Chính quyền quân sự Miến Điện cho biết sẽ mời đại diện của đảng đối lập tham gia Hội nghị Hiến pháp tổ chức ngày 17 tháng Năm tới.
Tuy nhiên chưa rõ liệu lãnh tụ Liên hiệp Quốc gia vì Dân chủ (NLD), bà Aung San Suu Kyi, có được trả tự do để tham dự hội nghị này hay không.
Trước đó có tin Ngoại trưởng Miến Điện Win Aung nói với đài truyền hình NHK của Nhật Bản rằng bà Suu Kyi sẽ được thả tuy không đưa ra ngày tháng cụ thể.
Thế nhưng nay tin cho hay ông Win Aung đã hiểu lầm một câu hỏi đưa ra cho ông trong cuộc phỏng vấn tại Bangkok, và thực tế ông đã chỉ nêu ra thời điểm tiến hành Hội nghị.
Bà Aung San Suu Kyi đã bị quản thúc từ tháng Năm năm ngoái sau khi có đụng độ dữ dội giữa những người ủng hộ bà và quân đội chính phủ.
Ba hôm trước, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan đã yêu cầu chính phủ Miến Điện trả tự do cho bà Suu Kyi cũng như các lãnh đạo khác của NLD.
Liên hiệp quốc nói rõ Hội nghị về Hiến pháp chỉ thực chất khi nó bao gồm tất cả các đảng phái chính trị.
Tháng trước chính phủ Miến Điện thông báo sẽ tổ chức Hội nghị này tại thủ đô Rangoon để bàn thảo một Hiến pháp mới.
Tuy nhiên kế hoạch về Hội nghị này đã được khởi đầu từ tháng Tám năm 2003 như một phần của quá trình dân chủ hóa ở trong Miến Điện.
Phương Tây đặt tầm quan trọng rất lớn lên việc trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi, một nhân vật đối lập kiên cường và khả ái.
Nhiều người còn cho rằng không thể nói tới dân chủ chừng nào bà còn bị giam giữ.
Miến Điện đã thường xuyên phải chịu sức ép của các nước Âu châu và Mỹ về tình hình dân chủ của nước này.
Liên hiệp Âu châu cũng đòi hỏi Miến Điện phải chứng thực về cải thiện nhân quyền và dân chủ trước khi được tới tham dự Hội nghị Á Âu ASEM 5 sắp tới, một đòi hỏi làm nước chủ nhà là Việt Nam cảm thấy khó xử.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam vừa có chuyến công du Miến Điện với tư cách đặc sứ của Chủ tịch nước để bàn về sự tham gia của Miến Điện trong ASEM 5.
Thái Lan và Việt Nam cùng một số nước châu Á khác thống nhất ủng hộ Miến Điện, Lào và Campuchia tham dự Hội nghị này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan nói với đài BBC hôm thứ Sáu rằng Thái Lan, trong tư cách một nước láng giềng có vai trò xúc tác trong quá trình dân chủ hóa Miến Điện, cảm thấy tự tin rằng những tiến bộ đang xảy ra sẽ dẫn đến một kịch bản tốt đẹp về sự tham gia của các quốc gia tại ASEM 5.(BBC)
Tuy nhiên chưa rõ liệu lãnh tụ Liên hiệp Quốc gia vì Dân chủ (NLD), bà Aung San Suu Kyi, có được trả tự do để tham dự hội nghị này hay không.
Trước đó có tin Ngoại trưởng Miến Điện Win Aung nói với đài truyền hình NHK của Nhật Bản rằng bà Suu Kyi sẽ được thả tuy không đưa ra ngày tháng cụ thể.
Thế nhưng nay tin cho hay ông Win Aung đã hiểu lầm một câu hỏi đưa ra cho ông trong cuộc phỏng vấn tại Bangkok, và thực tế ông đã chỉ nêu ra thời điểm tiến hành Hội nghị.
Bà Aung San Suu Kyi đã bị quản thúc từ tháng Năm năm ngoái sau khi có đụng độ dữ dội giữa những người ủng hộ bà và quân đội chính phủ.
Ba hôm trước, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan đã yêu cầu chính phủ Miến Điện trả tự do cho bà Suu Kyi cũng như các lãnh đạo khác của NLD.
Liên hiệp quốc nói rõ Hội nghị về Hiến pháp chỉ thực chất khi nó bao gồm tất cả các đảng phái chính trị.
Tháng trước chính phủ Miến Điện thông báo sẽ tổ chức Hội nghị này tại thủ đô Rangoon để bàn thảo một Hiến pháp mới.
Tuy nhiên kế hoạch về Hội nghị này đã được khởi đầu từ tháng Tám năm 2003 như một phần của quá trình dân chủ hóa ở trong Miến Điện.
Phương Tây đặt tầm quan trọng rất lớn lên việc trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi, một nhân vật đối lập kiên cường và khả ái.
Nhiều người còn cho rằng không thể nói tới dân chủ chừng nào bà còn bị giam giữ.
Miến Điện đã thường xuyên phải chịu sức ép của các nước Âu châu và Mỹ về tình hình dân chủ của nước này.
Liên hiệp Âu châu cũng đòi hỏi Miến Điện phải chứng thực về cải thiện nhân quyền và dân chủ trước khi được tới tham dự Hội nghị Á Âu ASEM 5 sắp tới, một đòi hỏi làm nước chủ nhà là Việt Nam cảm thấy khó xử.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam vừa có chuyến công du Miến Điện với tư cách đặc sứ của Chủ tịch nước để bàn về sự tham gia của Miến Điện trong ASEM 5.
Thái Lan và Việt Nam cùng một số nước châu Á khác thống nhất ủng hộ Miến Điện, Lào và Campuchia tham dự Hội nghị này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan nói với đài BBC hôm thứ Sáu rằng Thái Lan, trong tư cách một nước láng giềng có vai trò xúc tác trong quá trình dân chủ hóa Miến Điện, cảm thấy tự tin rằng những tiến bộ đang xảy ra sẽ dẫn đến một kịch bản tốt đẹp về sự tham gia của các quốc gia tại ASEM 5.(BBC)