quyền dân tộc.
Hoa Kỳ đã mô tả vùng Đông Nam Á là mặt trận thứ hai của họ trong cuộc chiến chống khủng bố, và Malaysia là một đồng minh có giá trị của họ trong cuộc chiến đó.
Tuy nhiên, chính quyền Bush có vẻ không được lòng tại cả Malaysia và Indonesia, không chỉ trong các cộng đồng Hồi giáo mà còn các cộng đồng khác nữa.
Giới phân tích nói sẽ có nhiều sự phản kháng công khai đối với việc Mỹ triển khai quân tại bất cứ nơi nào thuộc biên giới giữa hai nước này.(BBC)
Tư lệnh hàng đầu của quân đội Mỹ trong khu vực nói rằng Washington muốn sử dụng các lực lượng của Mỹ để đối phó với nạn khủng bố có thể có quanh eo biển Malacca.
Tuy nhiên, có vẻ như ông đã không tham vấn phía Malaysia, vốn là nước cùng Indonesia thực hiện việc tuần tra eo biển.
Malaysia nói rằng Hoa Kỳ nên tìm kiếm sự đồng ý của họ về cái mà họ gọi là vấn đề chủ quyền dân tộc.
Bom nổI
Người đứng đầu Bộ Tư lệnh vùng Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Thomas Fargo, nói rằng có những sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sáng kiến này.
Ông muốn triển khai những thuyền cao tốc chở lính thuỷ và các lực lượng đặc nhiệm dọc theo eo biển hẹp này.
Các báo cáo cho hay các dân quân Hồi giáo có thể lên kế hoạch bắt giữ tàu thuyền để sử dụng làm những quả bom nổi đã gây lên nhiều quan ngại về số lượng các vụ tấn công gia tăng vào thuyền tại khu vực này.
Đô đốc Fargo nói ông sẽ tìm kiếm sự hậu thuẫn của Singapore, thế nhưng tuyến đường thủy này chủ yếu lại do Malaysia và Indonesia kiểm soát.
Phó Thủ tướng Malaysia, Najib Tun Razak, đã lịch sự nhưng kiên quyết bác bỏ đề xuất này của đô đốc Mỹ.
Ông nói rằng Malaysia hiện không có kế hoạch mời phía Hoa Kỳ tham gia vào các chiến dịch an ninh trong khu vực.
Ông cũng nhẹ nhàng cảnh báo Washington rằng Mỹ không thể triển khai các lực lượng của họ mà không có sự đồng thuận của Malaysia, và nói rằng đây là một vấn đề về chủ quyền dân tộc.
Hoa Kỳ đã mô tả vùng Đông Nam Á là mặt trận thứ hai của họ trong cuộc chiến chống khủng bố, và Malaysia là một đồng minh có giá trị của họ trong cuộc chiến đó.
Tuy nhiên, chính quyền Bush có vẻ không được lòng tại cả Malaysia và Indonesia, không chỉ trong các cộng đồng Hồi giáo mà còn các cộng đồng khác nữa.
Giới phân tích nói sẽ có nhiều sự phản kháng công khai đối với việc Mỹ triển khai quân tại bất cứ nơi nào thuộc biên giới giữa hai nước này.(BBC)