Ngày Quốc Tế Phụ Nữ
Ngày Quốc Tế Phụ Nữ (8 tháng 3) được lập ra bởi các nhóm phụ nữ trên toàn thế giới. Tại Liên Hiệp Quốc cũng như tại một số quốc gia khác trên khắp địa cầu, ngày này được xem như là một ngày quốc lễ tại nhiều quốc gia. Mọi phụ nữ trên khắp các Châu Lục, mặc dầu bị phân chia theo từng biên giới quốc gia, có sự khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị, đều hòa hợp lại cùng nhau để tổ chức Ngày Lễ của họ, và cũng là dịp để cùng nhau ôn lại truyền thống đã được duy trì suốt chín thập kỷ qua về những cuộc tranh đấu cho sự bình đẳng, cho công lý, cho hòa bình và cho sự phát triển của nữ giới.
Ngày Quốc Tế Phụ Nữ được thành lập bởi một người phụ nữ vốn dị rất đỗi bình thường, nhưng nay được xem là một trong những người làm nên lịch sử. Đó là một cuộc tranh đấu dai dẵng suốt nhiều thế kỷ của nữ giới qua việc đòi quyền can dự vào những hoạt động xã hội như nam giới. Thật thế, vào thời Hy Lạp cổ đại, bà Lysistrata đã dẫn đầu cuộc đình công về phái tính nhằm chống lại giới đàn ông để chấm dứt cuộc chiến tranh.; và trong suốt cuộc Cách Mạng Pháp, những phụ nữ Tây Ba Lê đòi hỏi các quyền như “quyền tự do, sự bình đẳng, và quyền thành lập hội”, và họ đi diễu hành trên khắp các đại lộ của Versailles để đòi quyền được bỏ phiếu.
Ý tưởng về một Ngày Quốc Tế Phụ Nữ kể từ đó được khai sanh ra đúng vào lúc thế kỷ bước sang một bước ngoặc mới, mà lúc đó thời kỳ công nhiệp hóa trên khắp toàn thế giới đang chuẫn bị mở rộng ra và có nhiều chuyễn biến dữ dội, đặc biệt là sự bùng nổ về dân số và sự phá sinh ra nhiều ý thức hệ cấp tiến.
Trình tự lịch sử ghi dấu lại những biến cố quan trọng:
Năm 1909
Cùng với việc tuyên bố của Phe Xã Hội ở Hoa Kỳ, Ngày Lễ Phụ Nữ được nhìn nhận khắp toàn nước Mỹ vào ngày 28 tháng 2 hằng năm. Các phụ nữ tiếp tục tổ chức ngày của họ vào Chủ Nhật cuối cùng của tháng 2 cho đến mãi năm 1913.
Năm 1910
Chủ Nghĩa Xã Hội Quốc Tế, họp tại Copenhagen (Đan Mạch), quyết định thành lập nên Ngày Phụ Nữ, trên bình diện quốc tế, để trân trọng các phong trào về quyền phụ nữ và để yểm trợ cho cuộc tranh đấu đòi quyền bỏ phiếu cho các phụ nữ khắp các năm châu. Dự thảo đã được nhiệt liệt ủng hộ thông qua một hội nghị gồm 100 phụ nự đến từ 17 quốc gia, mà trong số đó, ba phụ nữ gốc Phần Lan được bầu vào Nghị Viện Phần Lan.
Năm 1911
Thông qua kết quả của cuộc họp tại Copenhagen năm 1910, Ngày Quốc Tế Phụ Nữ đầu tiên được tổ chức và ghi dấu lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 3 tại Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, là những quốc gia có hơn một triệu phụ nữ và đàn ông đều tề tựu về tham dự. Ngoài việc đòi quyền bỏ phiếu và ứng cử trong các văn phòng xã hội, họ còn đòi quyền được đi làm, được học nghề và đòi chấm dứt việc kỳ thị nữ giới trong mọi công ăn việc làm.
Và chỉ trong một tuần sau đó, vào ngày 25 tháng 3, tấn thảm họa của vụ hỏa hoạn Triangle Fire tại thành phố Nữu Ước đã lấy đi mạng sống của hơn 140 nữ công nhân, phần lớn là những di dân đến từ Ý Đại Lợi và Do Thái. Biến cố này đã có tầm ảnh hưởng rất quan trọng vào luật lệ lao động tại Hoa Kỳ, và chính những điều kiện làm việc kém cõi đã dẫn đến tai họa kể trên, tiếp theo sau Ngày Quốc Tế Phụ Nữ.
Vào Năm 1913 đến 1914
Là một phần của phong trào đòi hòa bình trước đêm xảy ra cuộc Đệ Chiến Thứ Nhất, các phụ nữ Nga Sô tưởng nhớ đến ngày Quốc Tế Phụ Nữ vào ngày Chủ Nhật cuối cùng của năm 1913. Còn tại những nơi khác tại Âu Châu, vào khoảng 8 tháng 3 của năm sau, các phụ nữ diễu hành tụ tập để phản đối chiến tranh và để bày tỏ tình đoàn kết của họ với các phụ nữ Nga Sô đang tham chiến.
Vào năm 1917
Với gần 2 triệu binh sĩ Nga Sô bị chết trận, các phụ nữ Nga Sô lại một lần nữa chọn ngày Chủ Nhật cuối cùng của tháng 2 để đình công đòi “bánh mì và hòa bình”. Các nhà chính trị chống lại thời điểm đề ra cuộc đình công, nhưng các phụ nữ vẫn cứ tiếp tục ngày đình công của họ theo như đã định. Và sau đó là lịch sử: tức 4 ngày sau đó, Hoàng Đế Czar bị buộc phải thoái ngôi và chấp nhận chính thể lâm thời, vốn cho phép phụ nữ quyền được đầu phiếu. Ngày Chủ Nhật mang tính lịch sử đó lại rơi vào ngày 23 tháng 2 theo lịch của Czar, tức vào ngày 8 tháng 3 theo lịch của Giáo Hoàng Gregory XIII ở những nơi khác.
Kể từ những năm đầu tiên đó, Ngày Quốc Tế Phụ Nữ đã có tầm ảnh hưởng khắp trọn cả địa cầu để ghi nhớ các phụ nữ ở những quốc gia đã và đang phát triển. Việc gia tăng các phong trào phụ nữ quốc tế, đã tạo nên sức mạnh bởi bốn cuộc hội thảo về nữ giới của Liên Hiệp Quốc trên khắp cả địa cầu, cho thấy được sự nhìn nhận toàn diện về những nổ lực đòi quyền lợi cho nữ giới và việc được tham gia vào mọi tiến trình chính trị và kinh tế xã hội. Dần dà, Ngày Quốc Tế Phụ Nữ cũng là ngày để các phụ nữ trên toàn thế giới, cùng ôn lại những thành quả mà họ đã đạt được, là dịp để đưa ra sự cải tổ và cũng là dịp để tưởng niệm những tấm gương anh dũng và đầy chí khí của các phụ nữ, tuy vốn rất đổi bình thường, giản dị nhưng đã đóng một vai trò quan trọng trỗi vượt trong lịch sữ của quyền lợi nữ giới.
Vai trò của Liên Hiệp Quốc
Một vài nhân tố được đề xuất bởi Liên Hiệp Quốc đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ sâu rộng hơn là cuộc vận động để cổ võ và bảo vệ quyền bình đẵng cho các phụ nữ. Hiến CHương của Liên Hiệp Quốc, được ký vào năm 1945 tại thành phố San Francisco, là một sự thỏa thuận mang tính quốc tế đầu tiên về việc kêu gọi sự bình đẵng về giới tính như là nền tảng của nhân quyền. Kể từ đó, tổ chức này giúp tạo ra rất nhiều các thỏa ước, các nghị quyết, các thông tri, các chương trình và các mục đích mang tính chất lịch sử và được sự đồng ý tán thành của cộng đồng quốc tế nhằm cải thiện tình trạng của phụ nữ trên khắp cả địa cầu.
Qua thời gian, mọi hành động của Liên Hiệp Quốc nhằm thăng tiến nữ giới được đề ra theo 4 hướng hoạt động chính đó là cổ võ các thủ tục về pháp lý; uyển chuyển hóa mọi dư luận công cộng và hành động trên bình diện quốc tế; nghiên cứu và huấn luyện, gồm cả việc soạn thảo ra những con số thống kê nhằm xóa bỏ sự phân biệt về giới tính; và hổ trợ trực tiếp cho các nhóm phụ nữ bị thiệt thòi. Ngày nay, trong vai trò làm trung gian điều phối các hoạt động và làm việc dựa trên những nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc thì không có những vấn nạn về xã hội, kinh tế và chính trị của bất kỳ một quốc gia nào mà không có sự can thiệp và ủy thác trọn vẹn của thế giới phụ nữ.
Ngày Quốc Tế Phụ Nữ (8 tháng 3) được lập ra bởi các nhóm phụ nữ trên toàn thế giới. Tại Liên Hiệp Quốc cũng như tại một số quốc gia khác trên khắp địa cầu, ngày này được xem như là một ngày quốc lễ tại nhiều quốc gia. Mọi phụ nữ trên khắp các Châu Lục, mặc dầu bị phân chia theo từng biên giới quốc gia, có sự khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị, đều hòa hợp lại cùng nhau để tổ chức Ngày Lễ của họ, và cũng là dịp để cùng nhau ôn lại truyền thống đã được duy trì suốt chín thập kỷ qua về những cuộc tranh đấu cho sự bình đẳng, cho công lý, cho hòa bình và cho sự phát triển của nữ giới.
Ngày Quốc Tế Phụ Nữ được thành lập bởi một người phụ nữ vốn dị rất đỗi bình thường, nhưng nay được xem là một trong những người làm nên lịch sử. Đó là một cuộc tranh đấu dai dẵng suốt nhiều thế kỷ của nữ giới qua việc đòi quyền can dự vào những hoạt động xã hội như nam giới. Thật thế, vào thời Hy Lạp cổ đại, bà Lysistrata đã dẫn đầu cuộc đình công về phái tính nhằm chống lại giới đàn ông để chấm dứt cuộc chiến tranh.; và trong suốt cuộc Cách Mạng Pháp, những phụ nữ Tây Ba Lê đòi hỏi các quyền như “quyền tự do, sự bình đẳng, và quyền thành lập hội”, và họ đi diễu hành trên khắp các đại lộ của Versailles để đòi quyền được bỏ phiếu.
Ý tưởng về một Ngày Quốc Tế Phụ Nữ kể từ đó được khai sanh ra đúng vào lúc thế kỷ bước sang một bước ngoặc mới, mà lúc đó thời kỳ công nhiệp hóa trên khắp toàn thế giới đang chuẫn bị mở rộng ra và có nhiều chuyễn biến dữ dội, đặc biệt là sự bùng nổ về dân số và sự phá sinh ra nhiều ý thức hệ cấp tiến.
Trình tự lịch sử ghi dấu lại những biến cố quan trọng:
Năm 1909
Cùng với việc tuyên bố của Phe Xã Hội ở Hoa Kỳ, Ngày Lễ Phụ Nữ được nhìn nhận khắp toàn nước Mỹ vào ngày 28 tháng 2 hằng năm. Các phụ nữ tiếp tục tổ chức ngày của họ vào Chủ Nhật cuối cùng của tháng 2 cho đến mãi năm 1913.
Năm 1910
Chủ Nghĩa Xã Hội Quốc Tế, họp tại Copenhagen (Đan Mạch), quyết định thành lập nên Ngày Phụ Nữ, trên bình diện quốc tế, để trân trọng các phong trào về quyền phụ nữ và để yểm trợ cho cuộc tranh đấu đòi quyền bỏ phiếu cho các phụ nữ khắp các năm châu. Dự thảo đã được nhiệt liệt ủng hộ thông qua một hội nghị gồm 100 phụ nự đến từ 17 quốc gia, mà trong số đó, ba phụ nữ gốc Phần Lan được bầu vào Nghị Viện Phần Lan.
Năm 1911
Thông qua kết quả của cuộc họp tại Copenhagen năm 1910, Ngày Quốc Tế Phụ Nữ đầu tiên được tổ chức và ghi dấu lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 3 tại Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, là những quốc gia có hơn một triệu phụ nữ và đàn ông đều tề tựu về tham dự. Ngoài việc đòi quyền bỏ phiếu và ứng cử trong các văn phòng xã hội, họ còn đòi quyền được đi làm, được học nghề và đòi chấm dứt việc kỳ thị nữ giới trong mọi công ăn việc làm.
Và chỉ trong một tuần sau đó, vào ngày 25 tháng 3, tấn thảm họa của vụ hỏa hoạn Triangle Fire tại thành phố Nữu Ước đã lấy đi mạng sống của hơn 140 nữ công nhân, phần lớn là những di dân đến từ Ý Đại Lợi và Do Thái. Biến cố này đã có tầm ảnh hưởng rất quan trọng vào luật lệ lao động tại Hoa Kỳ, và chính những điều kiện làm việc kém cõi đã dẫn đến tai họa kể trên, tiếp theo sau Ngày Quốc Tế Phụ Nữ.
Vào Năm 1913 đến 1914
Là một phần của phong trào đòi hòa bình trước đêm xảy ra cuộc Đệ Chiến Thứ Nhất, các phụ nữ Nga Sô tưởng nhớ đến ngày Quốc Tế Phụ Nữ vào ngày Chủ Nhật cuối cùng của năm 1913. Còn tại những nơi khác tại Âu Châu, vào khoảng 8 tháng 3 của năm sau, các phụ nữ diễu hành tụ tập để phản đối chiến tranh và để bày tỏ tình đoàn kết của họ với các phụ nữ Nga Sô đang tham chiến.
Vào năm 1917
Với gần 2 triệu binh sĩ Nga Sô bị chết trận, các phụ nữ Nga Sô lại một lần nữa chọn ngày Chủ Nhật cuối cùng của tháng 2 để đình công đòi “bánh mì và hòa bình”. Các nhà chính trị chống lại thời điểm đề ra cuộc đình công, nhưng các phụ nữ vẫn cứ tiếp tục ngày đình công của họ theo như đã định. Và sau đó là lịch sử: tức 4 ngày sau đó, Hoàng Đế Czar bị buộc phải thoái ngôi và chấp nhận chính thể lâm thời, vốn cho phép phụ nữ quyền được đầu phiếu. Ngày Chủ Nhật mang tính lịch sử đó lại rơi vào ngày 23 tháng 2 theo lịch của Czar, tức vào ngày 8 tháng 3 theo lịch của Giáo Hoàng Gregory XIII ở những nơi khác.
Kể từ những năm đầu tiên đó, Ngày Quốc Tế Phụ Nữ đã có tầm ảnh hưởng khắp trọn cả địa cầu để ghi nhớ các phụ nữ ở những quốc gia đã và đang phát triển. Việc gia tăng các phong trào phụ nữ quốc tế, đã tạo nên sức mạnh bởi bốn cuộc hội thảo về nữ giới của Liên Hiệp Quốc trên khắp cả địa cầu, cho thấy được sự nhìn nhận toàn diện về những nổ lực đòi quyền lợi cho nữ giới và việc được tham gia vào mọi tiến trình chính trị và kinh tế xã hội. Dần dà, Ngày Quốc Tế Phụ Nữ cũng là ngày để các phụ nữ trên toàn thế giới, cùng ôn lại những thành quả mà họ đã đạt được, là dịp để đưa ra sự cải tổ và cũng là dịp để tưởng niệm những tấm gương anh dũng và đầy chí khí của các phụ nữ, tuy vốn rất đổi bình thường, giản dị nhưng đã đóng một vai trò quan trọng trỗi vượt trong lịch sữ của quyền lợi nữ giới.
Vai trò của Liên Hiệp Quốc
Một vài nhân tố được đề xuất bởi Liên Hiệp Quốc đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ sâu rộng hơn là cuộc vận động để cổ võ và bảo vệ quyền bình đẵng cho các phụ nữ. Hiến CHương của Liên Hiệp Quốc, được ký vào năm 1945 tại thành phố San Francisco, là một sự thỏa thuận mang tính quốc tế đầu tiên về việc kêu gọi sự bình đẵng về giới tính như là nền tảng của nhân quyền. Kể từ đó, tổ chức này giúp tạo ra rất nhiều các thỏa ước, các nghị quyết, các thông tri, các chương trình và các mục đích mang tính chất lịch sử và được sự đồng ý tán thành của cộng đồng quốc tế nhằm cải thiện tình trạng của phụ nữ trên khắp cả địa cầu.
Qua thời gian, mọi hành động của Liên Hiệp Quốc nhằm thăng tiến nữ giới được đề ra theo 4 hướng hoạt động chính đó là cổ võ các thủ tục về pháp lý; uyển chuyển hóa mọi dư luận công cộng và hành động trên bình diện quốc tế; nghiên cứu và huấn luyện, gồm cả việc soạn thảo ra những con số thống kê nhằm xóa bỏ sự phân biệt về giới tính; và hổ trợ trực tiếp cho các nhóm phụ nữ bị thiệt thòi. Ngày nay, trong vai trò làm trung gian điều phối các hoạt động và làm việc dựa trên những nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc thì không có những vấn nạn về xã hội, kinh tế và chính trị của bất kỳ một quốc gia nào mà không có sự can thiệp và ủy thác trọn vẹn của thế giới phụ nữ.