Lãnh đạo của Liên hiệp châu Âu đã chỉ trích việc Israel giết hại nhân vật cao cấp của tổ chức Hamas, Sheikh Ahmed Yassin, vào đầu tuần này, nói rằng đây là hành động vi phạm luật pháp quốc tế.
Các lãnh đạo châu Âu dùng ngôn ngữ mạnh để diễn đạt sự quan ngại sâu sắc của họ trước những việc giết hại bừa bãi của Israel.
Họ cũng nhắc lại lời lên án cái mà họ gọi là những tội ác khủng bố chống lại người Israel, và tái khẳng định những cam kết về một giải pháp hoà bình cho Israel và Palestine, dựa trên giải pháp hai quốc gia.
Về vấn đề Iraq, các lãnh đạo EU đã tạm gạt đi được những bất đồng công khai trước đây, để đưa ra một viễn kiến tích cực đối với tương lai của nước này.
Họ cho thấy có nhiều dấu hiệu về sự đồng thuận quốc tế về vấn đề Iraq, và hi vọng Liên Hiệp Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng, ngày càng mạnh hơn thông qua một nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
EU cũng nhất loạt lên án cái mà họ gọi là những cuộc tấn công khủng bố làm gián đoạn công cuộc tái thiết cả về chính trị cũng như vật chất của Iraq.
Chiến lược kinh tế
Các lãnh đạo hội nghị thượng đỉnh đã mời cựu Thủ tướng Hà Lan, Wim Kok, đứng đầu một nhóm chuyên gia để đưa ra sinh lực mới cho một kế hoạch 10 năm của EU.
Thủ tướng Thụy Điển, Goran Persson, nói mục đích là để thúc đẩy tăng trưởng và tạo thêm công ăn việc làm cho bằng với mức của Mỹ và Nhật.
"Nên nhớ một điều: trong những năm qua, chúng ta có sự trì trệ về kinh tế. Nhưng hãy đợi đến khi kinh tế phát triển lại, và châu Âu khi đó sẽ ở trong tình trạng hoàn hảo."
Tuy nhiên các lãnh đạo cũng chấp nhận rằng rất nhiều mục tiêu tham vọng của họ, như gia tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển khoa học, thêm nhiều công ty tư, tăng kỹ năng và lao động linh hoạt..., vẫn chưa đạt được.
Dự thảo hiến pháp
Lãnh đạo các nước trong Liên hiệp Âu châu trong ngày đầu đã hâm nóng nhu cầu nhanh chóng đi đến một thỏa thuận cho bản hiến pháp.
Các nước quyết định giữa tháng 6 là hạn chót để thỏa thuận cho hiến pháp sau khi đàm phán gãy đổ năm ngoái vì bất đồng cho quyền biểu quyết.
Thủ tướng Bertie Ahern của Ireland, nước đương kiêm chủ tịch EU, nói rằng bầu không khí đã thay đổi.
Các nước đã đồng ý một loạt các biện pháp an ninh, bao gồm việc bổ nhiệm người điều phối cho việc chống khủng bố.
Người đó sẽ là Gijs de Vries, một chính trị gia Hà Lan và bắt đầu làm việc từ thứ Hai tới để phối hợp các nguồn tình báo trong toàn Âu châu.
Kết quả ngoại giao
Dự thảo hiến pháp được soạn thảo để tạo điều kiện cho EU hoạt động tốt đẹp sau khi chính thức thu nhận thêm 10 nước thành viên vào tháng 5.
Nhưng đàm phán thất bại hồi tháng 12 xoay quanh việc phân chia quyền hạn giữa Đức và Pháp cùng với Ba Lan và Tây Ban Nha.
Nước Ireland chủ tịch đã ra sức làm công tác ngoại giao trong mấy tuần qua để có được kết quả hôm nay.
Thủ tướng Bertie Ahern nói tất cả các lãnh đạo đều nhất trí phải đạt thỏa thuận trước khi họp thượng đỉnh lần tới vào 17-18 tháng 6.
Quyền biểu quyết
Quyền biểu quyết của Ba Lan và Tây Ban nhiều hơn so với dân số theo Hiệp ước Nice nên đã phản đối qui định 'đa số kép' được nói đến trong hiến pháp mới.
Mục đích của việc đơn giản hóa quyền biểu quyết trong liên hiệp là để cân bằng lợi thế của các nước có đông dân.
Nhưng hai nước này bây giờ đã tỏ dấu sẳn sàng nhân nhượng.
Các phóng viên nói thái độ của Tây Ban Nha có lẽ xuất phát từ kết quả của cuộc bầu cử mới đây và sau vụ đánh bom ở Madrid.
Tân thủ tướng xã hội có quan điểm hòa giải hơn là người tiền nhiệm, ông Jose Maria Aznar.
Trong khi Ngoại trưởng Ba Lan Wlodzimierz Cimoszewicz tuyên bố nước ông sẳn sàng xem xét lại nguyên tắc 'đa số kép'.
Nhưng phóng viên Âu châu của BBC nói con đường trước mắt vẫn còn lắm chông gai.
Cho dù các lãnh đạo EU đồng ý được với nhau trước tháng 6 này, hiến pháp còn phải được tất cả các nước thành viên thông qua.
Một số lãnh đạo sẽ thấy lúc đó họ có thể gặp chống đối mạnh mẽ trong nước.(BBC)
Các lãnh đạo châu Âu dùng ngôn ngữ mạnh để diễn đạt sự quan ngại sâu sắc của họ trước những việc giết hại bừa bãi của Israel.
Họ cũng nhắc lại lời lên án cái mà họ gọi là những tội ác khủng bố chống lại người Israel, và tái khẳng định những cam kết về một giải pháp hoà bình cho Israel và Palestine, dựa trên giải pháp hai quốc gia.
Về vấn đề Iraq, các lãnh đạo EU đã tạm gạt đi được những bất đồng công khai trước đây, để đưa ra một viễn kiến tích cực đối với tương lai của nước này.
Họ cho thấy có nhiều dấu hiệu về sự đồng thuận quốc tế về vấn đề Iraq, và hi vọng Liên Hiệp Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng, ngày càng mạnh hơn thông qua một nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
EU cũng nhất loạt lên án cái mà họ gọi là những cuộc tấn công khủng bố làm gián đoạn công cuộc tái thiết cả về chính trị cũng như vật chất của Iraq.
Chiến lược kinh tế
Các lãnh đạo hội nghị thượng đỉnh đã mời cựu Thủ tướng Hà Lan, Wim Kok, đứng đầu một nhóm chuyên gia để đưa ra sinh lực mới cho một kế hoạch 10 năm của EU.
Thủ tướng Thụy Điển, Goran Persson, nói mục đích là để thúc đẩy tăng trưởng và tạo thêm công ăn việc làm cho bằng với mức của Mỹ và Nhật.
"Nên nhớ một điều: trong những năm qua, chúng ta có sự trì trệ về kinh tế. Nhưng hãy đợi đến khi kinh tế phát triển lại, và châu Âu khi đó sẽ ở trong tình trạng hoàn hảo."
Tuy nhiên các lãnh đạo cũng chấp nhận rằng rất nhiều mục tiêu tham vọng của họ, như gia tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển khoa học, thêm nhiều công ty tư, tăng kỹ năng và lao động linh hoạt..., vẫn chưa đạt được.
Dự thảo hiến pháp
Lãnh đạo các nước trong Liên hiệp Âu châu trong ngày đầu đã hâm nóng nhu cầu nhanh chóng đi đến một thỏa thuận cho bản hiến pháp.
Các nước quyết định giữa tháng 6 là hạn chót để thỏa thuận cho hiến pháp sau khi đàm phán gãy đổ năm ngoái vì bất đồng cho quyền biểu quyết.
Thủ tướng Bertie Ahern của Ireland, nước đương kiêm chủ tịch EU, nói rằng bầu không khí đã thay đổi.
Các nước đã đồng ý một loạt các biện pháp an ninh, bao gồm việc bổ nhiệm người điều phối cho việc chống khủng bố.
Người đó sẽ là Gijs de Vries, một chính trị gia Hà Lan và bắt đầu làm việc từ thứ Hai tới để phối hợp các nguồn tình báo trong toàn Âu châu.
Kết quả ngoại giao
Dự thảo hiến pháp được soạn thảo để tạo điều kiện cho EU hoạt động tốt đẹp sau khi chính thức thu nhận thêm 10 nước thành viên vào tháng 5.
Nhưng đàm phán thất bại hồi tháng 12 xoay quanh việc phân chia quyền hạn giữa Đức và Pháp cùng với Ba Lan và Tây Ban Nha.
Nước Ireland chủ tịch đã ra sức làm công tác ngoại giao trong mấy tuần qua để có được kết quả hôm nay.
Thủ tướng Bertie Ahern nói tất cả các lãnh đạo đều nhất trí phải đạt thỏa thuận trước khi họp thượng đỉnh lần tới vào 17-18 tháng 6.
Quyền biểu quyết
Quyền biểu quyết của Ba Lan và Tây Ban nhiều hơn so với dân số theo Hiệp ước Nice nên đã phản đối qui định 'đa số kép' được nói đến trong hiến pháp mới.
Mục đích của việc đơn giản hóa quyền biểu quyết trong liên hiệp là để cân bằng lợi thế của các nước có đông dân.
Nhưng hai nước này bây giờ đã tỏ dấu sẳn sàng nhân nhượng.
Các phóng viên nói thái độ của Tây Ban Nha có lẽ xuất phát từ kết quả của cuộc bầu cử mới đây và sau vụ đánh bom ở Madrid.
Tân thủ tướng xã hội có quan điểm hòa giải hơn là người tiền nhiệm, ông Jose Maria Aznar.
Trong khi Ngoại trưởng Ba Lan Wlodzimierz Cimoszewicz tuyên bố nước ông sẳn sàng xem xét lại nguyên tắc 'đa số kép'.
Nhưng phóng viên Âu châu của BBC nói con đường trước mắt vẫn còn lắm chông gai.
Cho dù các lãnh đạo EU đồng ý được với nhau trước tháng 6 này, hiến pháp còn phải được tất cả các nước thành viên thông qua.
Một số lãnh đạo sẽ thấy lúc đó họ có thể gặp chống đối mạnh mẽ trong nước.(BBC)