Hôm nay Chủ Nhật, người Pháp sẽ đi bỏ phiếu trong vòng đầu tiên của các cuộc bầu cử địa phương.
Kết quả bầu cử sẽ được xem là bài kiểm tra thái độ của dư luận kể từ khi ông Jacques Chirac được bầu làm tổng thống năm 2002.
Trong cuộc bầu cử lần đó, nước Pháp đã bị sốc khi lãnh tụ cực hữu, Jean-Marie Le Pen về nhì. Liệu một điều tương tự có xảy ra lần này hay không?
Người dân Pháp sẽ đi bầu chỉ một tuần sau khi cử tri tại nước láng giềng Tây Ban Nha lật đổ chính phủ bảo thủ sau vụ đánh bom ở Madrid làm chết hơn 200 người.
Lần này ở Pháp, các scandal tham nhũng, và kinh tế trì trệ có thể làm tổn hại cho đảng của tổng thống Jacques Chirac.
Marine le Pen là con gái của lãnh tụ cực hữu Jean Marie le Pen. Bà tuyên bố khẩu hiệu của Mặt trận thống nhất của bà – tức là hứa chấm dứt tham nhũng và đem lại việc làm cho người Pháp, chứ không phải cho dân nhập cư – chính là hi vọng duy nhất của nước Pháp.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy công ăn việc làm và an ninh là những vấn đề mà cử tri quan tâm nhất. Và đây cũng là những vấn đề mà thường giúp cho đảng cực hữu giành phiếu.
Năm 2002, việc Jean Marie le Pen về nhì trong cuộc bầu cử tổng thống đã gây sốc tại Pháp. Lần này, gần một nửa số cử tri ở Pháp nói họ không muốn đi bỏ phiếu.
Và người ta đang lo ngại tỉ lệ đi bầu càng thấp, lại sẽ càng có lợi cho phe cực hữu.
Trong lúc đó, chính phủ đương quyền Pháp có vẻ đang phải lo tập trung giải quyết những vấn đề của họ hơn là lo nghĩ đến uy tín gia tăng của phe cánh hữu.
Cử tri Pháp có thể sẽ xét đến một scandal tham nhũng vừa qua liên quan cựu thủ tướng Pháp Alain Juppe, người lãnh đạo đảng của ông Jacques Chirac.
Các cuộc bầu cử địa phương ở Pháp tổ chức sáu năm một lần để chọn ra các đại diện địa phương tại 26 khu vực của Pháp.(BBC)
Kết quả bầu cử sẽ được xem là bài kiểm tra thái độ của dư luận kể từ khi ông Jacques Chirac được bầu làm tổng thống năm 2002.
Trong cuộc bầu cử lần đó, nước Pháp đã bị sốc khi lãnh tụ cực hữu, Jean-Marie Le Pen về nhì. Liệu một điều tương tự có xảy ra lần này hay không?
Người dân Pháp sẽ đi bầu chỉ một tuần sau khi cử tri tại nước láng giềng Tây Ban Nha lật đổ chính phủ bảo thủ sau vụ đánh bom ở Madrid làm chết hơn 200 người.
Lần này ở Pháp, các scandal tham nhũng, và kinh tế trì trệ có thể làm tổn hại cho đảng của tổng thống Jacques Chirac.
Marine le Pen là con gái của lãnh tụ cực hữu Jean Marie le Pen. Bà tuyên bố khẩu hiệu của Mặt trận thống nhất của bà – tức là hứa chấm dứt tham nhũng và đem lại việc làm cho người Pháp, chứ không phải cho dân nhập cư – chính là hi vọng duy nhất của nước Pháp.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy công ăn việc làm và an ninh là những vấn đề mà cử tri quan tâm nhất. Và đây cũng là những vấn đề mà thường giúp cho đảng cực hữu giành phiếu.
Năm 2002, việc Jean Marie le Pen về nhì trong cuộc bầu cử tổng thống đã gây sốc tại Pháp. Lần này, gần một nửa số cử tri ở Pháp nói họ không muốn đi bỏ phiếu.
Và người ta đang lo ngại tỉ lệ đi bầu càng thấp, lại sẽ càng có lợi cho phe cực hữu.
Trong lúc đó, chính phủ đương quyền Pháp có vẻ đang phải lo tập trung giải quyết những vấn đề của họ hơn là lo nghĩ đến uy tín gia tăng của phe cánh hữu.
Cử tri Pháp có thể sẽ xét đến một scandal tham nhũng vừa qua liên quan cựu thủ tướng Pháp Alain Juppe, người lãnh đạo đảng của ông Jacques Chirac.
Các cuộc bầu cử địa phương ở Pháp tổ chức sáu năm một lần để chọn ra các đại diện địa phương tại 26 khu vực của Pháp.(BBC)