Lãnh đạo các nước trong liên hiệp Âu châu EU, trong buổi tối hôm qua, đã đồng ý về một loạt các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố sau các vụ đánh bom xe lửa ở Madrid.
Tại cuộc họp mà còn diễn ra trong hôm nay ở Brussels, EU đã bổ nhiệm một cựu bộ trưởng Hà Lan làm người điều phối chống khủng bố.
Vụ đánh bom ở Madrid đã chi phối hội nghị lần này đến mức trong cuộc họp kéo dài hai giờ đồng hồ, các lãnh đạo ra tuyên bố rằng họ đồng ý với nhau về nhu cầu cải thiện việc chia sẻ thông tin tình báo để giúp đỡ nhau trong trường hợp xảy ra tấn công và thực thi nhiều bước để bảo vệ nền dân chủ và cách chống khủng bố của châu Âu.
Họ đã bổ nhiệm một nhân vật để điều phối hoạt động chống khủng bố khắp châu lục. Người đầu tiên giữ chức vụ này là cựu bộ trưởng nội vụ Hà Lan, Gijs de Vries.
Bertie Ahern, là chủ tịch của EU, nói cuộc chiến chống khủng bố đòi hỏi hành động xuyên khắp toàn Liên hiệp.
"Vì vậy chúng tôi đã bổ nhiệm một điều phối viên chống khủng bố. Ông Gijs de Vries sẽ đảm đương việc phối hợp các tiến trình khác nhau ở tầm mức Âu châu và ông ấy có kinh nghiệm phù hợp. Mục đích là giúp cho cuộc chiến chống khủng bố hiệu quả hơn."
Chưa rõ hiệu quả
Tại hội nghị, các nước đồng ý rằng EU sẽ sử dụng việc chống khủng bố làm tiêu chuẩn trong quan hệ với các nước khác. Nếu chính phủ nước nào không hợp tác, họ có thể hứng chịu hình phạt về tài chính qua trao đổi thương mại hoặc viện trợ.
Ông Bertie Ahern nói phải đưa ra thông điệp cứng rắn:
"Nếu bạn muốn có quan hệ tốt với EU, bạn phải xây dựng khả năng chống khủng bố, và châu Âu sẽ giúp bạn làm điều này. Chúng tôi nói rõ là không có sự tha thứ cho sự mềm yếu trước khủng bố."
Người phụ trách ngoại giao của EU, Javier Solana, được yêu cầu từ đây cho đến tháng Sáu phải đệ trình các đề xuất để làm sao gia tăng trao đổi thông tin tình báo giữa các cơ quan và gia tăng hợp tác trong cuộc lùng tìm khủng bố.
Nhưng các chuyên gia an ninh có nhiều nghi ngờ về tính hiệu quả của chiến lược này. Nhiều quốc gia EU đã không thực thi được mục tiêu đặt ra từ tháng Giêng năm ngoái, theo đó, có việc tham gia hệ thống bắt giữ xuyên châu Âu.
Và trong nội bộ EU cũng có các chia rẽ xung quanh việc làm sao đối phó nguồn gốc của khủng bố quốc tế – những chia rẽ như vậy đã là cản trở cho một chính sách ngoại giao chung của châu Âu. (BBC)
Tại cuộc họp mà còn diễn ra trong hôm nay ở Brussels, EU đã bổ nhiệm một cựu bộ trưởng Hà Lan làm người điều phối chống khủng bố.
Vụ đánh bom ở Madrid đã chi phối hội nghị lần này đến mức trong cuộc họp kéo dài hai giờ đồng hồ, các lãnh đạo ra tuyên bố rằng họ đồng ý với nhau về nhu cầu cải thiện việc chia sẻ thông tin tình báo để giúp đỡ nhau trong trường hợp xảy ra tấn công và thực thi nhiều bước để bảo vệ nền dân chủ và cách chống khủng bố của châu Âu.
Họ đã bổ nhiệm một nhân vật để điều phối hoạt động chống khủng bố khắp châu lục. Người đầu tiên giữ chức vụ này là cựu bộ trưởng nội vụ Hà Lan, Gijs de Vries.
Bertie Ahern, là chủ tịch của EU, nói cuộc chiến chống khủng bố đòi hỏi hành động xuyên khắp toàn Liên hiệp.
"Vì vậy chúng tôi đã bổ nhiệm một điều phối viên chống khủng bố. Ông Gijs de Vries sẽ đảm đương việc phối hợp các tiến trình khác nhau ở tầm mức Âu châu và ông ấy có kinh nghiệm phù hợp. Mục đích là giúp cho cuộc chiến chống khủng bố hiệu quả hơn."
Chưa rõ hiệu quả
Tại hội nghị, các nước đồng ý rằng EU sẽ sử dụng việc chống khủng bố làm tiêu chuẩn trong quan hệ với các nước khác. Nếu chính phủ nước nào không hợp tác, họ có thể hứng chịu hình phạt về tài chính qua trao đổi thương mại hoặc viện trợ.
Ông Bertie Ahern nói phải đưa ra thông điệp cứng rắn:
"Nếu bạn muốn có quan hệ tốt với EU, bạn phải xây dựng khả năng chống khủng bố, và châu Âu sẽ giúp bạn làm điều này. Chúng tôi nói rõ là không có sự tha thứ cho sự mềm yếu trước khủng bố."
Người phụ trách ngoại giao của EU, Javier Solana, được yêu cầu từ đây cho đến tháng Sáu phải đệ trình các đề xuất để làm sao gia tăng trao đổi thông tin tình báo giữa các cơ quan và gia tăng hợp tác trong cuộc lùng tìm khủng bố.
Nhưng các chuyên gia an ninh có nhiều nghi ngờ về tính hiệu quả của chiến lược này. Nhiều quốc gia EU đã không thực thi được mục tiêu đặt ra từ tháng Giêng năm ngoái, theo đó, có việc tham gia hệ thống bắt giữ xuyên châu Âu.
Và trong nội bộ EU cũng có các chia rẽ xung quanh việc làm sao đối phó nguồn gốc của khủng bố quốc tế – những chia rẽ như vậy đã là cản trở cho một chính sách ngoại giao chung của châu Âu. (BBC)